Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Mặc dù không được chinh chiến nhiều giải đua, R390 GT1 vẫn là mẫu xe có vị trí đặc biệt trong lịch sử các dòng xe thể thao của Nissan.
Cuối thế kỷ 20, hãng Nissan đã sở hữu một chiếc xe đua thực thụ có khả năng cạnh tranh sòng phẳng cho chức vô địch tại giải đua Le Mans 24h - giải đua đường trường nổi tiếng nhất thế giới.
Dù Nissan không về nhất nhưng chiếc xe của họ vẫn được lên bục nhận giải với vị trí thứ ba tại cuộc đua năm 1998. Chiếc xe được nói đến chính là Nissan R390 GT1, và tính đến hiện tại, đó vẫn là chiếc xe thành công nhất của Nissan tại Le Mans.
Nissan R390 GT1 được trình làng vào năm 1997, nhưng câu chuyện đã bắt đầu từ hai mùa giải trước đó, khi Nissan Motorsports tham chiến thể thức đua đường trường, bao gồm giải Le Mans, với biến thể dòng GT1 của mẫu Nissan Skyline GT-R.
Các mẫu xe dòng GT1 chiếm thế áp đảo tại thời điểm đó, và chiếc McLaren F1 GTR đã giành chiến thắng tại Le Mans năm 1995. Một mẫu xe Nissan mang thương hiệu phân nhánh Nismo đã về đích với vị trí thứ 10 chung cuộc, và một mẫu xe khác thậm chí không thể hoàn thành cuộc đua.
Vào năm 1996, phiên bản Nismo Skyline GT-R LM tốt nhất cũng chỉ giành vị trí thứ 15 tại Le Mans.
Ban lãnh đạo Nissan không hài lòng về kết quả đó và đã yêu cầu phát triển một mẫu xe đua chuyên dụng mới. Theo truyền thống đặt tên của những mẫu xe đua trước đó, mẫu xe mới sẽ mang tên R390.
Theo yêu cầu của các quy định thì phải có một phiên bản đường phố của nó, vậy nên hai chiếc R390 hợp pháp để chạy trên đường đã được tạo ra. Vậy là đủ để khởi động quá trình sản xuất phiên bản xe đua.
Trong việc tìm đối tác, Nissan đã tìm đến chuyên gia nổi tiếng Tom Walkinshaw Racing (TWR). Ian Callum và Tony Southgate của TWR chịu trách nhiệm về phần thiết kế và khí động học, cùng với sự giúp đỡ của Yutaka Hagiwara đến từ Nismo.
Southgate từng góp công phát triển chiếc Jaguar XJR-9 vô địch giải Le Mans, vậy nên mọi người tin rằng ông có thể đáp ứng mong muốn của những ông chủ người Nhật Bản.
Các kỹ sư Nismo và TWR từ chối khối động cơ đến từ mẫu xe tiền nhiệm Skyline GT-R LM, họ chọn mẫu động cơ cũ nhưng đáng tin cậy từ mẫu xe nhóm C - Nissan R89C. Đó là động cơ mang mã VRH35Z, một mẫu động cơ 3.5L V8 với lốc máy làm bằng nhôm.
Tất nhiên, động cơ đã được nâng cấp và nó sản sinh ra công suất tối đa lên tới 640 hp tại vòng tua máy 6,800 vòng/phút, trong khi trên phiên bản đường phố, khối động cơ này tạo ra 550 hp. Cả hai phiên bản đều đi kèm với hộp số tuần tự 6 cấp.
Sau khi nguyên mẫu được phát triển và kiểm tra ở Anh, hai chiếc xe phiên bản đường phố được sản xuất tại nhà máy Atsugi ở Nhật Bản. Một trong hai chiếc xe đó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của Nissan, trong khi chiếc còn lại đã được bán cho một vị khách giấu tên tại một buổi đấu giá.
Ba chiếc xe phiên bản đường đua mang số hiệu 21, 22 và 23 trong sắc đen và đỏ được hoàn thành kịp tiến độ cho giải đua Le Mans 24h năm 1997. Chúng được yêu cầu phải điều chỉnh lại sau quá trình kiểm tra kỹ thuật, nhưng cuối cùng vẫn được phép tham dự cuộc đua.
