Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Được Red Bull tuyển chọn đã khó, giữ được ghế lái còn khó hơn. Tất cả những tay đua sau đây đều đã phải cố gắng hết mình để mà có thể trụ lại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt không chỉ của F1 mà còn là trong nội bộ Red Bull.
Top 5 những tay đua sau đây sẽ được xếp hạng dựa trên khả năng đua của họ chỉ trong thời gian tham gia với tư cách là đồng đội với Verstappen.
Quyết định bất ngờ gia nhập Renault của Daniel Ricciardo vào cuối năm 2018 đã buộc Red Bull phải nhanh chóng tìm một đồng đội mới cho Verstappen, điều mà họ chưa bao giờ phải nghĩ tới kể từ khi anh được “thăng chức” vào năm 2016.
Nhờ thành tích nhỉnh hơn hẳn đồng đội Brendon Hartley tại Toro Rosso mà anh đã có cơ hội được trở thành đồng đội của Verstappen ngay sau mùa giải 2018.
Tuy nhiên, 2 cú va chạm lớn trong những buổi chạy thử trước thềm mùa giải đã báo hiệu một khởi đầu không mấy khả quan.
Trung bình thì Gasly thường chậm hơn đồng đội 0,529 giây khi tính đến những vòng đua phân hạng, và anh cũng chưa bao giờ về đích cao hơn vị trí thứ 4 trong cùng một cỗ máy đã giúp Verstappen giành được 2 chiến thắng trong 12 chặng đầu mùa giải ấy. Và cuối cùng thì Gasly đã phải ngậm ngùi quay lại Toro Rosso chỉ sau nửa mùa giải.
Thành tích không mấy nổi trội là thế, nhưng điều mà ít ai nghĩ tới lại chính là cách mà anh làm việc với đội đua mới của mình, hay nói đúng hơn là cách mà họ không thể hợp tác với nhau.
Gasly thường hay thay đổi setup xe để cho khớp với từng khúc cua một, nhưng Red Bull thì hay làm vậy cho cả một layout hoàn chỉnh hơn. Anh cũng nhiều lần muốn thay đổi quy cách làm việc của đội đua. Đến cả chiếc ghế đua của anh cũng đã phải được làm đi làm lại nhiều lần.
Gasly chưa bao giờ là một “mối nguy” thực sự đối với Verstappen, và lần duy nhất mà anh về đích trước Verstappen lại chính là lần mà tay đua người Hà Lan va chạm với Sebastian Vettel tại Silverstone.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Gasly là một tay đua tồi. Podium tại Brazil với Toro Rosso sau khi đánh bại được Lewis Hamilton ở ngay vạch đích, chiến thắng cho Alpha Tauri tại trường đua quê nhà của họ và vị trí vững chãi của anh hiện tại ở Alpine cho thấy được khả năng đua của anh nếu như được ở trong môi trường thích hợp
Chỉ có là sự nghiệp F1 của anh đã suýt bị đổ bể trong nửa năm chân ướt chân ráo làm đồng đội với Verstappen.
Alex Albon đã tráo đổi vị trí của mình với Gasly chỉ sau 12 chặng đua đầu năm 2019 với Toro Rosso với thành tích nổi trội bên cạnh đồng đội là Daniil Kvyat (người mà chính Verstappen đã thay thế chỉ 3 năm trước đó)
Người ta đã không trông đợi gì nhiều khi thấy một rookie trẻ cầm lái chiếc RB15 đó, nhưng những chặng đua sau đó lại cho thấy triển vọng của anh. Và nếu như mà Hamilton đã không va chạm với chiếc Red Bull số 23 đó thì có lẽ Albon cũng đã có thể giành được podium đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại Brazil 2019.
Nhưng thế cũng là đủ để Red Bull hài lòng, và anh đã giữ được vị trí của mình bước vào năm 2020.
Lịch sử đã lặp lại chỉ ngay vài tháng sau, khi anh lại một lần nữa bị Hamilton húc ra khỏi vị trí podium tại chặng đua mở đầu tại Áo trong mùa giải khi mà các fan F1 phải mòn mỏi chờ đợi hàng tháng trời vì Covid-19 đó.
