Ferrari nâng cấp xe của mình tại Monza như thế nào?
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chiếc Tyrrell Project 34 là một trong những chủ đề ít được bàn luận nhưng luôn khiến fan F1 khỏi tò mò và thích thú.
Theo như Derek Gardner, nhân vật chính đằng sau thiết kế mang tính cách mạng của chiếc P34, Jackie Stewart đã bất ngờ tới mức sặc nước và ho sù sụ khi được biết tới concept xe mới có một không hai này.
Lúc bấy giờ thì ông Stewart, cựu tay đua F1 của Tyrrell với 3 chức vô địch trong tay, đang nghỉ ngơi trong khoang hạng nhất trên chuyến bay về nhà từ chặng GP Nam Phi năm 1975. Ông đâu có thể ngờ tới là nhà thiết kế của mình lại có thể lẻn vào đây và cho ông biết trước được ý đồ của mình như thế này được.
Nhưng lí do gì đã thúc đẩy Gardner dẫn tới một ý tưởng táo bạo như vậy? Đơn giản mà nói, đó là do sức cạnh tranh khốc liệt đã và đang phát triển không ngừng của F1.
Vào thời kì giữa thập niên 70 của thế kỉ trước, hầu hết các đội đua F1 (ngoại trừ Ferrari) đều dùng chung một dòng động cơ Cosworth DFW, một mẫu hộp số của Hewland và cùng một loại lốp của Goodyear. Đối với Gardner, họ không thể nào tìm thấy một lợi thế lớn hơn so với các đối thủ.
Và thế là, cái khó ló cái khôn, ông đã tìm ra được một giải pháp mà mình đã ấp ủ kể từ khi phải cải tiến chiếc xe Indycar dẫn động 4 bánh của Lotus vào năm 1968: một chiếc xe 6 bánh.
“Tôi đã tính toán đôi chút và kết luận rằng, nếu như mà ta tạo ra một chiếc xe với 4 bánh nhỏ phía trước rộng đúng bằng thân xe thì lực nâng sẽ được giảm đi đáng kể so với hai lốp thông thường”, Gardner trả lời phỏng vấn của tạp chí Autosport. “Nhờ đó mà tôi không cần phải để tâm quá nhiều tới vùng khí động phía trước và, thần kì thay, nó như thể là tôi đã được khuyến mãi thêm 40 hp vậy.”
Sau khi được chủ sở hữu đội đua, Ken Tyrrell, cho phép chế tạo một phiên bản nguyên mẫu P34 đầu tiên (thứ mà kì lạ đến mức đội đua quyết định đặt cho nó cái tên P34 riêng biệt thay vì nối tiếp hệ thống đặt tên cũ).
Một trong những điều đầu tiên mà Gardner đã phải làm là thuyết phục Goodyear sản xuất và cung cấp cho những chiếc lốp 10 inch nhỏ xíu nhưng lại là điểm mấu chốt cho thiết kế của xe.
May mắn là hãng lốp ấy hoàn toàn đồng ý với đề nghị mới mẻ này, nhưng họ cũng như đội đua đều muốn giữ kín bí mật này cho đến chặng đua đầu tiên của mùa giải. Họ giữ bí mật tốt đến nỗi đến cả hai tay đua còn không biết cho đến khi chạy thử xe.
Điều này đảm bảo bất kì ai theo dõi F1 bấy giờ đều ngã ngửa khi nhìn thấy chiếc P34 lần đầu tiên trên trường đua. Phóng viên kì cựu chuyên đưa tin về F1, Denis Jenkinson, là một trong những người đầu tiên được tận mắt chứng kiến chiếc xe ấy.
“Khi mà Ken Tyrrell gọi điện và nói: ‘Anh có thể tới đây được không? Tôi có cái này muốn cho anh xem’ thì ta không thể nào mà hỏi ‘Cái gì?’ hay là ‘Tại sao?’”, ông viết trong quyển Jenks: Một đam mê thể thao tốc độ (Jenks: A Passion for Motorsport).
“Tôi đã leo lên xe máy và đi thẳng tới nhà Ken ở Tây Clandon, và sau khi đã nhâm nhi ly cà phê thì anh ta nói: ‘Ra vườn với tôi mà xem’. Tôi không biết phải mong đợi điều gì. Và một khi ra vườn thì tôi đã phải há hốc mồm ra trong kinh ngạc. Ken thì cười hả hê, còn tôi thì coi như đứng hình luôn...”
Phải đến tận chặng GP Tây Ban Nha 1976 tại Jarama, chặng đua thứ 4 của mùa giải và là đầu tiên trong năm tại châu Âu, thì Tyrrell mới mang vũ khí bí mật của mình ra thi đấu. Patrick Depailler đã cầm lái chiếc P34 duy nhất lúc bấy giờ, còn Jody Scheckter chạy chiếc 007 cũ thêm một vài chặng nữa trước khi chuyển sang xe mới.
Đến lúc này thì chiếc P34 đã được thử nghiệm xuyên suốt và đã cho thấy được rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là khi vào cua. Tiềm năng này đã được khai phá ngay lập tức khi mà Depailler đã giành vị trí thứ 3 trong vòng phân hạng – cao hơn 11 vị trí so với đồng đội trong thế hệ xe cũ hơn.
Tuy nhiên, tay đua đến từ Pháp đã phải bỏ cuộc sau 26 vòng đua do lỗi hệ thống phanh – một trong những vấn đề lớn nhất của chiếc P34 do kích cỡ bánh trước vô cùng nhỏ. Nhưng chỉ hai tuần sau đó, trên chiếc P34 thứ hai, Scheckter đã giành vị trí thứ tư trong chặng GP Bỉ năm ấy.
