Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Theo thời gian, vô lăng xe hơi bắt đầu phát triển cả về kiểu dáng lẫn tính năng.
Ở phần trước, chúng ta đã nhìn lại những bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển vô lăng. Có thể nói, đó là những bước tiến chậm rãi, nhưng đều là những cột mốc quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ đến gần hơn với vô lăng hiện đại, và thậm chí là cả những chiếc vô lăng trong tương lai.
Trước năm 1968, những chiếc vô lăng luôn được thiết kế cố định với chiều cao ngang ngực người lái. Điều này dẫn đến một mối lo ngại rằng nếu vô lăng bị gãy, trụ lái sẽ trở thành một ngọn giáo vô cùng nguy hiểm.
Nhận thức rõ nguy cơ ấy, chính phủ Mỹ đã đặt ra 2 quy định về tiêu chuẩn an toàn cho xe: xe phải có dây an toàn và trụ lái phải có khả năng thu gọn.
Năm 1950, Ford đã xem xét vấn đề trên và sản xuất ra vô lăng nan hoa có thể uốn cong. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu. Năm 1967, Chevrolet bắt đầu thử nghiệm một bộ trụ lái gồm hai mảnh lồng vào nhau, kèm theo lưới thép co lại dưới áp lực, từ đó cho phép trụ lái có thể thu gọn như kính thiên văn.
Hầu hết mọi người đều cho rằng Mercedes là hãng xe tiên phong trong việc gắn nút chỉnh âm vào vô lăng. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Vị trí dẫn đầu thuộc về một mẫu xe dành cho thị trường nội địa Nhật Bản, được sản xuất trong giai đoạn từ cuối năm 1970 - đầu 1980.
Ở thị trường Mỹ, Nissan 300ZX phiên bản kỷ niệm 50 năm được ghi nhận là chiếc xe đầu tiên có nút điều chỉnh âm thanh gắn trên vô lăng. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của công nghệ này.
Trước khi trở nên phổ biến, túi khí đã trải qua một quá trình phát triển rất dài. Năm 1920, túi khí trên máy bay được cấp bằng sáng chế. Mãi đến năm 1951, một kỹ sư người Đức có tên Walter Linderer mới xin cấp bằng sáng chế cho túi khí trên xe hơi.
Hai năm sau, công nghệ này được chấp thuận. Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn là bằng sáng chế lại thuộc về một người khác có tên John W. Hetrick. Dù vậy, các nhà sản xuất xe vẫn chưa bắt tay vào hiện thực hóa những sáng chế ấy.
Năm 1971, Ford rục rịch thử nghiệm công nghệ này, theo sau là GM vào năm 1973. Cuộc đua của những chiếc túi khí chính thức bắt đầu. Theo quy định pháp luật bấy giờ, xe không bắt buộc phải có dây an toàn chéo vai nếu đã được trang bị túi khí. Do đó, GM đã không ngừng quảng cáo cho túi khí của mình như một sự thay thế cho những chiếc dây đai bất tiện.
Năm 1981, Mercedes mang đến những chiếc túi khí với vai trò là hệ thống hạn chế va đập bổ sung (supplemental restraint system, SRS). Nối tiếp sau đó là Porsche với trang bị túi khí SRS tiêu chuẩn dành cho cả người lái lẫn hành khách. Công nghệ này được ra đời trên chiếc Porsche 944 (phiên bản tăng áp được sản xuất vào năm 1987).
Năm 1988, Chrysler cũng gia nhập cuộc đua túi khí. Trong một vụ va chạm giữa hai chiếc LeBaron đời 1989 được ghi nhận vào năm 1990, cả hai người lái đều chỉ bị thương nhẹ dù 2 chiếc xe đã rơi vào tình trạng bẹp dúm.
Những chiếc vô lăng đầu tiên đều được làm từ kim loại và bọc gỗ. Tuy nhiên, thiết kế này khá đắt đỏ và các tay đua luôn phải đeo găng tay khi lái để phòng trường hợp lớp gỗ bị tróc ra. Theo thời gian, gỗ dần được thay thế bởi nhựa.
Từ thập niên ‘60, những chiếc vô lăng bọc da với độ bám tốt hơn và thiết kế đẹp mắt hơn bắt đầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên, da thật chỉ được sử dụng trên những chiếc xe hơi cao cấp. Hầu hết các xe đều dùng nhựa giả da để bọc vô lăng.
Ngày nay, vô lăng thường được bọc nhựa tổng hợp. Gỗ, sợi carbon và nhiều vật liệu mới lạ khác vẫn được ứng dụng trên các dòng xe hạng sang. Tất nhiên là với công nghệ hiện đại, lớp bọc này không còn bị tróc ra như trước.
Các chấu kết nối vành vô lăng với trụ lái ghi nhận nhiều sự thay đổi nhất theo thời gian. Ban đầu, thiết kế 4 chấu được ưu ái chọn lựa và dần dần được rút gọn về 3. Thiết kế chấu đơn sớm được Citroen áp dụng suốt một thời gian dài, kể cả trên những chiếc DS cổ từ thập niên ‘70.
Hình dáng của vô lăng cũng vô cùng đa dạng, từ dáng cánh bướm, dáng thuôn dài cho đến hình vuông.
Trong đó, chiếc Austin Allegro đến từ Anh từng gây chú ý khi sử dụng thiết kế hình vuông và nhận về khá nhiều “gạch đá” của báo chí và người dùng. Hãng Plymouth cũng từng thử nghiệm thiết kế tương tự với tên gọi hoa mỹ là “vô lăng khí động”, nhưng phản ứng thu về cũng chẳng khá hơn là bao nhiêu.
Vô lăng đáy phẳng thường được sử dụng cho xe đường trường với mục đích làm đẹp thuần túy mà không có bất kỳ lợi ích thực tế nào. Những chiếc vô lăng này gây ra nhiều điều bất tiện, đặc biệt là khi thực hiện thao tác đỗ xe.
Trong năm 2021, đã có rất nhiều chiếc vô lăng độc đáo được trình làng. Chevy mang đến cho Corvette một chiếc vô lăng khá vuông vắn. Aston Martin Valkyrie thì gây ấn tượng cực mạnh với vô lăng hình chữ nhật.
Nối tiếp Valkyrie, chiếc Victor chính thức lăn bánh cùng vô lăng lấy cảm hứng từ xe đua. Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến thiết kế vô lăng hiện đại và trực quan của Tesla Model S Plaid. Chưa hết, BMW thậm chí còn chế tạo ra một chiếc vô lăng có khả năng gập lại và ẩn đi khi xe vận hành ở chế độ lái tự động.
Thật khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với những chiếc vô lăng. Liệu sẽ còn có những cải tiến nổi bật nào? Và liệu vô lăng có thể bị loại bỏ khỏi xe hơi trong tương lai gần hay không?
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Lịch thi đấu giải vô địch thế giới F1 của chặng đua sắp diễn ra, nằm trong 24 chặng của mùa giải 2024, được cập nhật liên tục và chính xác theo giờ Việt Nam.
Bảng xếp hạng giải vô địch thế giới F1 của mùa giải 2024, chi tiết và đầy đủ thông tin tay đua, đội đua, được cập nhật liên tục và chính xác sau mỗi chặng đua.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.