Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Cái tên Mercedes-AMG Petronas F1 ngày nay là hiện thân của 4 đội đua từng có nhiều thành tích bậc nhất giải đấu.
Bộ môn đua xe thể thao F1 luôn luôn chứng kiến nhiều sự thay đổi theo thời gian. Trong suốt lịch sử tồn tại của giải đấu kể từ năm 1950, chỉ có một số ít đội đua vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.
Ngoài ra, rất nhiều đội đã đến với giải, rồi lại bỏ giải ra đi. Tuy nhiên, phần lớn các đội không bao giờ giải thể hẳn, mà chọn cách đổi tên từ thương hiệu này sang thương hiệu khác. Một ví dụ điển hình về cách tổ chức này là sự thành lập của Mercedes-AMG, với rất nhiều sự chuyển giao giữa các đội đua khác nhau.
Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Otoman tìm lại các đội đua tiền thân của những “Mũi tên Bạc” hiện giờ.
Đội đua Tyrrell tham gia F1 lần đầu tiên vào năm 1968. Ông chủ của đội – Ken Tyrrell là người luôn mong muốn được tham gia đua xe ở các giải đấu cấp độ cao nhất. Nhờ có sự tài trợ của các tập đoàn lớn như Elf và Ford, cộng với sự hợp tác với hãng xe đến từ Pháp – Matra, giấc mơ của Ken đã trở thành hiện thực.
Lúc đó, Ken sỡ hữu trong đội hình của mình tay đua kiệt xuất Jackie Stewart. Chính huyền thoại người Scotland này đã đưa đội tới đỉnh cao lần đầu tiên vào năm 1969 với danh hiệu vô địch thế giới cho các tay đua.
Thập niên 70 thậm chí còn diễn ra ngọt ngào hơn với Tyrrell. Họ trở thành một đội đua độc lập và không còn phụ thuộc vào Matra. “Chiến mã” 003 và 006 của họ đã trở thành những chiếc xe thành công nhất trong lịch sử của đội khi đưa Jackie Stewart lên ngôi vương thêm 2 lần nữa vào năm 1971 và 1973. Bản thân đội đua này cũng có cho mình một chức vô địch thế giới đội đua vào năm 1971.
Thành công là thế, nhưng Tyrrell bắt đầu sa sút từ những năm 80. Việc thiếu đi nguồn vốn cần thiết khiến cho họ phải chấp nhận sử dụng động cơ đốt trong truyền thống Cosworth DFV (vốn bất lợi hơn rất nhều trong kỷ nguyên của động cơ tăng áp). Chiến thắng cuối cùng của đội là ở GP Detroit 1983. Sau mùa giải 1998, Ken Tyrrell chính thức bán lại đội đua của mình cho tập đoàn thuốc lá Anh Mỹ (British American Tobacco).
Không chỉ được biết đến với những thành tích trong quá khứ, Tyrrell còn được nhắc tới như là một đội đua với những phát minh kỳ quái. Điển hình trong số này có chiếc xe 6 bánh Tyrrell P34, được sử dụng trong mùa giải 1976. Đây cũng là cỗ máy 6 bánh duy nhất từng chiến thắng ở F1 khi đội về nhất tại đường đua Anderstorp, Thụy Điển.
Ngoài ra thì trong năm 1997, đội còn từng thử nghiệm 2 cánh “chữ X” nối từ phần hốc lấy gió làm mát ở thân xe (sidepod) với gương. Tyrrell tính toán rằng thiết kế này có thể tăng lực downforce cho xe thêm tới 5%, rất phù hợp với những đường đua có đoạn thẳng ngắn và nhiều góc cua như Monaco.
BAR, hay tên đầy đủ là British American Racing, là đội đua được sở hữu bởi tập đoàn thuốc lá Anh Mỹ. Ngay trong mùa giải ra mắt, đội đua này đã thể hiện rõ tham vọng của mình khi chiêu mộ nhà vô địch thế giới năm 1997 – Jaques Villeneuve.
Tuy nhiên, mùa giải ra mắt của họ lại được người ta nhắc tới nhiều hơn bởi những lùm xùm bên ngoài đường đua. Câu chuyện là đội đua này muốn sử dụng 2 chiếc xe với màu sơn khác biệt hoàn toàn để quảng cáo 2 sản phẩm thuốc lá nổi tiếng của họ (555 và Lucky Strike). Điều này là trái với quy định của F1 lúc bấy giờ, do đó họ buộc phải trộn lẫn hai màu đỏ và xanh trên chiếc BAR 01.
Dù rất “màu mè”, thành tích của đội trong mùa giải đầu tiên là tương đối nghèo nàn. Chiếc xe có tốc độ tốt nhưng lại thiếu đi sự ổn định về độ bền. Điều này đã khiến Jaques Villeneuve có chuỗi 11 chặng đua không thể về đích liên tiếp, đồng thời đội cũng không thể ghi được bất cứ điểm số nào.
