Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
3 va chạm lớn, 2 chassis duy nhất bị hỏng và không xe dự phòng đã khiến đội đua Anh Quốc phải chi hơn 2 triệu USD chỉ để bù đắp thiệt hại.
Tuy đã chuẩn bị tâm thế để hoàn toàn chấp nhận rủi ro khi mà họ mang chỉ đúng 2 chassis đi thi đấu, Williams có lẽ cũng không lường trước được những thử thách mà họ hiện đang phải trải qua.
Cả hai chassis đó đều đã bị hỏng chỉ trong 4 chặng đua mở màn đầu tiên, kèm theo đó là hàng loạt những linh kiện mới vừa được nâng cấp, sản xuất và lắp đặt trên cả hai xe, thứ mà giờ đây chỉ còn là một mớ carbon hỗn độn sau những cú va chạm của Alex Albon và Logan Sargeant trong tuần đua vừa rồi.
Quy trình sản xuất lạc hậu, hệ thống kiểm toán lỗi thời, cơ sở vật chất hạn hẹp và những thay đổi phút chót liên quan đến thiết kế xe, tất cả đều đã khiến cho tiến độ làm việc của Williams bị đẩy lùi một cách trầm trọng. Cũng vì thế mà họ đã phải tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức một cách tối đa mới có thể tham gia được mùa giải 2024 theo đúng lịch trình đua.
Họ đã phải giới hạn các linh kiện dự phòng, các bản nâng cấp cho xe và chỉ sản xuất đúng 2 chassis cho 2-3 tháng đầu tiên trong mùa giải. Họ hy vọng có thể sửa chữa và tái sử dụng bất kì chi tiết nào bị hỏng trong những tuần đua đầu tiên ấy.
Nhưng chỉ cần đúng một va chạm lớn thôi là kế hoạch này coi như đổ bể, huống hồ chi là Williams đã phải hứng chịu 3 lần như thế chỉ sau 4 chặng đua.
Sau khi Albon ủi xe vô tường khi tham gia vòng tập luyện đầu tiên tại Australia, anh đã được đồng đội “nhường” cho chassis của mình. Chassis gốc bị hỏng của tay đua người Thái được chuyển về trụ sở tại Anh để sửa chữa, khiến cho việc chế tạo chassis dự phòng lại phải bị hoãn lại.
Williams thế là bước vào chặng GP Nhật chỉ với 2 chassis trên 2 xe để rồi lại một lần nữa lại phải sửa chữa chúng.
Sargeant đã phải dùng lại chassis được vá lại của Albon trước đây, điều mà anh giải thích là do việc tráo đổi lại chassis một lần nữa là “quá mất công cho các thợ máy của mình”.
Tuy đã để xảy ra va chạm trong phiên chạy thử đầu tiên của tuần đua tại Suzuka khi đó, chiếc FW46 số 2 may mắn là không bị hỏng chassis mà thay vào đó, chỉ có một số bộ phận thân vỏ, hệ thống treo và hộp số là bị ảnh hưởng.
Albon thì trụ lại được đến khúc cua thứ 3 của phiên đua chính ngày Chủ Nhật, khi mà anh đã để xảy ra va chạm với tay đua Daniel Ricciardo ở đội RB khiến cho cả hai phải bỏ cuộc ngay tại chỗ.
Tuy vận tốc của va chạm là không quá lớn, nhưng kết cấu của rào chắn (và đặc biệt là với tường lốp bị cuốn vào gầm xe) đã khiến cho chiếc xe giảm tốc một cách hết sức đột ngột và dữ dội, làm tăng độ lớn của lực tác động lên toàn bộ thân xe.
Và thế là phần chassis còn lại (vốn là của Sargeant ở đầu mùa giải) giờ đây cũng lại phải được đưa về trụ sở Williams tại Anh để mà sửa chữa để kịp cho chặng GP Trung Quốc tuần sau.
Tình thế ở Williams hiện khó khăn đến mức mà Albon thú nhận là anh đã nghĩ tới cảnh các thợ máy phải hì hục sửa xe trong khoảnh khắc ngay trước khi anh được gặp mặt với Ricciardo tại turn 3 ở Suzuka.
Và cũng không quá bất ngờ khi Williams đã phải chi ra một khoản tiền khổng lồ sau những sự cố kể trên.
Tiền công sửa chữa và lắp đặt, hàng loạt chi tiết và linh kiện liên quan đến sàn xe, cánh gió và hệ thống treo, ít nhất là 2 hộp số mới và phí vận chuyển phát sinh đã ngốn hơn 2 triệu USD (tương đương với 50 tỷ đồng) cho tới thời điểm hiện tại. Còn chưa kể đến những chi phí phát sinh trong quá trình sửa xe của Albon sau chặng GP Nhật vừa qua.
