Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lewis Hamilton thú nhận rằng việc thay đổi setup một cách đột ngột như trong chặng GP Trung Quốc tuần vừa rồi là một sai lầm lớn.
Mercedes F1 dần nhận ra rằng họ nên chú trọng vào những vấn đề cốt lõi hơn là thử nghiệm hàng loạt những ý tưởng mới, “stop inventing” như Carlos Sainz từng nói.
Cho dù đây là ý đồ của đội đua hay là của riêng Hamilton đi chăng nữa, trong 2 năm rưỡi gần đây, đã nhiều lúc Hamilton và George Russell chỉ ra nguyên nhân của những kết quả không mong muốn là do họ đang “thử nghiệm các kiểu setup khác nhau.”
Và đây lại là vấn đề mà Hamilton thường gặp phải. Trong một thời gian dài thì nguyên nhân được cho là do anh đang giúp đỡ đội đua của mình tìm ra được cấu hình setup ở mức lí tưởng để có thể cải thiện được những chiếc xe cứng đầu ấy. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì anh thú nhận là mình đã tự làm khó bản thân.
Điển hình là sau khi phân hạng và về đích thứ 2 trong chặng đua nước rút (F1 Sprint) tại Thượng Hải, Hamilton lại đứng tận thứ 18 sau sự cố nho nhỏ của mình ở phiên phân hạng chính, để rồi sau đó gặp phải thế bí trước khi anh có thể bù lại phần nào với một chút điểm giành được sau những vòng cuối cùng của phiên đua chính.
Sau khi chặng đua kết thúc thì Hamilton đã lầm lũi lên radio đội và nói rằng: “Ta không nên đổi setup như thế này nữa, Bono. Đó là lỗi của tôi!”
Nhưng đây cũng không phải là lần duy nhất mà Hamilton chịu phần thiệt về mình.
Sau phiên đua nước rút thì anh đã có những “thay đổi lớn về cấu hình xe”, để rồi “phải trả giá đắt” sau phiên đua chính theo như lời của anh. “Tôi sẽ không phạm phải sai lầm tương tự trong tương lai nữa”, anh nói.
Những nhân vật cấp cao tại Mercedes, bao gồm Toto Wolff và Andrew Shovlin, đều đồng ý với tay đua của mình trong việc này. Một số những “thay đổi lớn” đã được tiến hành trên xe, nhưng kết quả thì lại quá là trớ trêu.
Ông Wolff cho rằng đây là “một chiếc xe khó để lái và setup”, nhất là khi xe của Hamilton là “còn rất xa so với mức lí tưởng”. Wolff đã vô cùng thẳng thắn trong buổi họp báo chính thức của Mercedes về phía đội của mình (nhưng không chỉ nói riêng về Hamilton).
“Chúng tôi phải chắc chắn rằng mình không chỉ chăm chăm tìm ra một giải pháp duy nhất cho vấn đề liên quan đến việc vận hành chiếc xe”, ông Wolff khẳng định.
“Chúng tôi đã thay đổi quá nhiều chi tiết trên xe sau phiên đua sprint, và điều này đã khiến cho việc setup trong những ngày còn lại của tuần đua trở nên vô cùng khó khăn”
Hamilton đã tận dụng điều kiện trời mưa trơn trượt trên trường đua để giành được kết quả xuất sắc, cho thấy rằng không chỉ là kỹ năng, kinh nghiệm và ngọn lửa đam mê của anh vẫn còn đó. Và một khi đã phân hạng tốt thì chiếc W15 của anh đã đủ sức để chiến đấu với Ferrari, McLaren và Aston Martin.
Hamilton đã tận dụng hết khả năng của chiếc xe ấy vào ngày thứ Bảy hôm đó. Tuy nhiên, trong phiên phân hạng cũng như là phiên đua chính ngày Chủ Nhật sau đó, Russell lại mới là người đã làm được điều đó. Và với một vị trí xuất phát thấp như vậy thì Hamilton thật khó có thể lội ngược dòng lại được, mà thay vào đó là chỉ có thể trông chờ vào sự cố của các đối thủ mà chiến đấu được ở vài vòng cuối.
Ít ra thì Mercedes đã không phản ứng thái quá như là hồi họ mới bị mất chức đương kim vô địch F1, nhưng nó đã cho thấy sự hấp tấp của một đội đua lừng lẫy một thời.
