ĐĂNG NHẬP
Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1

Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1

Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.

08 Tháng 10, 2024

Nhưng đã từng có một thời khi mà những cái tên quen thuộc như là Lando Norris, George Russell hay là Max Verstappen mới còn đang cọ xát ở những giải đua nhỏ lẻ, Ricciardo đã trở thành tay đua lừng danh nhất mùa giải F1 năm ấy.

Đúng 10 năm trở về trước, khi mà luật đua mới năm 2014 mới được ban hành, động cơ hybrid vẫn đang còn là lạ lẫm đối với F1 và Sebastian Vettel đang là đương kim vô địch năm thứ 4 liên tiếp với Red Bull.

Đây vẫn còn là lúc mà các đội vẫn được sử dụng phông bạt che chắn khỏi tầm nhìn của giới truyền thông hay là các đội đua khác. Như trong ảnh là các thợ máy của đội Red Bull ở bên gara của Daniel Ricciardo trong một vòng chạy thử trước mùa giải 2014. Ảnh: The Race

Pre-season testing cho năm 2014 lại là một thảm họa đối với Red Bull-Renault. Tiếng máy cưa liên tục cắt xén thân vỏ carbon trong những gara khép kín trở thành nỗi ám ảnh của Red Bull tại Bahrain khi họ cố gắng hết sức để mà họ có thể tăng độ tin cậy của bộ động cơ hybrid khó nhằn ấy.

Renault đã quá tập trung vào mảng hybrid mà quên đi sự phức tạp của hệ thống động cơ đốt trong mới với nguồn nhiên liệu bị giới hạn hơn, và Red Bull, đặc biệt là Vettel, đã phải hứng chịu hậu quả.

Nhưng ở phía bên kia của gara, một tay đua trẻ có tên là Daniel Ricciardo, người mà vừa được thăng chức từ Toro Rosso, dường như không hề bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Cũng giống như khi mà Russell gia nhập Mercedes vào năm 2022, cho dù đội đua mới này có đang trên đà đi xuống từ vị trí thống trị của mình đi chăng nữa, đây vẫn là một bước nhảy vọt lớn so với đội đua trước kia của mình. Và thế là Ricciardo đã có cơ hội trổ tài thi đấu ở những vị trí top đầu trong F1.

Trong một mùa giải khi mà Mercedes lần đầu thống trị F1, với hai tay đua tên tuổi là Lewis Hamilton (khi đó mới chỉ có đúng 1 chức vô địch từ năm 2008 với McLaren) và Nico Rosberg (tay đua tuy lép vế so với Hamilton nhưng lại có phần nhạy bén và cật lực hơn), khi mà Vettel mất đi vị thế của mình và Alonso đang dần mất cảm tình với Ferrari, Ricciardo đã trở thành tay đua tài năng nhất mùa giải 2014.

Ricciardo thi đấu trên sân nhà tại trường đua Albert Park, Australia. Ảnh: The Race

Trong lần đầu tiên thi đấu với tư cách là một tay đua Red Bull tại Melbourne, Ricciardo đã giành được vị trí top 2 trong một vòng phân hạng dưới trời mưa tầm tã, trong khi Vettel còn không vào nổi vị trí top 10.

Tuy thành tích top 2 mà anh giữ được sau cả một chặng đua ấy không được tính vào tổng điểm trong năm của mình do những bất thường liên quan đến mức chảy nhiên liệu của động cơ (những cảm biến thời ấy vẫn còn khá là mới và không chính xác như ngày nay), Ricciardo đã tìm được chỗ đứng của mình trước những tay đua tên tuổi khác trong F1 thời đó.

Sự nghiệp của Ricciardo từ đó mà đã chớm nở. Anh đã thi đấu hết mình để mà vươn lên từ vị trí thứ 13 để giành được 12 điểm về cho Red Bull tại chặng Bahrain, phân hạng trong top 2 một lần nữa tại GP Trung Quốc (nhanh hơn đồng đội Vettel 0,5 giây) và giành được podium ở Tây Ban Nha lẫn Monaco trong cùng mùa giải ấy.

Và không lâu sau đó, khi mà cả hai chiếc Mercedes đều gặp phải vấn đề về động cơ (lần này là hệ thống MGU-K bị nóng quá mức), Ricciardo đã giành được chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại Canada.

