ĐĂNG NHẬP
Nhìn lại 10 tay đua tài năng từng trưởng thành từ “lò” Red Bull

Nhìn lại 10 tay đua tài năng từng trưởng thành từ “lò” Red Bull

Red Bull đào tạo nhiều tay đua nổi tiếng tại F1 với Max Verstappen, Alex Albon... Cùng điểm qua 10 tay đua từng trưởng thành kém may và gây tiếc nuối tại đây.

19 Tháng 08, 2024

Việc Kacper Sztuka bị gạch tên khỏi chương trình đào tạo trẻ của Red Bull khiến anh là cái tên mới nhất trong danh sách dài các cựu tài năng đã ký hợp đồng với đội trẻ của họ.

Với hơn 20 năm tham gia F1 của Red Bull, gã khổng lồ trong ngành đồ uống tăng lực đã có một số cái tên đáng kinh ngạc gắn liền với đội thông qua việc ký hợp đồng với chương trình đào tạo tay đua trẻ. Sau đây là 10 cái tên (mà bạn có thể đã quên) từng được Red Bull chọn như những cái tên có tiềm năng to lớn trong tương lai.

1. Tom Blomqvist

Anh là con trai của Nhà vô địch giải đua xe đường trường thế giới năm 1984 Stig Blomqvist, tay đua người Anh hiện 30 tuổi đã đạt rất nhiều thành công trong nhiều năm trở lại đây.

Vào cuối năm 2010, anh lọt vào đề cử cho Giải thưởng McLaren Autosport BRDC và được trao giải thưởng Henry Surtees với danh hiệu xuất sắc nhất dành cho ngôi sao trẻ. Một năm sau, anh được ký hợp đồng với Mark Blundell và Martin Brundle's MB Partners và tham gia chương trình phát triển tay đua của McLaren.

Anh cũng được Porsche chọn làm tay đua sau quá trình tuyển chọn để tìm tay đua trẻ mới cho giải đấu Porsche Carrera Cup nhưng anh lại chọn ở lại với đua xe thể thao một chỗ ngồi.

Một tai nạn xảy ra tại Lausitzring đã làm chậm tiến độ của Blomqvist đôi chút khi nó khiến anh gãy lưng trong suốt năm 2011 và 2012, nhưng Red Bull đã thành công trong việc săn đuổi tay đua người Anh khi anh được thi đấu tại F3.

Tay đua Tom Blomqvist trong màu áo Red Bull. Ảnh: Red Bull

Anh về đích thứ bảy trong chặng đua xe một người chuẩn bị cho EuroInternational và mặc dù thể hiện tốc độ tốt ở Macau, anh đã phải chịu một loạt thảm họa trước khi về đích ở vị trí thứ tám trong chặng đua chính.

Tom Blomqvist (bên trái ngoài cùng) và 5 tay đua trẻ khác trong chương trình đào tạo trẻ của Red Bull. Ảnh: Red Bull

Red Bull đã không giữ anh lại trong kế hoạch của họ trong năm 2014 và với phong độ suy giảm, anh đã phải chuyển sang DTM vào năm 2015 sau khi về nhì ở F3 vào năm 2014. Sau đó, Blomqvist đã tham gia Formula E và Giải vô địch đua xe đường trường thế giới, thoáng chốc trở thành một ngôi sao ở LMP2 và hạng đua DPi ở IMSA khi anh giành chức vô địch vào năm 2022 với đội đua Meyer Shank Racing.

Hiện tại anh đang đua xe hạng mục IndyCar với Meyer Shank, cũng như đua xe GTP tại IMSA, nơi anh lái xe cho Whelen Cadillac.

2. Dean Stoneman

Tay đua người Anh này đã từng được nhắm đến sẽ là đồng đội của Daniel Ricciardo tại ISR ​​Racing ở giải Formula Renault 3.5 năm 2011, sau khi giành chức vô địch F2 vào năm 2010.