Đội xe này đã phô diễn khả năng vận hành và tốc độ ấn tượng ở vòng đua sơ loại vào tháng năm, Martin Brundle là người hoàn thành một vòng đua tốt nhất với thời gian là 03:45:15.
Ở vòng đua phân hạng, chiếc xe số 21 của Martin Brundle, Jorg Müller và Wayne Taylor giành vị trí xuất phát thứ 12. Mẫu xe xếp hạng cao nhất trong đội là xe số 22 của Riccardo Patrese, Eric van de Poele và Aguri Suzuki, xuất phát ở vị trí thứ 4.
Cả hai chiếc xe kể trên đều phải bỏ cuộc khi gặp phải tình trạng quá nhiệt hoặc những vấn đề liên quan đến hộp số. Xe số 23, với vị trí xuất phát thứ 21, là chiếc chậm nhất trong đội, nhưng lại là chiếc duy nhất có thể hoàn thành chặng đua.
Sau hai lần thay hoàn toàn hộp số và chậm hơn nhà vô địch 67 vòng, chiếc Nissan R390 GT1 mang số hiệu 23 về đích ở vị trí số 12 chung cuộc, xếp vị trí thứ 5 ở phân hạng GT1. Chiếc xe được cầm lái bởi các tay đua Kazuyoshi Hoshino, Erik Comas và Masahiko Kageyama.
Tại giải đua Le Mans 24h năm 1998, Nissan mang đến bốn chiếc xe được nâng cấp nhẹ so với các chiến binh của năm 1997. Mẫu R390 GT1 phiên bản 1998 có đuôi sau dài hơn, cánh gió sau và bộ khuếch tán sau mới.
Mặc dù bị lấn át bởi các đối thủ mạnh ở vòng đua phân hạng, nhưng tại vòng đua chính thức, tốc độ không phải là yếu tố duy nhất. Cả bốn chiếc Nissan đã cho thấy sự bền bỉ tuyệt vời của chúng khi cùng hoàn thành cuộc đua và về đích ở các vị trí thứ 3, thứ 5, thứ 6 và 10 chung cuộc.
Về sau hai chiếc Porsche 911 GT1 quá vượt trội, chiếc Nissan R390 GT1 số 32 với ba tay lái người Nhật đã giành về cho hãng xe vị trí podium lịch sử.
Các tay đua Aguri Suzuki, Kazuyoshi Hoshino và Masahiko Kageyama đã hoàn thành 347 vòng tại trường đua Circuit de la Sarthe, ít hơn bốn vòng so với nhà vô địch.
Xếp sau ở vị trí thứ 4 là chiếc R390 GT1 mang số hiệu 30 được cầm lái bởi John Nielsen, Michael Krumm và Franck Lagorce. Ngay sau họ là xe số 31 của Jan Lammers, Erik Comas và Andrea Montermini.
Chiếc xe còn lại mang số hiệu 33 xếp ở vị trí thứ 10, thuộc về một tổ đua đến từ Nhật Bản, gồm Satoshi Motoyama, Takuya Kurosawa và Masami Kageyama.
Điều luật ở giải đua năm 1999 đã có những thay đổi và những chiếc xe R390 GT1 không còn được phép tham dự giải đua Le Mans, tương tự như những chiếc xe GT1 khác. Vậy là, chỉ sau hai lần tham dự Le Mans với tám chiếc xe được sản xuất, dự án R390 GT1 đã kết thúc.
Năm 1999, dòng xe R391 được khởi động làm mẫu thay thế, nhưng vòng đời của nó chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 năm bởi Nissan đã kết thúc dự án xe đua thể thao của hãng vào năm 2000.
Nissan chưa bao giờ có thêm một lần lên bục podium và đó là lý do vì sao chiếc R390 GT1 xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử các dòng xe thể thao của hãng, bên cạnh các mẫu Skyline GT-R.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.