Thách thức khi đua trên bề mặt đường đua hoàn toàn mới
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Khả năng vượt xe là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của F1. Và khi nhắc đến khả năng vượt xe, người ta luôn nhớ đến hệ thống DRS.
DRS (hệ thống giảm lực cản) đã có mặt ở F1 từ năm 2011. DRS cải thiện khả năng vượt xe bằng cách mở cánh con ở cánh sau, từ đó giảm lực cản tổng thể và cải thiện tốc độ tối đa của xe.
Nhưng chắc hẳn nhiều người hâm mộ môn thể thao này luôn thắc mắc rằng làm thế nào để các tay đua kiểm soát DRS của họ, và liệu nó có tự động hay không?
Thực tế thì các tay đua F1 phải tự kiểm soát hệ thống DRS và nó không thể tự động mở. Khi ở trong vùng DRS, với điều kiện tay đua đang cách người phía trước trong vòng 1 giây, họ sẽ mở cánh con ở cánh sau bằng cách nhấn một nút trên vô lăng của mình. Nó sẽ đóng lại khi họ phanh, nhả ga hoặc rời khỏi vùng DRS.
Mặc dù tay đua có thể kích hoạt DRS nhưng họ chỉ được phép sử dụng phương tiện hỗ trợ vượt xe này trong các khu vực DRS được chỉ định, thường là trên những đoạn đường thẳng dài nhất.
Dưới đây, hãy cùng nhau thảo luận chi tiết hơn về thời điểm các tay đua F1 có thể và không thể sử dụng DRS, cũng như cách hệ thống này được kích hoạt và hủy kích hoạt.
Như đã nói ở trên, các tay đua F1 có thể sử dụng DRS khi họ ở trong vùng DRS được chỉ định, và phải cách xe phía trước trong vòng 1 giây khi đến vùng phát hiện DRS. Tuy nhiên, họ không thể sử dụng DRS trong 2 lap đua đầu tiên, trong vọng 2 lap khi có xe an toàn, khi khởi động lại chặng đua hoặc khi đường đua bị ướt.
Khi mở DRS, xe Công thức 1 sẽ có được lợi thế về tốc độ trên đoạn đường thẳng. Cánh gió sau mở sẽ làm giảm lực cản của xe, cho phép xe tăng tốc độ tối đa trong khoảng 10-20 km/h. Tuy nhiên, cách duy nhất để biến hệ thống này thành lợi thế là sử dụng nó ở các khu vực và tình huống cụ thể.
Các tay đua Công thức 1 có thể sử dụng DRS khi họ ở cách xe phía trước trong vòng một giây. Cái khó ở đây là phải duy trì khoảng cách chỉ trong vòng một giây cho đến khi họ đến vùng phát hiện DRS, đây là khu vực mà khoảng cách giữa hai chiếc xe được đo bằng cảm biến. Các tay đua thường rất khó giữ được khoảng cách này để có được DRS cho vùng kích hoạt sắp tới.
Vùng DRS là các khu vực được chỉ định trên các đoạn thẳng có thể mang lại cơ hội vượt xe tốt nhất trên đường đua. Nhìn chung, vùng DRS được sử dụng để ngăn tay đua sử dụng DRS của họ tại bất kỳ điểm nào trên đường đua hay bất cứ khi nào họ muốn.
Nếu tay đua có thể sử dụng hệ thống giảm lực cản của họ tại bất kỳ thời điểm nào, thì không tay đua nào có thể giành được lợi thế. Đơn giản là họ sẽ bị mắc kẹt trong một thứ được gọi là tàu DRS.
Các “chuyến tàu DRS” xảy ra khi nhiều chiếc xe liên tiếp chỉ cách nhau một giây đều sử dụng DRS của mình, dẫn đến việc không chiếc xe nào giành được lợi thế trên đường đua.
Các đường đua thường có từ 1 đến 3 vùng DRS. Một số đường đua có tới 3 vùng DRS, trong khi những đường đua khác thậm chí chỉ có 1 vùng DRS. Tất cả phụ thuộc vào tính chất của đường đua và cơ hội vượt xe mà tay đua có được khi thi đấu trên đường đua đó.