Bất kể những lo lắng, hồi hộp cũng như là trắc trở ở cuối chặng đua, theo như những gì mà anh chia sẻ thì Ricciardo đã có thể giữ vững được tâm trí để mà bắt kịp và vượt qua chiếc Mercedes của Nico Rosberg để mà có thể giành được chiến thắng chỉ 3 vòng trước khi kết thúc chặng đua.

Một thời cơ khác đã đến với anh tại Hungary, khi mà Hamilton đã phải bắt đầu chặng đua từ đường pit sau khi chiếc Mercedes của anh bắt lửa ngay giữa vòng phân hạng tuần đó. Trong một chặng đua với thời tiết nắng mưa bất thường và hàng loạt sự cố, Ricciardo lại có một cơ hội tỏa sáng. Nhưng để mà giành được chiến thắng một lần nữa thì nó vẫn sẽ đòi hỏi anh phải có khả năng đua thật tốt thì mới có thể bám trụ để mà đi đến vạch đích.

Daniel Ricciardo trên đà tấn công Hamilton (Mercedes) và Alonso (Ferrari) trong những phút cuối của chặng đua. Ảnh: The Race

Từ pha vượt phía ngoài turn 2 để qua được Hamilton cho đến việc lao vào phía trong để qua được chiếc Ferrari đang yếu dần của Alonso, Ricciardo dường như đã tính toán kĩ lưỡng cả hai nước đi táo bạo ấy, chạm đến mức giới hạn của độ bám. Kể cả khi mà anh có lợi thế về lốp đi chăng nữa, hiếm ai có thể vượt được Hamilton và Alonso (nó khó đến mức đến cả họ cũng khó mà vượt được lẫn nhau).

Hậu quả của cuộc nội chiến giữa hai tay đua Mercedes tại GP Bỉ 2014, với Rosberg bị hỏng cánh trước và Hamilton bị hỏng lốp sau (trong hình trên). Ảnh: The Race

Nhưng chiến thắng thứ 3 và cũng là cuối cùng của mùa giải 2014 phải nói là đỉnh cao sự nghiệp rookie tại Red Bull Racing. Lại một lần nữa, Mercedes lại một lần nữa sơ hở để cho hai tay đua của mình tự hủy lẫn nhau. Rosberg đụng phải lốp sau của Hamilton tại khúc của Les Combes ngay trong vòng thứ 2, sau đó thì Vettel suýt bị va chạm tại Pouhon, cho phép Ricciardo có thể vươn lên dẫn đầu chặng đua.

Để mà có thể qua mặt được Rosberg (với 3 lần vào pit) trong một chiếc xe mạnh hơn rất nhiều trên một trường đua sở trường, Ricciardo đã phải khéo léo làm sao để mà giữ được cho bộ lốp của mình trụ được chiến thuật 2-stop mà vẫn đủ nhanh để giành chiến thắng – điều mà đòi hỏi một kĩ thuật lái vô cùng điệu nghệ, nhất là đối với một tay đua trẻ trong những năm đầu sự nghiệp của mình.

Đây có thể được coi như là sở trường của Ricciardo trong thời kì này của F1, với những chiếc xe ít downforce hơn và những bộ lốp to hơn, hỗn hợp cứng hơn nhằm giảm thiểu những sự cố nổ lốp trong những năm về trước.

Tất nhiên thì việc bảo quản lốp vẫn là một vấn đề nóng hiện tại khi mà vận hành những bộ lốp của Pirelli, nhưng lúc bấy giờ thì những hỗn hợp mềm hơn thực sự đòi hỏi sự khéo léo thì mới có thể tận dụng hết được khả năng của chúng, cho dù đó chỉ là vỏn vẹn 1 vòng phân hạng đi chăng nữa.

Đây là thế mạnh đặc trưng của Ricciardo, với phong cách lái gần như y hệt so với Jenson Button với sự nhạy cảm trong việc cảm thụ được độ bào mòn của lốp và sự khéo léo trên trường đua.

2015 lại là một mùa giải không quá là nổi bật với Ricciardo. Khác với những mong đợi của mình thì Red Bull lại không thể cho ra được một chassis ưng ý, và Renault thì vẫn dậm chân tại chỗ với bộ động cơ của mình. Dẫu vậy, tuy đồng đội mới là Daniil Kvyat giành được nhiều điểm hơn, Ricciardo vẫn được coi là tay đua mạnh hơn mùa giải ấy.