Bắt đầu từ năm 2000, Honda trở thành nhà cung cấp động cơ cho BAR, và những tia sáng bắt đầu xuất hiện. Villeneuve đem về những podium đầu tiên cho đội trong mùa giải 2001. Tuy vậy, mọi thứ chỉ thực sự khởi sắc kể từ khi Dave Richards trở thành đội trưởng của đội (năm 2002).
Trong mùa giải sau đó, Jaques Villeneuve được thay thế bởi tay đua trẻ Jenson Button. Sự thay đổi nhân sự này giúp cho đội đạt được thêm nhiều kỳ tích. Đỉnh điểm là vào năm 2004, Jenson Button dành tới 10 podium và 1 pole, góp công lớn giúp cho BAR về đích thứ hai trên bảng xếp hạng đội đua với 19 điểm.
Dù vậy, thành công không kéo dài được bao lâu thì đến cuối năm 2005, tập đoàn thuốc lá Anh Mỹ chính thức bán lại 100% cổ phần cho nhà cung cấp động cơ của họ – Honda.
Honda tiếp quản BAR kể từ mùa giải 2006. Cựu tay đua của Ferrari – Rubens Barrichello được ký hợp đồng để song hành cùng Jenson Button. Chiếc RA106 của đội tỏ ra rất mạnh mẽ trong các buổi thử xe đầu mùa. Tuy nhiên, khi bước vào mùa giải, độ bền của xe đã làm họ mất đi những điểm quý giá.
Kết quả của đội ở nửa sau của mùa giải dần tích cực hơn, trong đó có chiến thắng đầy bất ngờ của Jenson Button tại Hungary (dù chỉ xuất phát thứ 14). Thế nhưng, những nỗ lực của đội là quá ít và quá muộn màng để cứu vãn cả một mùa giải.
Mọi chuyện còn trở nên tệ hơn với Honda trong các năm 2007 và 2008. Hai chiếc RA107 và RA108 không tài nào cạnh tranh nổi với nhóm đầu, và thậm chí còn rơi vào nhóm các đội đua phía dưới. Trong suốt 2 mùa giải, Honda chỉ ghi được vỏn vẹn có 20 điểm và 1 lần duy nhất góp mặt trên bục podium nhờ Rubens Barrichello (tại GP Anh 2008).
Kết thúc mùa giải năm ấy, Honda tuyên bố rút lui khỏi F1 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây là lúc đội đua Brawn GP ra đời.
Tháng 3 năm 2009, cựu giám đốc kỹ thuật của Honda – ông Ross Brawn mua lại Honda và đổi tên đội thành Brawn GP. Ngay lập tức, đội được trang bị động cơ tối tân của Mercedes, đồng thời chiếc BGP 001 đã được Honda nghiên cứu và phát triển rất kỹ càng cho mùa giải 2009 (trước khi bán đội). Những yếu tố này đã giúp Brawn GP thống trị phần đầu của mùa giải năm ấy. Sự khác biệt của họ so với phần còn lại của đoàn đua nằm ở bộ khuếch tán đôi (double diffuser).
Jenson Button dành chiến thắng ở 6 trong số 7 chặng đua đầu tiên của mùa giải. Và dù cho ở giai đoạn sau đó, Button và Brawn không còn duy trì được vị thế của mình, khoảng cách tương đối lớn trên bảng xếp hạng vẫn giúp cho đội đua này dành được cú đúp danh hiệu tay đua và đội đua. Brawn GP trở thành đội đua tân binh duy nhất trong lịch sử F1 làm được điều này.
Dẫu vậy, cuộc hành trình của Brawn GP cũng chỉ kéo dài có một mùa giải duy nhất, trước khi Daimler AG – công ty mẹ của Mercedes mua lại 75% cổ phần của đội. Kể từ đó, phần còn lại đã trở thành lịch sử.
Như vậy, từ đội đua tư nhân của Ken Tyrrell, qua nhiều lần sang tên đổi chủ, giờ đây Mercedes-AMG Petronas F1 Team đã trở thành một trong những đội đua xuất sắc nhất trong suốt hơn 70 năm chiều dài của F1. Tính đến thời điểm hiện tại, những “Mũi tên Bạc” đã có cho riêng mình 8 danh hiệu vô địch thế giới ở hạng mục đội đua, và 7 danh hiệu cá nhân thuộc về Lewis Hamilton và Nico Rosberg.
Rõ ràng, dù cho có là fan của đội hay không đi chăng nữa, tất cả người hâm mộ F1 trên toàn thế giới sẽ đều dành cho Mercedes-AMG một sự nể phục nhất định. Còn bạn, bạn có cảm nhận gì về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của đội đua nước Đức ngày nay? Bạn muốn tìm hiểu về đội đua F1 nào? Hãy để lại suy nghĩ của mình ở phần bình luận nhé!
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.