Tuy nhiên, khác với mùa giải trước đó, khoảng cách giữa Albon và đồng đội của mình lại ngày càng trở nên cách xa hơn. Albon chậm hơn 0,6 giây so với là Verstappen trong 7 chặng đầu thì đã đành, anh cũng không thể làm chủ được đặc tính bất thường của chiếc RB16 khi vào cua.
Albon đã kết thúc chặng đua cuối cùng của mùa giải với khoảng cách là 20 giây so với tay đua về nhất, điều mà đáng lẽ ra không quá đáng lo ngại nếu như tay đua về nhất đó không phải là một Max Verstappen cầm lái chiếc RB16 y hệt như thế.
Vậy là tuy có thành tích nhỉnh hơn Gasly, anh cũng đã phải chịu chung số phận như thế, thúc đẩy Red Bull phải tìm kiếm một tay đua khác vốn dĩ không phải từ hệ thống tài năng trẻ của mình, điều mà chưa từng có tiền lệ trong 12 năm trước đó.
Perez đã đạt được đến trình độ mà cả Gasly lẫn Albon còn mơ mới đạt được trong sự nghiệp ngắn ngủi của họ ở Red Bull, và điều này không chỉ là bởi những chiếc xe Red Bull sau này có tính cạnh tranh cao hơn trước.
Lí do mà anh vẫn giữ vững được vị trí của mình tại Red Bull trong suốt hơn 3 năm vừa qua chính là bởi anh đã đánh bại được Verstappen chỉ trong chặng đua thứ 3 cùng nhau tại Imola; phòng thủ hết mình trước tay đua 7 lần vô địch F1, Lewis Hamilton, để đồng đội của mình giành được chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp; giành chiến thắng tại Monaco và Singapore chỉ 1 năm sau đó; đánh bại Verstappen ở 2 trong tổng số 4 chiến thắng đầu năm 2023 cũng như là giúp Red Bull giành được thành tích 1-2 trong 3 trong số 4 chặng đầu năm 2024.
Nếu chỉ xét về những tiêu điểm nổi bật như thế thì không có lí gì mà ta lại muốn loại bỏ Perez cả, đó là chưa tính đến nguồn thu khủng mà anh và những nhà tài trợ của mình mang lại cho đội đua ở trong và ngoài thị trường Mexico.
Tuy nhiên, Perez đóng góp được bao nhiêu thì lại cũng tụt hạng bấy nhiêu. Trong những mùa giải gần đây, anh thường có xu hướng đuối dần về mặt thành tích từ giữa mùa giải trở đi, khi mà anh không thể làm quen được với những đặc tính mới mà những bản nâng cấp xe mang lại hay là tái hiện được những gì mà Verstappen có thể đạt được cũng với chiếc xe đó.
Tuy nhiên, khác với những tay đua còn lại trong danh sách này, Perez là người duy nhất có thể đảo ngược được tình thế và cải thiện được thành tích của mình hơn, nhưng 2024 quả không phải là mùa giải quá đáng nể đối với anh.
Tuy chỉ cách có đúng 1 bậc thôi nhưng mà top 2 tay đua dưới đây chắc chắn là mạnh hơn hẳn 3 tay đua còn lại.
Ricciardo là đồng đội Red Bull đầu tiên của Verstappen và cũng là đối thủ đáng gờm nhất mà anh phải trải qua.
Điều này là bởi Ricciardo đã có cơ hội được cọ xát với nhà vô địch trước đây của Red Bull là Sebastian Vettel. Cũng vì thế mà anh vốn cũng đã có danh tiếng khi mà Verstappen được “thăng chức” tại chặng GP Tây Ban Nha 2016.
Verstappen đã tận dụng được khoảnh khắc mà bộ đội Hamilton-Rosberg tự hủy cùng nhau để mà giành được chiến thắng đầu tiên của mình ngay lần đầu gia nhập Red Bull, nhưng có lẽ chính chiến thuật 2-stop cũng đã giúp anh có được diễm phúc đó.