Không chỉ dừng lại ở đó, ở chặng đua tiếp theo tại Monaco, Scheckter và Depailler đã lần lượt giành vị trí thứ 2 và 3 chỉ ngay sau chiếc Ferrari của Niki Lauda.
Nhưng thành công nhất phải kể đến chặng GP Thụy Điển tại trường đua Anderstorp, khi mà Scheckter, chỉ trong chặng đua thứ 4 của chiếc P34, đã giành pole và dẫn đầu đồng đội để mà cùng nhau giành vị trí 1-2 mang tính lịch sử đối tới đội đua.
1 pole, 1 chặng thắng và 5 podium cũng không đủ để mà Scheckter có cảm tình với chiếc xe này. Tay đua người Nam Phi chưa bao giờ thích cảm giác lái của chiếc P34, nhất là khi nói về hệ thống phanh.
Với 4 bánh trước và 6 trục xe, nguyên lí cân bằng phanh giờ đây không còn là trước với sau mà là trước-trước-sau. Hệ quả là cứ mỗi khi vào phanh thì cứ như thể là chiều dài cơ sở của xe thay đổi liên tục tùy theo trục nào bị lock-up vậy.
“Đáng lẽ là hệ thống phanh phải tốt hơn. Trên đường thẳng thì đúng là như vậy, nhưng một khi vào cua là bốn bánh trước y như rằng sẽ trượt và tôi lại phải nhả ga và mất đi lợi thế,”Scheckter chia sẻ khi được tạp chí Motor Sport phỏng vấn năm 2008.
“Nó chỉ có lợi thế trên mặt đường nhựa thật là phẳng mà thôi, mà thời đó thì mấy khi được như vậy chứ.”
Ronnie Peterson, tay đua đã điều khiển chiếc xe đó vào năm 1977, cũng không thể trở nên quen thuộc với chiếc xe 6 bánh này.
Tuy nhiên, Depailler, người được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy thành công của dự án P34 với 8 podium trong 2 mùa giải, lại hoàn toàn ngược lại và cảm thấy vô cùng thoải mái với đặc tính “sắc nhọn” với xu thế hay oversteer của chiếc xe.
Khác với lốp xe với vành cỡ 18 inch nằm chễm chệ hai bên halo như ngày nay, bất kì ai cầm lái chiếc P34 sẽ nhận thấy là 4 lốp trước nhỏ tới mức mà chúng hoàn toàn bị khuất đằng sau hai bên khoang lái của xe. Vậy thì làm thế nào để họ có thể nhìn thấy được trạng thái, vị trí hay là độ mòn của lốp mỗi khi đua?
Và thế là giải pháp mới đã được đưa ra. Ở hai bên thân xe là hai tấm cửa sổ trong suốt với thiết kế làm người ta liên tưởng tới cửa sổ tàu biển hay là máy bay hơn, cho phép các tay đua nhìn thấy được hai trục trước và định vị được phía trước xe tốt hơn mỗi khi vào cua.
(Fun fact: thiết kế tương tự cũng đã được sử dụng trên chiếc McLaren Senna hơn 40 năm sau đó.)
Tuy đôi lúc bị bùn đất bắn lên và làm khuất tầm nhìn, hai tấm cửa sổ ấy lại vô cùng hữu dụng trên trường đua.
Điển hình là tình huống oái oăm của Scheckter trong vòng chạy thử tại GP Thụy Điển, khi mà tay đua người Nam Phi có cảm giác là lốp trước đã bị hụt hơi và tá hỏa khi nhìn qua của sổ và nhìn thấy một đĩa phanh không bánh đứng yên trên xe...
Như một ngọn lửa bùng cháy để rồi thình lình vụt tắt, chiếc P34 thành công là thế nhưng rồi cũng lụi tàn.
Nhưng tại sao Tyrrell lại không thể tiếp tục theo đuổi dự án này sau năm 1977? Lí do nằm ở chính 4 bánh trước ấy, hay nói đúng hơn là bộ lốp của chúng. Trong khi Goodyear không ngừng hỗn hợp lốp tiêu chuẩn, loại lốp nhỏ dành riêng cho chiếc P34 gần như bị bỏ ngỏ và không thay đổi gì trong suốt 2 năm ấy.
Hậu quả là chiếc xe trở nên ngày càng mất cân bằng và dần dần làm mai một đi lợi thế vốn có của nó: cải thiện độ bám phía trước khi vào cua.
Nếu như có được hỗn hợp lốp hoàn hảo thì liệu chiếc P34 có thể nhanh đến cỡ nào? Ta không thể biết được chắc chắn điều này. Nhưng có một điều thú vị là chính chiếc xe này đã rất nhiều lần giành chiến thắng trong những sự kiện đua xe F1 cổ khi được chạy trên những bộ lốp được thiết kế riêng cho dòng xe này.
Mặc dù March, Ferrari và Williams đều đã thử nghiệm với xe 6 bánh ít nhất là 1 lần (nhưng lại là 4 bánh phía sau), Tyrrell cho đến ngày nay là đội đua duy nhất giành được chiến thắng trên 6 bánh – điều mà có lẽ sẽ không bao giờ được lặp lại trong lịch sử F1 (phần cũng vì thiết kế này đã bị cấm từ những thập niên 80).
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.