Tuy nhiên, tay đua trẻ này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn và may mắn là đã được chẩn đoán kịp thời để điều trị. Sau khi nghỉ thi đấu vào năm 2011, anh đã quay trở lại với môn thể thao tốc độ bằng thuyền máy vào năm 2012. Không chỉ vậy, anh đã giành chức vô địch P1 SuperStock UK ngay trong năm đầu tiên của mình, nhưng đã lên kế hoạch quay trở lại với môn đua xe thể thao vào năm 2013.

Tham gia giải đấu Porsche Carrera Cup tại Vương quốc Anh, anh nhanh chóng giành được những chiến thắng và trở lại xe đua một chỗ vào cuối năm 2013 khi tham gia cùng đội đua Koiranen ở GP3. Tiếp đó, anh thi đấu cho Koiranen và Manor Marussia trong một chiến dịch GP3 hoàn thiện vào năm 2014 và giành ngôi á quân.

Năm 25 tuổi, anh được Red Bull ký hợp đồng với tham vọng là chức vô địch Formula Renault 3.5 cùng DAMS. Sau cùng anh kết thúc với vị trí thứ sáu. Nhưng mối liên kết của Stoneman với giải đua xe một chỗ ở châu Âu đã nhanh chóng kết thúc khi anh chuyển đến đội đua Indy Lights.

Tay đua Dean Stoneman trong màu áo Red Bull. Ảnh: TheCheckeredFlag

Sau khi chia tay với Red Bull, tay đua này đã giành chiến thắng tại chặng Freedom Indy 100 và đứng thứ năm trên bảng xếp hạng tổng cho chức vô địch.

Ngoài một số chặng đua Blancpain GT, sự nghiệp đua xe thể thao của Stoneman đã dần mất hút trong những năm sau đó. Chặng đua nổi tiếng cuối cùng của anh là vào năm 2020 khi anh giành chiến thắng tại Lamborghini Super Trofeo.

Kể từ đó, anh ấy đã quay trở lại với bộ môn đua thuyền máy và vào tháng 5 năm 2024, anh và các đồng đội của mình đã giành vị trí thứ ba trong Cuộc đua thuyền máy ngoài khơi vòng quanh đảo UKOPRA 2024.

3. Richard Verschoor

Hiện tay đua người Hà Lan này đang thi đấu ở Công thức 2 với đội đua Trident, trước đây anh đã giành chiến thắng tại Macau GP ngay trong lần đầu tiên tham gia vào năm 2019 – nhưng điều này chỉ xảy ra sau khi anh và Red Bull đã đường ai nấy đi.

Lần lên bục podium của tay đua Richard Verschoor tại F2. Ảnh: Formula Scout

Bước chân vào làng đua xe thể thao từ bộ môn đua karting vào năm 2016, Verschoor đã được Red Bull ký hợp đồng trong giai đoạn đầu của Giải vô địch F4 Bắc Âu, nơi anh đã giành những chiến thắng thuyết phục tại này, cũng như giành chức vô địch F4 Tây Ban Nha.

Bước tiến kế tiếp chính trong sự nghiệp của anh là giải đua Formula Renault 2.0 vào năm 2017 khi anh kết thúc chung cuộc với vị trí thứ chín và lên bục podium ở chặng đua cuối cùng của mùa giải. Tuy nhiên, điều này không đủ để thuyết phục Red Bull giữ anh lại – như anh đã giải thích với Motorsport.com vào thời điểm đó.

“Tôi nhận được tin nhắn từ Red Bull trước chặng đua tại Barcelona khi tôi gọi cho Helmut [Marko],” Verschoor nói.

“Tôi muốn biết vị trí của mình là gì và liệu chúng tôi có thể tiếp tục hay không. Nếu không, tôi có thể bắt đầu lập một kế hoạch khác và đó là điều chúng tôi bắt đầu thực hiện.”