Williams không còn là một đội đua phải dè sẻn về mặt chi tiêu như là vài năm trước, nhưng giới hạn tài chính của F1 thời kì cost cap khiến họ không thể mạnh tay đầu tư vào những dự án mới tầm cỡ để bắt kịp những gì mà những ông lớn như là Red Bull, Ferrari, Mercedes hay thậm chí là Aston Martin gần đây đã gây dựng được.
Tất cả các đội đua chắc chắn đều dành ra một khoản chi tiêu nhất định trong hạn mức đó để dành cho việc sửa chữa xe, nhưng có lẽ Williams đã chạm ngưỡng giới hạn hoặc thậm chí là vượt quá khoản chi tiêu này. Vì vậy mà khả năng cao là việc nghiên cứu, nâng cấp và phát triển xe sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Williams từ lâu đã bị tụt lại phía sau do những trở ngại mà họ gặp phải trong mùa đông vừa rồi, đồng nghĩa với việc có nhiều linh kiện mới mà đáng lẽ đã phải được sản xuất từ lâu vẫn chỉ còn nằm trên giấy.
Đây là một phần nguyên nhân vì sau chiếc FW46 hiện chỉ là chiếc xe nhanh thứ 8 hiện giờ trong tổng số 10 đội đua và vẫn chưa giành được bất kì điểm nào trong năm.
Tiến độ sản xuất của nhà máy trong những tuần sắp tới chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và bị dồn ứ lại do họ sẽ phải chuyển sang sửa chữa thay vì tập trung vào chế tạo như trước.
“Chúng tôi biết nó tệ đến cỡ nào, và cũng không thể giấu gì được”, Albon thú nhận ngay sau vụ va chạm.
“Việc sửa chữa sẽ tốn nhiều công sức hơn là tập trung nghiên cứu để cho ra được một bản nâng cấp mới.”
“Vậy nên mùa giải năm nay sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.”
Đáng chú ý là Albon lúc bấy giờ cũng đang chạy thử một bộ kit aero được nâng cấp, bao gồm một cánh gió mới tại Suzuka, chi tiết mà theo như kế hoạch thì sẽ được lắp đặt trên xe của Sargeant vào tuần đua sắp tới tại Trung Quốc.
Williams không tiết lộ thông tin gì về vấn đề này, nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng là họ không thể chế tạo đủ chi tiết dự phòng để mà phục vụ cho cả 2 xe.
Nhưng một điều chắc chắn là bộ chassis dự phòng kia sẽ lại bị trì hoãn một lần nữa.
Đáng lẽ là họ đã phải có một bộ dự phòng cho chặng mở màn tại Bahrain, nhưng rồi nó đã phải bị hoãn lại đến chặng thứ 3 tại Australia, rồi chặng 5 tại Trung Quốc, rồi bây giờ là chặng 6 tại Miami (và đó là nếu như không có biến cố nào trì hoãn nó thêm một lần nữa)
Nhằm cắt giảm chi phí vận chuyển cũng như là lượng khí thải ra môi trường, 2 chặng đua tại Trung Đông đã được nối tiếp bởi 3 chặng Australia, Nhật Bản và Trung Quốc được gộp lại với nhau, với khoảng cách là 2 tuần giữa mỗi chặng.
Nó thật sự là thảm họa khi mà 2 chassis bị hỏng giữa 3 tuần đua.
Khoản tiền mà họ đã phải chi trả để mà mang chassis về Grove, vương quốc Anh để mà sửa chữa là vô cùng bất tiện và tốn thời gian. Theo như đội trưởng Vowles, thời điểm tệ nhất để mà ủi xe như vậy là vào chặng Australia, và sau đó là chặng Nhật Bản. Đó là trước khi Albon làm hỏng xe vào ngày Chủ Nhật kế tiếp.
Từ việc quá cảnh đến không gian khoang hàng trên tàu hoặc máy bay, tất cả để phải được sắp xếp một cách kĩ lưỡng. Đó là chưa kể họ đã phải chừa ra hơn một ngày để mang xe về.
Tại Australia, vụ va chạm xảy ra ngay từ đầu cuối tuần, cho phép Williams có thêm chút thời gian để mang xe về Grove vào 2 giờ sáng hôm thứ 2 tuần sau. Hàng trình đi từ Grove đến Nhật Bản có phần ít trắc trở hơn, nhưng lần này, vụ va chạm lại xảy ra vào ngày Chủ Nhật khi đua, và họ không thể mang xe về cho đến tối hôm đó. Và thế là họ cũng đã phải vô cùng vội vã chuyển xe về không kém gì lần đầu.
Tuy cho rằng tình huống hiện tại ở đội mình là hết sức khó khăn, Albon chia sẻ: “Williams luôn có một phẩm chất là họ luôn luôn cố gắng hết sức mình để cho kịp tiến độ lắp ráp và sửa chữa xe đúng hạn một cách thần kì.”
“Thật không may là họ sẽ phải dựa vào phẩm chất ấy trong một khoảng thời gian dài sắp tới.”
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.