ĐĂNG NHẬP
GP Singapore - Chặng đua khắc nghiệt nhất của F1

GP Singapore - Chặng đua khắc nghiệt nhất của F1

Marina Bay là đường đua phố gây khó khăn cho nhiều thế hệ tay đua F1. Dù cho có những thay đổi về bố cục đường đua, đây vẫn là thách thức bậc nhất đối với họ.

14 Tháng 06, 2024

Chặng đua F1 tại Singapore từ lâu đã được coi là một trong những cuộc đua khắc nghiệt bậc nhất của lịch đua F1. Những khó khăn này chủ yếu là do nhiệt độ và độ ẩm cao, những lap đua căng thẳng với các góc cua gần như liên tục buộc các tay đua phải đạt tới giới hạn qua mỗi lap đua.

Cựu tay đua vô địch thế giới, Nico Rosberg, từng mô tả đường đua này giống như việc ngồi “trên một chiếc xe đạp ở trong phòng tắm hơi và đạp xe trong hai giờ”, mang đến cho người hâm mộ những tình huống đua xe đầy kịch tính.

Năm ngoái, hơn 260.000 người đã đổ xô đến đường đua Marina Bay. Vậy theo bạn, đâu là yếu tố quan trọng khiến nơi này trở thành một đường đua gian truân đối với các tay đua?

1. Những góc cua không ngừng nghỉ

Trước hết, Marina Bay là một đường đua không giống bất kì nơi nào khác - nó có 19 góc cua xuyên suốt 4,94km – trung bình cứ 260m thì có một góc cua. Mặc dù quãng đường này hiện ngắn hơn 4 lần so với bố trí ban đầu nhưng nó vẫn khiến nó trở thành một trong những đường đua căng thẳng nhất trong tất cả tại F1.

Chỉ Jeddah, Abu Dhabi và Baku là có nhiều góc cua hơn, song tất cả đều có quãng đường lap dài hơn. Và chính nhận xét của các tay đua mới có thể cho ta thấy rõ việc đua trên đường đua này khó khăn đến mức nào.

Cách bố trí nối tiếp các góc cua cho thấy các tay đua thực sự không có thời gian để thở. Vào năm ngoái, Nico Rosberg giải thích: “Do bạn thắt dây an toàn rất chặt nên bạn khó có thể thở một cách bình thường. Bạn phải nín thở khi vào cua.”

Tay đua Pierre Gasly trên chiếc Alpine A523. Ảnh: Motorsport

2. Giữa những đoạn tường chắn

Đường đua có nhiều tường chắn và các tay đua phải chạy rất gần chúng ở một số điểm nhất định. Max Verstappen thừa nhận rằng anh đã cố tình chừa một khoảng trống rộng hơn khi đua, một việc khá nguye hiểm có thể khiến anh va vào tường.

Hai ví dụ điển hình vào năm ngoái là tay đua Lance Stroll của Aston Martin, người đã thoát khỏi một vụ va chạm nghiêm trọng ở phiên phân hạng. George Russell của Mercedes là người đã phạm sai lầm khi bám theo Lando Norris của McLaren và lao vào tường chắn ở lap đua cuối cùng của chặng đua.

Ngay cả nhà vô địch thế giới 7 lần, Lewis Hamilton, cũng thỉnh thoảng phải kết thúc sớm chặng đua ở Singapore, đặc biệt là khi anh vào góc cua số 7 vào năm 2022. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc là anh đã thoát khỏi va chạm và tiếp tục quay lại chiến đấu.

3. Sức bền

Đường đua này không chỉ là một trong những đường đua khốc liệt nhất tại F1 mà còn là đường đua dài nhất trong lịch đua năm nay. Năm ngoái, đường đua được rút ngắn một chút đã chứng kiến ​​chặng đua nhanh nhất từ trước đến nay tại đây - mặc dù kết thúc chặng vẫn diễn ra ở mức 1 giờ 43 phút - và giới hạn thời gian tối đa là 2 giờ đã được đạt tới 5 lần.

Việc phải duy trì sự tập trung ở cường độ cao trong khoảng thời gian dài (chỉ có một vài thời điểm để nghỉ ngơi trên những đoạn đường ngắn) đồng nghĩa với việc chỉ cần đi hết một vòng cũng đã là một thành tích ấn tượng. Vậy nên việc suy tính về các chiến lược và xe so kè nhau trở nên vô ích vào lúc này.

Mặc dù tay đua giành pole đã giành chiến thắng 9 trong số 14 chặng đua cho đến nay, nhưng tính chất toàn diện của chặng đua có thể làm dẫn đến rất nhiều sai lầm và cơ hội cho các tay đua, tạo cơ hội cao hơn cho những pha so kè quyết liệt cho khán giả.