Ví dụ, Monaco chỉ có 1 khu vực DRS vì chỉ có 1 đoạn đường thẳng – và cũng là đoạn đường thẳng chính – nơi có thể sử dụng DRS một cách an toàn. Phần còn lại của đường đua thì quá gập ghềnh, quá hẹp và đoạn đường hầm có độ cong quá lớn đối với một vùng DRS thường thấy. Các đường đua khác như Bahrain có 3 vùng DRS vì có tới tận 3 đoạn đường thẳng dài.
Chặng GP Úc 2022 tại Công viên Albert được thiết lập tới 4 vùng DRS. Đây có thể là nơi có nhiều vùng DRS nhất trong lịch sử môn thể thao này. Tuy nhiên, sau hai phiên luyện tập đầu tiên, vùng DRS thứ 4 giữa góc cua số 8 và số 9 đã bị loại bỏ.
Các đội và tay đua đều bày tỏ lo ngại về sự an toàn khi vùng DRS không được triển khai trên đoạn đường thẳng, trong khi tay đua phải vào cua với tốc độ cao. Khi DRS được kích hoạt, những chiếc xe có mức downforce và độ ổn định thấp hơn, khiến tay đua rất dễ mất kiểm soát chiếc xe của mình – đây là một mối lo ngại nghiêm trọng về mặt an toàn.
Ở F1, hệ thống DRS được điều khiển bởi các tay đua. Tay đua kích hoạt DRS khi họ vượt qua vạch đầu tiên của vùng kích hoạt DRS, và cánh sau của họ vẫn sẽ mở miễn là họ ở trong vùng này. Họ có thể tắt tính năng này theo cách thủ công bằng cách nhấn lại nút hủy kích hoạt trên vô lăng, đạp phanh hoặc nhấc ga.
DRS được tay đua điều khiển từ bên trong xe. Họ chỉ cần nhấn một nút trên vô lăng để kích hoạt DRS và mở cánh con ở cánh sau. Điều này mang lại cho chiếc xe lợi thế về tốc độ tối đa và tạo cơ hội cho tay đua vượt qua chiếc xe phía trước họ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ thống DRS cũng tạo điều kiện cho các xe vượt nhau dễ dàng. Các tay đua vẫn cần phải tấp vào lề và phanh (out brake) chiếc xe phía trước. Sử dụng DRS sẽ giúp họ đạt tốc độ tối đa nhanh hơn, nhưng đó không phải là tấm vé đảm bảo họ sẽ vượt xe phía trước. Tay đua cần đảm bảo kích hoạt DRS của họ càng sớm càng tốt để tận dụng được tốc độ tối đa trên đoạn đường thẳng.
Nếu tay đua không được phép sử dụng DRS, họ sẽ không thể mở cánh sau ngay cả khi họ nhấn nút DRS. FIA cũng có thể chọn tắt DRS trên tất cả các xe vì nhiều lý do khác nhau. Điều này sẽ ngăn tay đua mở cánh sau ngay cả khi họ nhấn nút trên vô lăng khi ở trong vùng kích hoạt và khoảng cách đủ gần so với xe phía trước.
Tóm lại, những trường hợp mà DRS không thể kích hoạt là:
Các tay đua F1 biết khi nào nên sử dụng hệ thống DRS thông qua tiếng bíp nghe được từ tai nghe, bằng đèn trên vô lăng hoặc kết hợp cả hai dấu hiệu đó. Cũng chỉ có họ biết khi nào nên sử dụng DRS vì họ có thể đánh giá khoảng cách với xe phía trước và biết nơi bắt đầu vùng kích hoạt DRS.
Khi DRS sẵn sàng, họ có thể được cung cấp tín hiệu bằng âm thanh và hình ảnh. Khi tay đua ở cách chiếc xe phía trước trong vòng một giây, họ sẽ nghe thấy âm thanh qua tai nghe và nhận được tín hiệu trên bảng điều khiển kỹ thuật số, hoặc là đèn trên vô lăng tùy theo sở thích của tay đua.