Ricciardo và Verstappen có vẻ như là đồng đội lí tưởng của nhau trong khoảng thời gian 3 năm đó, với sự thân thiện và cởi mở bên lề trường đua cũng như là tinh thần cạnh tranh khốc liệt khi ngồi sau vô-lăng. 2016 và 2017 là khi mà Ricciardo tỏa sáng, còn 2018 là lúc mà Verstappen chứng tỏ được bản thân trước đồng đội của mình (tất nhiên là sau khi anh làm chủ được bản thân để mà bớt va chạm hơn so với trước)
Việc Ricciardo ghi được ít điểm hơn Verstappen trong năm 2018 một phần là do xe của anh luôn luôn bị hỏng hóc nhiều hơn là đồng đội của mình trong năm đó, nhưng sau cái cách mà Red Bull xử lí sự cố tại Baku trong năm ấy cũng như là việc anh dẫn nhận ra rằng mình đang mất đi vị thế dẫn đầu tại Red Bull, Ricciardo quyết định chuyển ngang sang Renault trong năm 2019.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì anh đã có những thành tích đáng nể khi còn là đồng đội với Verstappen, với hàng loạt chiến thắng và podium cùng chân phanh thần sầu gắn liền với hình ảnh của mình.
Ricciardo thường về đích trước Verstappen trong 38% chặng mà họ đua cũng nhau, phân hạng hơn 40,4% chặng và giành 34,7% những vòng đua ở phía trước.
Kể cả khi đó có là thành tích trước một Verstappen còn non trẻ và ít kinh nghiệm hơn đi chăng nữa, những gì mà Ricciardo đã đạt được có khi còn nổi bật hơn khi ta thấy những gì mà tay đua người Hà Lan đã đạt được sau quãng thời gian đó.
Carlos Sainz và Max Verstappen là 2 rookies trẻ của Toro Rosso vào năm 2015, nhưng con đường mà họ đã phải trải qua để mà bước chân vào được F1 lại vô cùng khác biệt.
Có thể độc giả cũng đoán được ai là tay đua được ưu ái hơn, với Verstappen được cố vấn đặc biệt của Red Bull, Helmut Marko, thuyết phục rời bỏ Mercedes để tham gia đội mình (điều mà Toto Wolff vẫn còn tiếc nuối cho đến ngày nay)
Sainz đã phải trải qua một hành trình gian nan hơn để vào được F1, nhưng anh lại vẫn có thể cạnh tranh được với Verstappen ngay từ những phút đầu tiên, mạnh hơn và thường xuyên hơn nhiều người dự kiến.
Đã có những lần mà lục đục nội bộ đã diễn ra trên trường đua, và điều này chỉ diễn ra là bởi Sainz gần như lúc nào cũng sánh vai được với Verstappen trong 2 mùa giải đó.
Nếu như mà ta so sánh chỉ những chặng đua mà cả hai đều về đích thì họ sẽ có thành tích đúng bằng nhau ở 6-6 chặng, nhưng như thế thì lại loại bỏ đi mất hàng loạt những chặng khác.
Toro Rosso đã gặp phải hàng loạt những vẫn đề về động cơ do ảnh hưởng của Renault, và nhiều khi chính Sainz lại là nạn nhân của những hỏng hóc không đáng có này. Vì vậy mà việc so sánh hai tay đua kể trên là không hề dễ dàng gì.
Cũng dễ hiểu khi ta cho rằng Verstappen là tay đua vượt trội hơn vào những phiên đua chính, nhưng để mà nói là Sainz thua kém hơn vì anh chỉ giành được 31 điểm so với 62 của đồng đội thì thật không công bằng.
Sainz đã giành 41,1% vòng đua phía trước Verstappen và phân hạng cao hơn anh 47,8% chặng, cao hơn cả Ricciardo tại Red Bull, tức là từ số liệu mà ra thì anh là đối thủ cùng đội đáng gờm nhất trong sự nghiệp F1 của Verstappen.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.