Verschoor cho biết Red Bull “chủ yếu chỉ làm tăng thêm áp lực” và không mong đợi anh sẽ nhớ tới sự hỗ trợ của đội đua tới từ Áo này trong tương lai.

Verschooor đã có một quãng thời gian đáng quên tại Red Bull. Ảnh: Red Bull

Anh cho biết thêm: “Red Bull rất tuyệt vời về khía cạnh quảng cáo và tài chính, nhưng họ lại muốn gây áp lực lên các tay đua. Tôi không nghĩ mình sẽ thực sự yêu cầu sự giúp đỡ và ủng hộ của họ nữa. Bây giờ đã đến lúc thực hiện bước tiếp theo”.

Bên cạnh việc về nhất chặng Macau GP vào năm 2019, Verschoor đã khoác lên mình màu áo nhiều đội đua khác nhau ở F2 trong những năm sau đó.

4. Jack Doohan

Con trai của nhà vô địch đua xe mô tô huyền thoại Mick Doohan, tay đua người Úc hiện đang được đánh giá khả năng trước khi tham gia Công thức 1 với đội Alpine khi đội đua Pháp coi tay đua người Úc trong vai trò là tay đua dự bị của đội.

Sau khi gây ấn tượng với đội đua có trụ sở tại Enstone thông qua một loạt các bài kiểm tra và phiên tập luyện, tay đua này đã thi đấu cho Invicta Virtuosi Racing ở Fào năm 2023 và kết thúc với vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng.

Doohan được Red Bull ký hợp đồng vào năm 2017 và được trong chương trình đào tạo trẻ cho đến năm 2021 – và giành ngôi á quân tại F3 vào cuối mùa giải đó.

Jack Doohan trong chiếc xe của đội đua Red Bull. Ảnh: Formula Scout

Nhưng lời đề nghị không thể từ chối từ Alpine về việc gia nhập học viện của họ đã bị từ chối khi Doohan đã chia sẻ với trang FeederSeries: “Tôi sẽ gắn bó với Red Bull trong mùa giải này và Alpine đã đưa ra lời đề nghị để chúng tôi chuyển đến học viện của họ vào đầu tháng 9 năm ngoái [2021].

“Phải đến giữa tháng 10, tôi mới đến nhà máy của họ. Dù vẫn chưa ký hợp đồng với Alpine nhưng họ đã cho tôi cơ hội đến nhà máy, thực sự thấy được bầu không khí và cảm nhận của tôi về đội và những gì họ thực sự có thể làm cho tôi và những gì tôi có thể làm cho họ. Sau ngày đầu tiên ở đó, tôi thực sự biết mình đã khá chắc chắn về nơi mình muốn đến.”

“Tôi nghĩ cả hai đều là những học viện đào tạo tay đua tuyệt vời. Tôi nghĩ đó là quan điểm của tay đua và chắc chắn là tùy thuộc vào bản thân họ và những gì họ muốn từ một học viện tốt. Về cơ bản là những gì họ đang tìm kiếm đối với tôi, đó là để phát triển hơn nữa tiềm năng và khả năng của mình trong cuộc sống với tư cách là một con người và cũng là một tay đua.”

5. Dan Ticktum

Nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn qua radio, một cái đầu nóng khi vượt qua xe an toàn để đâm vào đối thủ trong chặng đua MSA Formula tại Silverstone, Ticktum đã được Red Bull ký hợp đồng vào năm 2017 sau khi trở lại từ lệnh cấm tham gia môn đua xe thể thao kéo dài hai năm.

Ticktum đã thể hiện tài năng không thể bàn cãi ở các giải đua trẻ, giành chiến thắng tại hai chặng đua F3 tại Macau cùng đội đua Motopark vào năm 2017 và 2018, và chỉ đứng sau Mick Schumacher trên bảng xếp hạng giải đua F3 năm 2018.

