Cánh linh hoạt và lợi thế đã mất của Red Bull trước McLaren
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Mùa giải 2023 đã kết thúc với nhiều thay đổi về cách sử dụng lốp xe. Cùng phân tích từng chặng đua để xem những thay đổi đó mang lại kết quả bất ngờ gì.
Mùa giải Công thức 1 năm 2024 sắp đến gần, nhà báo cấp cao Balázs Szabó của F1Technical đã có một góc nhìn về mùa giải năm ngoái và thu thập một số thông tin quan trọng liên quan đến việc sử dụng lốp.
Công thức 1 đã hợp tác với 9 nhà sản xuất lốp khác nhau kể từ khi chức vô địch lần đầu diễn ra. Trong những năm đầu thập niên 1950 và 1960, lốp xe ở F1 được cung cấp bởi Dunlop, Avon, Englebert, Firestone, Continental và Goodyear.
Trong khi 11 năm đầu tiên có sự tham gia của nhiều nhà sản xuất lốp xe, thì năm 1961 đánh dấu việc Dunlop trở thành nhà sản xuất lốp xe duy nhất của môn thể thao này khi đã ký hợp đồng độc quyền trong 3 năm.
Năm 1964, Goodyear cùng Dunlop cung cấp lốp xe cho các đội đua F1. Nhà sản xuất lốp xe Nhật Bản Bridgestone tham gia môn thể thao này vào năm 1976 nhưng chỉ ở lại được 2 năm. Michelin là nhà sản xuất lốp cho mùa giải tiếp theo, nhưng họ gắn bó lâu hơn cho đến tận năm 1984.
Năm 1987 là lần thứ hai F1 tiếp tục thời kì chỉ có một nhà sản xuất lốp xe duy nhất – khi mà Goodyear giữ hợp đồng độc quyền trong 2 mùa giải. Tuy nhiên, sau đó Pirelli đã gia nhập và cùng hợp tác với Goodyear trong 2 mùa giải tiếp theo.
Trong hai năm 1999 và 2000, Bridgestone là đơn vị cung cấp sản phẩm cho tất cả các đội đua, sau đó họ bước vào cuộc chiến với nhà sản xuất lốp xe Michelin của Pháp. Sau khoảng thời gian 4 năm từ 2007 đến 2010, sau khi hết hợp đồng độc quyền với nhà sản xuất lốp xe Nhật Bản, Pirelli là bên đã tiếp quản hợp đồng độc quyền này với F1.
Sau khi hủy bỏ các chặng đua tại Trung Quốc và Emilia Romagna, mùa giải 2023 đã kéo dài hơn 22 chặng đua, cân bằng kỷ lục trước đó là 22 chặng đua trong một mùa giải.
Trải qua tổng cộng 22 chặng đua, những bộ lốp của Pirelli đã chạy gần 8 vòng quanh chu vi Trái đất. Cụ thể, 307925,8 km là quãng đường tương đương 60473 lap với 6847 bộ lốp cho ít nhất một lap, với sự tham gia của các tay đua đến từ 10 đội của Giải vô địch Thế giới năm nay.
Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn quãng đường đó được sử dụng lốp trơn: chỉ 6,31% trong số đó sử dụng lốp trung bình hoặc lốp cực ướt.
Bộ lốp được sử dụng nhiều nhất là lốp C3, đây cũng là bộ lốp được đề xuất cho mọi chặng đua - được sử dụng trên quãng đường 105.499 km, chiếm hơn 1/3 tổng quãng đường đã lái (36,57%).
C4 là bộ lốp được sử dụng nhiều thứ hai, với 27,43% tổng quãng đường, tiếp theo là C2 (15,41%) và C5 (13,55%). Trong đó, bộ lốp ít được sử dụng nhất là C1, với 5,73% tổng quãng đường.
Quãng đường 3.800 km ở các chặng đua cuối tuần ở Barcelona, Suzuka và Mexico City sử dụng lốp thử nghiệm cũng được cộng vào tổng số quãng đường trên.
Tay đua tân binh Oscar Piastri của McLaren gây ấn tượng với quãng đường cực dài ở Jeddah. Chỉ trong lần xuất hiện thứ hai tại một chặng đua F1, tay đua người Úc buộc phải dừng pit ở cuối lap 1 để thay cánh trước do va chạm với Pierre Gasly.
Đồng thời, anh sử dụng bộ lốp C2 và đã kiểm soát nó đến khi về đích một cách thành công với tổng quãng đường là 302,5 km.
