Tất tần tật về hệ thống tính điểm trong F1
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Một lỗi sai tưởng chừng rất nhỏ trong một điều lệ tồn tại gần 30 năm đã khiến cho Charles Leclerc và Lewis Hamilton mất đi cơ hội lớn ghi điểm tại Austin, Mĩ.
Nói chung, một khi mà đại diện ban kĩ thuật F1 của FIA, ông Jo Bauer, đã báo cáo cho các trọng tài về phần sàn xe bị mòn vượt ngưỡng cho phép trên hai chiếc xe số 16 và 44, thì việc cả hai tay đua Charles Leclerc (Ferrari) và Lewis Hamilton (Mercedes) bị tước kết quả đua là điều không thể tránh khỏi.
Đúng như lo ngại này, chỉ 2 tiếng sau khi ăn mừng podium của mình, Hamilton đã “bị cướp” mất vị trí thứ 2 trong chặng đua tại Mĩ, trong khi Leclerc mất đi 8 điểm quý giá từ vị trí thứ 6.
Điều này đã phần nào làm thay đổi cục diện cuộc chiến giữa các tay đua và các đội đua (xếp sau Max Verstappen và Red Bull) trên bảng xếp hạng mùa giải 2023. Điều đáng nói là việc chỉ chênh nhau một vài điểm thôi cũng có thể dẫn tới sự chênh lệch về vị trí xếp hạng, từ đó ảnh hưởng đến mức tiền thưởng lên tới hàng chục triệu USD.
Nhưng chính xác thì hai đội này đã phạm phải luật gì mà lại bị tước kết quả một cách “không thương tiếc” như vậy? Có phải tất cả các xe đều được kiểm tra độ mòn ván sàn hay không? Và liệu phiên đua Sprint trước đó có liên quan gì đến sự việc này hay không?
Tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những câu hỏi trên “ngay và luôn” trong bài viết này.
Đầu tiên cần khẳng định rằng cả hai chiếc xe đều đã vi phạm Điều 3.5.9 của quy định kỹ thuật mùa giải 2023. Điều này nói rằng:
Độ dày ban đầu của kết cấu ván sàn so với phần bề mặt thấp nhất phải ở mức 10mm ± 0,2mm và phải đồng chất khi còn mới. Độ dày thấp nhất ở mức 9mm sẽ được chấp nhận do độ mòn trong quá trình hoạt động của xe, và những điểm được đục sẵn lỗ nhất định sẽ là căn cứ cho những lần kiểm tra sau này.
Việc trang bị tấm ván dưới sàn xe F1 là một trong những quy định an toàn được ứng dụng vào giải sau tai nạn thương tâm của hai tay đua Roland Ratzenberger và Ayrton Senna tại Imola (vào năm 1994).
Đứng trước lo ngại về độ an toàn ở tốc độ cao của những chiếc xe F1 thời bấy giờ, FIA đã yêu cầu các đội lắp đặt một thanh gỗ laminate với độ dày 10mm ở phía dưới gầm xe. Từ đó, họ có thể kiểm soát khoảng sáng gầm xe cũng như lượng downforce mà xe có được.
Chỉ 1 tháng sau khi quy định trên được đưa vào tiến hành, Michael Schumacher đã mất đi chiến thắng tại chặng GP Bỉ năm 1994 do thanh gỗ dưới gầm chiếc Benetton B194 của anh đã bị mòn quá mức. Khi đó, anh đã phải trao lại chiến thắng của mình cho đối thủ là Damon Hill của đội Williams.
Tình huống này cũng có một số điểm tương đồng so với chặng GP Mĩ 2023 vừa rồi, khi mà các đội đua không thể đánh giá toàn diện khoảng sáng gầm xe (do có quá ít thời gian chạy thử trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy đầy mưa).
Ở tình huống của Schumacher, ngày Chủ nhật tuần đó lại không có lấy nổi một giọt mưa nào. Đội của anh còn cẩn thận nâng cao gầm xe ngay trước phiên đua chính.
Tuy nhiên trong cuộc đua, Schumacher đã mất lái và lỡ để mòn gầm khi xe lao qua lề. Chính điều này đã khiến cho anh bị tước kết quả đua. Benetton (đội đua chủ quản của Schumacher lúc bấy giờ) chắc chắn là đã vô cùng khó chịu vì điều này.