Điều này khiến Ticktum đặt câu hỏi về sự thống trị của Schumacher trong loạt giải đua này, khiến đội trưởng Christian Horner của đội đua Red Bull phải khuyên nhủ anh thông qua các phương tiện truyền thông khi nói: “Cậu ta có cá tính mạnh, đôi khi tay đua này nói bằng miệng trước khi dùng não. Không phủ nhận đây là một tay đua tài năng, nhưng bạn biết đấy, cậu ta còn phải phát triển nhiều hơn nữa trước khi đạt đến gần cấp độ ở F1. Cậu ta đua rất nhanh, nhưng cần được mài giũa lại tính cách khá nóng nảy của bản thân.”

Có thông tin cho rằng anh từng được nhắm đến như sự thay thế khả dĩ cho Brendon Hartley tại Toro Rosso vào năm 2019 khi một vị trí chính thức đã dành cho Daniil Kvyat, nhưng Ticktum đã chỉ được chạy thử nghiệm chiếc Red Bull RB15 ở Bahrain và Barcelona. Khi bước vào giải Super Formula vào năm 2019, Red Bull đã loại Ticktum vào giữa mùa giải.

Phỏng vấn với tờ Formula Scout vào thời điểm đó, Ticktum đã làm rõ nguyên nhân ra đi của mình: “Tôi biết nhiều người muốn biết cụ thể mọi thứ như thế nào. Và tôi muốn mọi chuyện được giải quyết, tôi đã nghe rất nhiều tin đồn.

Dan Ticktum trong màu áo đội trẻ Red Bull. Ảnh: Formula Scout

“Vì vậy, tin đồn về việc tôi hành hung kỹ sư của mình mà tôi nghe đồn khắp nơi, đã được một người đàn ông 35 tuổi nào đó dựng lên từ phòng ngủ của mẹ anh ta lên trên mạng xã hội. Đó hoàn toàn là tin đồn không đúng.

“Lần đầu tiên khi tôi nghe về nó: Đó có thật sự là TIN ĐỒN về Dan Ticktum? Thực sự thì có ai đó đã bịa ra và nó có sức thu hút nhờ những hành động trước đây của tôi. Mọi người đã tin vào điều đó. Nhưng, tôi sẽ nói bây giờ, và bạn có thể trích dẫn tôi về điều này, đó là một điều ngớ ngẩn. Nó thật sự rác rưởi.

“Cho dù điều đó xảy ra, bạn sẽ nghe thấy thông tin đó từ Honda hoặc từ Red Bull, hoặc đến từ tuyên bố mà Red Bull đưa ra khi họ kết thúc hợp đồng với tôi có thể sẽ liên quan đến điều đó. Vì vậy, điều đó không liên quan gì cả.”

Ticktum tiếp tục nói rằng anh cảm thấy mình chưa có đủ cơ hội ở Super Formula, nhưng tay đua này dẫu sao vẫn cảm ơn Red Bull đã cho anh cơ hội.

Anh nói: “Tôi không được trao đủ cơ hội [ở SF]”.

“Nhưng tôi sẽ không hạ thấp Red Bull vì dù sao họ cũng đã cho tôi một cơ hội. Có lẽ họ đã không cho tôi đủ thời gian. Nhưng dù sao, họ đã bỏ tiền để tôi được đua, họ đã cho tôi niềm tin và tôi đã làm rất nhiều thứ trong quá trình mô phỏng và làm việc rất chăm chỉ. Tôi đã làm việc rất nhiều trên thiết bị mô phỏng F1 trước khi tôi rời đội.

“Christian [Horner, đội trưởng đua đội Red Bull Racing], tôi chắc chắn ông sẽ ủng hộ bất cứ điều gì tôi nói. Ông rất hài lòng với các thử nghiệm tại F1 và cả công việc mô phỏng mà tôi đã làm tại nhà máy. Mọi người đều hài lòng. Vì vậy, tôi nghĩ đó chỉ là một quyết định có vẻ vội vàng.