Mercedes hiện tại chỉ là chiếc xe nhanh thứ 4 tính theo mặt bằng chung. Có vẻ như họ đã cố đâm đầu vào tìm một setup hoàn hảo, từ đó phải chịu rủi ro làm hỏng cả một tuần đua.
Bài học rút ra được ở đây là họ phải biết chấp nhận những giới hạn của chiếc W15 hiện tại và làm hết những gì có thể cho đến khi cải thiện được tình hình. Rõ ràng là Mercedes phải tiếp thêm được hiệu suất cho xe của mình. Russell cũng cho rằng tốc độ tối đa của xe là một yếu tố cốt lõi cần sớm được khắc phục.
“Thực sự không có một giải pháp thần kì cho tất cả các vấn đề ở đây, mà thay vào đó ta phải tập trung vào những nền tảng sẵn có, điển hình như là ở trong hầm gió hay là trong hệ thống mô phỏng CFD để tăng thêm downforce”, anh nhận định.
“Có lẽ đôi lúc mọi việc lại chỉ đơn giản như vậy thôi.”
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Và cho đến khi đạt được mục tiêu của mình thì họ cần phải biết cách xử lí vấn đề như hiện tại.
Trong khi đó, Hamilton cần phải biết được giới hạn và khả năng của mình trên cũng như là bên lề đường đua.
Anh biết rõ chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và anh biết mình đã từng làm những gì để có thể tận dụng tối đa khả năng của chiếc xe mà mình cầm lái bằng cách phanh thật sâu vào trong khúc cua và bằng một cách nào đó, tìm được độ bám lí tưởng. Nhưng có vẻ như thế hệ xe F1 nói chung và Mercedes nói riêng là không phù hợp với kỹ thuật này.
Khi mọi việc diễn ra suôn sẻ thì Hamilton lại hoàn toàn có thể phô trương khả năng của mình, điển hình như là ở Suzuka hay là phiên sprint ở Thượng Hải. Tài năng của tay đua Anh Quốc vẫn còn hiện hữu trong đó.
“Có lẽ đây là mùa giải tệ nhất của tôi, như tôi đã đề cập ở chặng trước”, Hamilton chia sẻ.
“Nhưng với thành tích P2 trong chặng sprint và những quyết định đúng đắn hơn về setup, có lẽ tôi sẽ bắt kịp được George.”
“Nhưng chúng tôi vẫn sẽ nỗ lực không ngừng.”
Mercedes đã lên kế hoạch nâng cấp xe cho tuần đua tới tại Miami, thật lòng mà nói, họ sẽ phải cần nhiều hơn một linh kiện mới hay là một gói cải tiến để tăng thêm tính ổn định về mặt setup cho xe.
Đặc biệt là khi Wolff đã chỉ ra một điều đáng lo ngại về đặc tính của chiếc xe khi ông cho rằng “chiếc W15 khó vận hành ý như đàn anh chị của nó” và có những biểu hiện cũng tương tự như vậy, cho dù Mercedes có cảm thấy là họ đang có những bước tiến mới ở những khúc cua nhanh đi chăng nữa.
“Chúng tôi chắc chắn là sẽ đạt được điều này, ở trong những khúc cua tốc độ cao thì tính cạnh tranh của xe là khá cao, như là ở đoạn Esses của Suzuka, nó khác nhau một trời một vực luôn so với trước đó.”
“Hai tay đua của chúng tôi cho rằng đây là chiếc xe tốt nhất mà họ từng lái trong 2 năm rưỡi vừa qua.”
“Nhưng chúng tôi thực sự bị lép vế ở những khúc cua tốc độ thấp hơn, nên là được bao nhiêu thì mất bấy nhiêu.”
“Đây là điều cần sớm được khắc phục. Chúng tôi đã trải qua bước am hiểu rồi, và bây giờ là đến lúc để cải thiện tình hình”.
“Chúng tôi biết mình đã làm những gì để cải thiện tốc độ của xe ở những khúc cua nhanh, cũng như là việc chiếc xe đã từng rất nhanh trong những khúc cua chậm hơn. Và giờ là lúc kết hợp 2 yếu tố đó lại với nhau.”
“Tuy đã có những thời điểm khả quan hơn, chúng tôi phải thú nhận là nhìn chung thì giờ mình vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh được ở mức cao hơn”.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.