Hai tay đua Carlos Sainz (gần) và Charles Leclerc (xa) tại GP Singapore 2023. Ảnh: Motorsport

4. Những đoạn nảy và gờ mép đường

Là một đường đua phố nên đường đua ở đây không hề dễ dàng cho các tay đua. Đây là một chuyến đi gập ghềnh đối với họ khi những dao động liên tục khiến các tay đua khó tập trung. Các đội thường muốn xe chạy càng ‘cứng’ càng tốt nên điều đó có thể khiến các tay đua trở nên rất khó chịu.

Nó cũng gây khó khăn cho các thành viên trong garage, vì xe phải được bố trí với chiều cao gầm cao hơn bình thường nhằm cản trở tính khí động học. Điều này đặc biệt đáng chú ý đối với trường hợp của Red Bull năm ngoái, vì xe của họ được điều chỉnh đặc biệt để chạy ở tốc độ thấp hơn so với các đối thủ.

5. Nhiệt độ và độ ẩm

Không tính GP Qatar nóng bậc nhất vào năm ngoái thì điều kiện thời tiết ở Singapore được coi là khắt khe nhất trong lịch đua năm nay. Các tay đua có nguy cơ bị kiệt sức do nhiệt độ môi trường xung quanh có thể lên tới hơn 40 độ C, đẩy nhiệt độ bên trong buồng lái lên tới 60 độ.

Nhiều tay đua đã tập thích nghi trong phòng tắm hơi một tuần trước chặng đua này và nguồn làm mát duy nhất của họ trên đường đua được cung cấp bởi một cửa hút gió 1,500 mm² ở phía trước xe. Của này đưa không khí vào buồng lái, và các lỗ thông hơi trên mũ bảo hiểm đưa không khí qua các đường dẫn xung quanh đầu của họ.

Ngoài ra, độ ẩm cũng là yếu tố khiến chặng đua này trở nên khó khăn gấp bội. Độ ẩm có thể đạt tới hơn 70%, khiến các tay đua đổ mồ hôi nhiều và giảm tới 4kg trọng lượng cơ thể. Đồng thời dẫn đến mức độ điện giải thấp hơn, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Việc tiếp nước trong cuộc đua không hề dễ dàng vì khả năng hấp thụ chất lỏng của con người chỉ hơn một lít trong suốt cuộc đua. Năm ngoái, Kevin Magnussen nói rằng thức uống trong xe của tài xế trở nên “gần giống như trà, quá nóng để uống”.

6. Chuyển đổi thời gian

Singapore luôn được coi là một chặng đua về đêm. Cuộc đua năm nay diễn ra chỉ một tuần sau GP Azerbaijan – cách đó khoảng 9 giờ bay. Khi các đội và các tay đua đến nơi, họ thường tiếp tục hoạt động theo giờ châu Âu để việc xuất phát vào buổi tối muộn có vẻ bình thường hơn.

Điều này có nghĩa là họ cần phải đi ngủ ngay khi mặt trời mọc, vào khoảng 6 giờ sáng và thường thức dậy ăn sáng lúc 2 giờ chiều, và phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đến đường đua. Mọi thứ đều được bù trừ lẫn nhau - bao gồm cả các cam kết của giới truyền thông và nhà tài trợ - và điều đó khiến nó trở thành một trải nghiệm rất kỳ lạ.

7. Địa điểm khó nắm bắt duy nhất

Mặc dù giành chiến thắng ở 26 đường đua khác nhau, Max Verstappen vẫn chưa thể bước lên đỉnh vinh quang tại đường đua phố Marina Bay– trên thực tế, đây là cuộc đua duy nhất trong lịch năm nay mà anh vẫn chưa giành được chiến thắng.

Tay đua lần đầu tiên xuất hiện trên bục podium tại đây vào năm 2018, đứng thứ 2 sau Hamilton và đứng thứ 3 vào năm sau đó. Cuộc đua đã tạm dừng trong đại dịch COVID-19 và khi nó quay trở lại vào năm 2022, một lỗi tiếp nhiên liệu ở phiên phân hạng đã khiến anh đứng thứ 8 và đứng thứ 7 trong phiên đua chính.

Mọi chuyện thậm chí còn tồi tệ hơn đối với tay đua người Hà Lan vào năm ngoái, khi đội đua Red Bull gặp khó khăn trong khâu thiết lập, anh đã bị loại khỏi phiên phân hạng ở ngay Q2. Tay đua bắt đầu ở vị trí thứ 11 và kết thúc ở vị trí thứ 5. Đó là lần duy nhất anh không thể lên bục podium trong cả mùa giải.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Chặng đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.