Đường đua đường phố tại Azerbaijan cũng là nơi xuất hiện bộ lốp mềm nhất được sử dụng dài nhất trong năm. Valtteri Bottas đã hoàn thành toàn bộ chặng đua nước rút vào chiều thứ Bảy (17 lap, tương đương 102 km) với bộ lốp C5.
Còn Bottas thì giữ kỷ lục về quãng đường xa nhất với bộ lốp cứng nhất. Cụ thể là 32 lap (tương đương 188,4 km) tại Silverstone. Trong khi đó, bộ lốp C4 dài nhất được xác lập bởi một tay đua Alfa Romeo khác - Guanyu Zhou – với quãng đường dài 212,7 km ở Singapore.
Trong suốt mùa giải 2023, có 3 thể thức thi đấu cuối tuần khác nhau đi kèm với các quy định liên quan đến việc sử dụng lốp. Trong đó, có tổng cộng 14 chặng đua áp dụng lịch đua cuối tuần cổ điển gồm 3 phiên: phiên luyện tập, phiên phân hạng và phiên đua chính.
Vào mỗi cuối tuần, mỗi tay đua được cung cấp 13 bộ lốp dành cho thời tiết khô ráo, 4 bộ lốp gian và 3 bộ lốp ướt hoàn toàn.
Mùa giải F1 2024 sẽ có 6 tuần có phiên đua nước rút. Chỉ có một phiên luyện tập vào thứ Sáu, sau đó là phiên phân hạng, Sprint Shootout và chặng đua nước rút vào thứ Bảy, trước ngày đua chính vào Chủ nhật.
Vào cuối tuần có phiên chạy nước rút, các tay đua sẽ nhận được 12 bộ lốp trơn thay vì 13 như tiêu chuẩn.
Hình thức phân bổ lốp thay thế đã được thử nghiệm 2 lần để tìm ra cách sử dụng lốp hiệu quả hơn. ATA bao gồm 3 bộ lốp cứng, 4 bộ lốp trung gian và 4 bộ lốp mềm. Nó có nhiều hơn 1 bộ lốp cứng và trung bình so với một sự kiện đua tiêu chuẩn, nhưng số lượng bộ lốp mềm lại giảm một nửa so với 8 bộ lốp như thông thường. Thể thức này được thực hiện lần đầu ở Hungary, sau đó là ở Ý và sẽ không được áp dụng lại vào năm 2024.
Sau 22 chặng đua, có khoảng 1 nghìn bộ lốp chưa từng được sử dụng, trong khi có 732 bộ lốp khác chỉ được sử dụng từ 1 đến 3 lap.
Đối với lốp ướt, năm nay Pirelli đã áp dụng phương pháp “lắp và làm vừa vặn”, cho phép mang những chiếc lốp đã được lắp nhưng chưa được sử dụng sang các sự kiện khác. Việc này giúp các đội quản lý lốp hiệu quả hơn.
GP Hà Lan là chặng đua có nhiều lần thay lốp nhất trong năm nay (tính cả điểm dừng pit “thật” và số lần thay lốp khi có cờ đỏ).
Bởi vì thời tiết liên tục thay đổi kèm theo mưa liên tục, đã có tổng cộng 82 lần thay lốp với mọi loại lốp: 3 loại lốp trơn, loại trung gian và loại cực kỳ ướt đều được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau.
Ngược lại, chặng đua có ít lần thay lốp nhất là Miami, nơi mà cả 20 tay đua chỉ thực hiện 1 lần dừng pit bắt buộc theo luật. Tổng số lần thay lốp trong năm (tính cả các chặng đua nước rút) là 871.
Xét về nhiệt độ môi trường xung quanh, Austin là chặng đua có thời tiết nóng nhất năm với 34.7 độ C vào chặng đua nước rút hôm thứ Bảy, và 32.8 độ C trong chặng đua chính vào Chủ Nhật.
Ngược lại, Zandvoort là nơi mát nhất với nhiệt độ trung bình là 15.1 độ C. Xét về nhiệt độ mặt đường, Hungaroring là chặng đua nóng nhất trong năm với 53.6 độ C, còn mát nhất là Las Vegas với 18.5 độ C.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Hãy cùng nhìn lại những gì mà các đội đua F1 đã mang lại trong nửa đầu mùa giải 2024 để có thể bám trụ được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của F1.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.