“Nhưng tôi không có gì để thiếu tôn trọng với Tiến sĩ Helmut [Marko, ông chủ đội trẻ Red Bull Junior], tôi với ông rất thân thiết nên tôi sẽ không tự phá bỏ mối quan hệ đó. Và ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

“Tôi đang cố gắng hết mình để có được một cơ hội tốt ở F2 vào năm tới và hy vọng sẽ đạt được một số kết quả tốt, và ai biết được cánh cửa nào sẽ sớm mở ra. Chúng ta cùng chờ xem."

Sau đó anh gia nhập học viện của đội đua Williams trước khi rời đi hai năm sau đó, Ticktum hiện đang đua xe Công thức E với đội đua ERT.

Dan Ticktum thi đấu tại Formula E cho đội đua ERT vào năm 2021. Ảnh: Formula Scout

6. Callum Ilott

Bước lên từ giải đấu đua xe karting vào cuối năm 2014, Ilott đã được Red Bull ký hợp đồng trước khi bắt đầu tham gia F3. Sau năm đầu tiên khó khăn, bao gồm cả lần xuất hiện tại Macau và trong Toyota Racing Series, Ilott đã bị loại sau đó sau một năm không giành được chiến thắng nào cho mình.

Với hai chiến thắng tại F3 năm 2016, tiếp theo là vị trí thứ tư trên bảng tổng sắp chung cuộc vào cuối năm 2017, Ferrari đã ký hợp đồng với anh để tham gia vào chương trình của họ, nơi anh đã mở ra con đường đi đến thành công cho riêng mình.

Trở thành tay đua dự bị F1 tại Alfa Romeo và Haas, Ilott kể từ đó đã đua ở IndyCar với Juncos Hollinger và vào năm 2024, được gọi làm tay đua dự bị tại Arrow McLaren.

Anh cũng là một phần của đội đua hiện đang đứng thứ hai tại Giải vô địch đua xe đường trường thế giới, nơi anh đua cho đội đua Hertz Team Jota.

7. Karun Chandhok

Nhà phân tích Sky F1 được mọi người yêu thích đã được Red Bull ký hợp đồng làm tay đua trẻ cho mùa giải năm 2007, sau khi thăng hạng lên GP2 với Durango với thành tích đứng thứ 16 chung cuộc.

Chiến thắng của Renault tại giải Formula V6 Châu Á năm 2006 đã đủ để Red Bull chú ý và sau một năm im ắng tại GP2 với iSport International với một chiến thắng trong 29 chặng đua, anh được triệu tập để thử nghiệm với toàn đội F1 tại Barcelona vào cuối mùa giải.

Tuy nhiên, anh không có được một suất chính thức trong đội và mặc dù có mối liên hệ với đội đua Force India, mãi đến năm 2010, Chandhok mới có cơ hội đua xe F1.

Gắn bó với đua xe thể thao và Công thức E trong vài năm sau khi sự nghiệp F1 của mình kết thúc, Chandhok trở nên nổi tiếng nhất với tư cách là một phát thanh viên phân tích F1 sắc sảo tại đây.

8. Robert Wickens

Tay đua người Canada bắt đầu đua xe thể thao một chỗ vào năm 2005, tham gia Formula BMW USA với tư cách là tân binh và kết thúc chung cuộc ở vị trí thứ ba.

Trở thành tay đua đội trẻ của Red Bull vào năm 2006, Wickens đã giành được danh hiệu vào năm đó và đua về vị trí thứ ba vào năm 2007 trong cuộc thi Forsythe do Red Bull hậu thuẫn tại ChampCar Atlantic.

Tay đua Robert Wickens trong màu áo của Red Bull năm 2007. Ảnh: Wikipedia

Khi đua ở giải Formula Renault 3.5 cùng Carlin, Wickens đã có hai năm không mấy nổi bật trước khi giành vị trí thứ hai ở F2 vào năm 2009.