Đã có tổng cộng 4 xe bị kiểm tra về độ mòn của ván sàn tại Austin (Mĩ), nhưng chỉ có xe của Hamilton và Leclerc là vi phạm luật đua. Chiếc Red Bull RB19 số 1 của Max Verstappen và chiếc MCL60 số 4 của Lando Norris là hai chiếc xe còn lại trong số đó.
FIA luôn luôn tiến hành những bài kiểm tra kĩ lưỡng và nghiêm ngặt sau mỗi chặng đua, nhưng họ sẽ không thể nào có đủ thời gian để kiểm tra hết toàn bộ 20 chiếc xe đã thi đấu. Vì thế, người ta chỉ chọn ra 4 xe của 4 đội đua đứng đầu chặng đua đó.
FIA cũng đã công bố bản danh sách dài 4 trang gồm tất cả các bộ phận được kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc đua chính. Bên cạnh 4 tay đua nói trên, quy định trên không bao gồm việc kiểm tra thêm chiếc xe còn lại của đồng đội của họ.
Đây thực sự là một câu hỏi khó để phỏng đoán, vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Đúng là về mặt lý thuyết thì gầm xe càng thấp thì xe sẽ càng nhanh, do hệ quả của hiệu ứng mặt đất. Tuy nhiên, ở một trường đua có bề mặt gồ ghề như COTA, cũng không thể loại bỏ khả năng gầm xe bị mòn chỉ vì một phần nào đó của đường đua.
Thậm chí, chỉ một lần đụng gầm vào lề cũng đã là đủ để tấm ván sàn bị mòn quá mức rồi. Hơn nữa, mỗi lần cạ gầm là mỗi lần tay đua phải đối mặt với nguy cơ bị mất lái và mất thời gian đua.
Xe đua của Ferrari tuy không có bất kì bản cập nhật nào nhưng cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, không có lý do gì mà tấm sàn mới của Mercedes lại có thể làm gầm xe mòn đến như vậy cả.
Khả năng cao là khung thời gian hạn hẹp trong một tuần đua có thể thức Sprint, cộng với một số yếu tố bên ngoài, đã dẫn đến sự cố này.
Các đội đua chỉ có đúng một buổi luyện tập để chọn cách thiết lập xe cho tất cả những buổi chạy tiếp theo, bao gồm cả phiên phân hạng và phiên đua chính.
Họ phải làm như vậy nếu muốn tuân thủ một luật đua nổi tiếng có tên gọi “parc-fermé”. Theo đó, những tay đua nào muốn thay đổi thiết lập xe sau thời gian này thì sẽ phải xuất phát từ đường pit ở cuộc đua chính.
Mercedes quả quyết rằng đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa cho trường hợp của họ.
“Thay đổi thiết lập xe trong một tuần đua Sprint là vô cùng khó khăn. Đã thế, trường đua COTA lại còn vô cùng gồ ghề, cộng với [việc chúng tôi có] một gói nâng cấp mới nữa” – đội trưởng Toto Wolff phàn nàn.
“Nhưng cuối cùng thì luật vẫn là luật, những đội khác đã không hề bị ảnh hưởng, còn luật đua thì lại không thể nhân nhượng bất kì ai.”
Trưởng Kỹ sư Trackside của Mercedes – ông Andrew Shovlin bổ sung: “Thật không may đây lại là một trong những nhược điểm của một chặng đua có phiên Sprint, khi mà các đội chỉ có đúng 1 tiếng luyện tập trước parc-fermé.”
“Việc không thể chạy xe với đầy nhiên liệu (để mô phỏng chặng đua) trong FP1 cộng với bề mặt gồ ghề của trường đua cũng đã góp phần khiến cho gầm xe mòn đi nhiều hơn so với dự kiến.”
Tuy nhiên thì sau tất cả, phía các trọng tài đã chỉ ra rằng, việc đảm bảo tất cả những chiếc xe của mình đều tuân thủ đúng luật đua là trách nhiệm của chính các đội đua.
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Kỷ nguyên 2022 kết thúc cũng là lúc những chiếc xe 2026 lên ngôi. FIA đang liên tục đưa ra những thay đổi trong bộ quy tắc thiết kế xe đua F1 của mình.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.