Ricciardo đã thực sự tức tối với khoảng cách 1,7 giây sau vòng phân hạng tại Canada so với đối thủ là Mercedes. Ảnh: The Race

Nhưng chỉ một năm sau đó, anh đã có thể lội ngược dòng để mà tỏa sáng. 2016 có thể được coi là thời kì hoàng kim của Ricciardo.

Đây là năm mà Rosberg đánh bại được Hamilton với cùng một cỗ máy, phong độ của Vettel một lần nữa lại đi xuống khi mà anh cố gắng dẫn dắt Ferrari như tiền bối Schumacher đã từng làm, và Alonso thì lại một lần nữa nghi vấn con đường sự nghiệp của mình. Và thế là lại một lần nữa, thời cơ đã đến với Ricciardo.

Anh đã kết thúc mùa giải 2014 với thành tích đối đầu phân hạng 12-7 so với Vettel, trung bình nhanh hơn đồng đội của mình chỉ đúng 0,053 giây. Và sau phiên đua thảm họa trên sân nhà của Kvyat thì Ricciardo đã ngay lập tức có được một người đồng đội mới: Max Verstappen. Tay đua người Hà Lan lúc bấy giờ chưa phải là nhà đương kim vô địch mà ta biết đến hiện nay, nhưng anh vẫn có đủ tài năng để mà bắt buộc Ricciardo phải nâng tầm phong độ mới có thể bắt kịp được anh.

Phải chăng đây chính là “peak Ricciardo” – một tay đua được Red Bull ưa chuộng, một nhân vật dẫn dắt đội đua, một underdog đối mặt với một đội Mercedes đang trên đà thống trị F1 mỗi khi mà Ferrari sảy chân?

Ricciardo và Verstappen cầm lái chiếc RB12 trong chặng đua đầu tiên với tư cách là đồng đội tại Catalunya. Ảnh: The Race

Mercedes vẫn luôn có một khoảng dẫn trước khá là xa so với tất cả các đối thủ còn lại, nhưng concept thiết kế xe thân ngắn, gầm cao và độ dốc lớn của huyền thoại Adrian Newey đã giúp họ có thể bù lại được một bộ động cơ yếu hơn.

Tất nhiên thì ai cũng biết về chiến thắng đầu tiên của Verstappen tại Red Bull, nhưng ít ai nhớ tới chiến thuật 3-stop mà Red Bull đã tiến hành cho Ricciardo. Anh cảm thấy vì họ mà anh đã mất đi chiến thắng dễ dàng sau một vòng phân hạng vượt bậc để mà đánh bại được Verstappen trong Q3 và hoàn toàn có thể tận dụng được màn tự hủy của bộ đôi Hamilton-Rosberg.

Trong chặng tiếp theo ở Monaco thì Red Bull thực sự là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất tại đó. Lần đầu tiên kể từ Singapore 2014, theo như lời kể của Paddy Lowe, Mercedes đã phải giải quyết những tranh chấp nội bộ giữa hai tay đua của mình ngay trong vòng phân hạng.

Ricciardo thế là đã giành được vị trí pole đầu tiên của Red Bull trong thời kì động cơ hybrid khi mà Verstappen để xảy ra va chạm, và chắc chắn là đã có thể giành được chiến thắng nếu như mà Red Bull không bỏ quên bộ lốp của mình khi mà chính họ đã gọi Ricciardo vào pit ngay giữa khúc chuyển giao giữa lốp ướt và khô trong chặng đua.

Việc anh trở nên vô cùng bực bội là điều dễ hiểu, nhưng chí ít thì anh cũng đã có thể giành chiến thắng trong năm ấy. Khi mà Rosberg gặp sự cố với 2 chiếc Ferrari và động cơ của Hamilton bị bắt lửa thì Ricciardo (tuy đã phải đụng độ hết mình với Verstappen), đã giành được thêm một chiến thắng nữa trong sự nghiệp.

Hai tay đua Red Bull ăn mừng chiến thắng tại Malaysia 2016. Ảnh: The Race

Đây là một phần thưởng xứng đáng sau cả một năm thi đấu. Ricciardo đã làm thay đổi cục diện của của mùa giải ấy, luôn luôn nắm bắt được thời cơ trước sự ngẫu nhiên và chuyển biến không ngừng của F1, từ đó trở nên linh hoạt và ứng biến hơn, thay vì cố gắng đạt được một kì vọng viển vông nào đó.