Tuy nhiên, điều này đã quá muộn để gây ấn tượng với Red Bull, sau khi họ loại tay đua người Canada này khỏi kế hoạch của mình vào cuối năm 2008.

Anh chia sẻ vào năm 2011 sau khi trở thành tay đua dự bị cho Marussia. “Sẽ là nói dối nếu nói rằng tôi không buồn sau khi phải rời khỏi Red Bull nhưng tôi không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng điều đó mở ra cơ hội cho mình”

“Rất nhiều người đã giúp đỡ tôi trong sự nghiệp của mình ngay từ khi bắt đầu đua xe karting cho đến khi thành công. Trước hết và quan trọng nhất, gia đình tôi đã thực sự tuyệt vời khi đã giúp đưa tôi đến được nơi tôi đang ở.”

Vị trí thứ hai tại GP3 năm 2010, tiếp theo là chiến thắng ở Formula Renault 3.5 năm 2011 cùng với nhiệm vụ dự bị tại Marussia, trước khi chuyển đến DTM như một phần của chương trình đào tạo trẻ của Mercedes.

Dành nửa thập kỷ tiếp theo ở DTM, Wickens chuyển sang IndyCar vào năm 2017. Anh đã bị liệt nửa người do một tai nạn tại Pocono vào năm 2018 nhưng giành được giải thưởng dành cho Tân binh của năm, nhưng đã bình phục để trở lại đua ở TCR với điều khiển cầm tay thích ứng.

9. Narayan Karthikeyan

Với tiêu chuẩn cao ngất ngưởng của Red Bull hiện nay, thật khó để hiểu rằng Narain Karthikeyan đã từng được đội đua cho rằng đây là một ứng cử viên sáng giá.

Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng ở một số hạng đua nhỏ hơn vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, thành tích vô cùng kém cỏi của Karthikeyan tại Formula Nippon (nay là Super Formula) không đủ để thuyết phục Red Bull.

Anh được đăng ký thi đấu vào năm 2004 sau khi giành vị trí thứ tư tại World Series cùng Nissan, anh đã về đích thứ sáu cho đội đua Tata trước khi đảm bảo được một suất chính thức cùng đội đua Jordan vào năm 2005. Anh cũng từng được liên hệ trong một thời gian ngắn cho một vai trò ở hạng đua Indycar cùng Cheever Racing do Red Bull tài trợ và được thử nghiệm với mục tiêu tham gia Indy 500. Nhưng cuối cùng mọi thứ đã đổ bể.

Tay đua Narain Karthikeyan tại F1 trong phiên luyện tập 2 chặng đua Malaysia GP. Ảnh: Wikipedia

Karthikeyan tiếp tục tham gia đua xe trên các đường đua quốc tế cho đến năm 2021, chủ yếu ở Super Formula và có một khoảng thời gian khác ở F1 với đội HRT tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng chỉ lọt vào top 10 một lần nữa vào năm 2013 khi đua ở Auto GP.

10. Matthias Lauda

Anh là con trai của nhà vô địch F1 thế giới Niki Lauda, Matthias lần đầu ra mắt đua xe thể thao vào năm 2002 tại Formula Nissan 2000 và nhanh chóng được Red Bull ký hợp đồng khi anh giành chức vô địch World Series Lights.

Thật không may khi không có được tài năng thiên bẩm như cha mình, Lauda vẫn tiến lên được GP2 năm 2005 và giành vị trí thứ 21, tuy nhiên Red Bull đã quyết định chia tay anh vào thời điểm này.

Tay đua Mathias Lauda, con trai của huyền thoại đua xe F1 Niki Lauda. Ảnh: X

Không gây ấn tượng gì với thế giới đua xe một chỗ ngồi, Lauda chuyển sang đua xe thể thao và đạt thành tích tốt hơn nhiều – anh trở nên rất cạnh tranh trong Giải vô địch xe đường trường thế giới ở hạng mục LMGTE AM và giành được danh hiệu vào năm 2017.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Đội đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.