Cùng lúc đó, Red Bull cảm thấy rằng Ricciardo đang dần trở thành một tay đua hoàn toàn có thể chinh phục được chức vô địch F1, một nhà vô địch trong tương lai đang hình thành trước mắt họ. Với thành tích phân hạng 11-6 so với Verstappen, những gì mà Ricciardo đã rút ra được từ 2014 đã và đang được trau dồi. Cái cách mà anh có thể chen vào giữa 2 chiếc Mercedes (tuy là trên trường đua yếu nhất của họ) trong cả phiên phân hạng lẫn đua chính đều đáng được ghi nhận.

Một tay đua cừ khôi khác, một rookie trẻ mãi không già có tên là Alonso (người mà lúc bấy giờ đang phung phí tài năng của mình trong một chiếc McLaren-Honda cà tàng thay vì một chiếc Ferrari cà tàng) đã tuyên bố rằng Ricciardo là tay đua gạo cội nhất mùa giải F1 2016 trước giới truyền thông. Alonso thậm chí còn đích thân khẳng định với Ricciardo tại Brazil rằng những gì anh nói là hoàn toàn thật lòng.

Ricciardo trong vòng đầu tiên của chặng GP Hungary 2016. Ảnh: The Race

Việc mà anh được công nhận bởi nhiều tay đua khác như là Alonso, Felipe Massa hay là Button đều có ý nghĩa rất là lớn. Với sự thống trị của Mercedes thì vị trí thứ 3 của anh trong mùa giải năm ấy là một thành tích vô cùng to lớn nhưng lại được ít ai chú ý bởi họ đang còn bị phân tâm bởi quyết định giải nghệ của Rosberg chỉ 5 ngày sau khi giành chức vô địch.

Nhưng khi nhìn lại thì ta cũng không thể không nhắc tới sự trỗi dậy của Verstappen trong F1. Trong 9 chặng đua cuối mùa giải ấy thì Verstappen lại là tay đua phân hạng tốt hơn là Ricciardo với thành tích là 5-4 và khoảng cách trung bình chỉ còn 0,133 giây.

Trong suốt 2 mùa giải sau đó, Verstappen đã có thể trau dồi kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm và dần dần chiếm được ưu thế hơn tại Red Bull. Ricciardo dần dần mất đi chỗ đứng của mình và, cho dù anh đã có thể tăng được gấp đôi số lượng chiến thắng của mình đi chăng nữa, tình thế giờ đây đã hoàn toàn thay đổi đối với Ricciardo.

Chiến thắng của Ricciardo tại Monaco 2018 coi như đã giúp anh có thể làm tròn sứ mệnh từ năm 2016 của mình. Ảnh: Autosport

Nhưng điều đó không có nghĩa là anh đã mất đi phong độ của mình. Anh đã có thể đưa chiếc RB14 bị hỏng MGU-K để có thể giành chiến thắng tại Monaco 2018, giành được podium với Renault tại Nürburgring và Imola năm 2020 và dẫn đầu chiến thắng 1-2 duy nhất của mùa giải 2021 với đội McLaren tại Monza.

Ricciardo năm xưa vẫn còn đó, nhưng có lẽ thời thế đã thay đổi quá nhiều để mà anh có thể trổ tài được như trước. Sự nghiệp của anh chắc hẳn là sẽ dừng lại tại đây, nhưng anh hoàn toàn có thể tự hào với những gì mà mình đã đạt được.

Theo như lời của Ted Kravitz: “Nếu đây là tất cả, thì sau 13 năm, 8 chiến thắng và 258 chặng GP, cảm ơn Daniel Ricciardo. Cảm ơn vì nụ cười, những lần shoey, cảm ơn vì ‘I never left’ (sau chặng Monza 2021). Cảm ơn vì chiếc mũi đẹp của anh ấy. Cảm ơn vì đã đi đến trường đua Austin trên lưng ngựa. Cảm ơn vì dòng merch Enchanté lịch lãm. Cảm ơn vì dòng rượu vang đỏ. Cảm ơn vì đã mang những chiếc giày cao bồi đó. Cảm ơn vì đã chiến đấu hết mình. Cảm ơn vì đã rất thật thà và ga lăng. Cảm ơn vì đã trở thành một hình tượng của Australia, Daniel Ricciardo. Nếu đây là hết, thì cảm ơn anh vô cùng”.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Tay đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.