Khi nhận được tín hiệu này, tay đua sẽ chuẩn bị nhấn nút DRS tại vùng DRS sắp tới để mở cánh sau. Ngay sau khi vượt qua đường kích hoạt DRS, họ chỉ cần nhấn nút DRS càng nhanh càng tốt để mở cánh sớm nhất có thể.
Chẳng tay đua nào muốn kích hoạt DRS sai thời điểm. Nếu tay đua nhấn nút DRS quá sớm, DRS sẽ không mở, điều đó có nghĩa là họ sẽ mất đi một số lợi ích của DRS. Trường hợp này khó có thể xảy ra vì các tay đua đều rất chuyên nghiệp để biết cần phải làm gì. Nhưng nếu nó xảy ra, họ cũng sẽ nhanh chóng sửa chữa sai lầm của mình.
Tuy nhiên, nếu tay đua nhấn nút DRS quá muộn, họ sẽ lãng phí thời gian quý báu để tận dụng hết hiệu quả của DRS. DRS mở càng lâu thì tốc độ tối đa mà xe thường có thể đạt được càng cao. Thậm chí thêm một vài mét cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn ở cuối đoạn đường thẳng. Đó có thể là sự khác biệt giữa việc vượt qua thành công hay tiếp tục đứng sau.
Các tay đua kích hoạt DRS bằng một nút hoặc cần điều khiển nhỏ trên vô lăng của họ, với các đội khác nhau thì vị trí cụ thể của nút kích hoạt/cần điều khiển này sẽ khác nhau. Tay đua có thể vô hiệu hóa DRS bằng cách phanh, nhấc ga đáng kể hoặc rời khỏi vùng kích hoạt DRS.
Trong phiên luyện tập và phiên phân hạng, tay đua có thể sử dụng DRS trong vùng kích hoạt bất kỳ lúc nào, bất kể họ ở gần xe phía trước đến mức nào. Nhưng trong cuộc đua, họ cần ở cách xe phía trước trong khoảng một giây. Xe phía trước có thể là xe đang bị bỏ lại hoặc đang tranh giành cho một vị trí nào đó trong cuộc đua.
Sau khi họ kích hoạt DRS, một bộ truyền động sẽ mở cánh con ở cánh sau. Khi đó xe sẽ có ít lực cản hơn và có thể đạt tốc độ tối đa cao hơn trên đoạn đường thẳng.
Nếu tay đua không ở cách xe phía trước trong vòng một giây tại vùng phát hiện DRS, DRS của họ sẽ không kích hoạt ngay cả khi họ nhấn nút DRS. Điều quan trọng cần nhớ là đường kẻ phát hiện DRS và đường kích hoạt DRS không giống nhau. Vùng phát hiện có thể cách khá xa điểm kích hoạt và đó là khu vực duy nhất đo khoảng cách DRS cần thiết.
Tuy nhiên, DRS vẫn là bộ phận cơ khí, vậy nên đôi lúc cũng có thể xuất hiện lỗi. Giống như bất kỳ bộ phận nào trên xe Công thức 1, mọi thứ đều có nguy cơ bị hư hỏng.
Ví dụ như trường hợp của Max Verstappen tại GP Tây Ban Nha 2022, do lỗi trên hệ thống DRS của Red Bull nên anh không thể kích hoạt hệ thống (tay đua vẫn về nhất cuộc đua, tuy nhiên phần lớn nguyên nhân là do người dẫn đầu cuộc đua là Leclerc đã phải dừng cuộc chơi sớm).
Họ sẽ tắt DRS bằng cách nhấn lại nút/cần điều khiển, phanh, nhấc ga lên hoặc rời khỏi vùng DRS. Thông thường, DRS sẽ bị vô hiệu hóa khi tay đua đạp phanh ở góc cua sắp tới, nhưng họ có thể vô hiệu hóa nó sớm hơn nếu cần tránh mọi rủi ro xảy ra.
Khi DRS mở, xe có thể đạt tốc độ tối đa cao hơn nhưng gần như không thể vào cua một cách an toàn. Khoảng trống ở cánh sau đồng nghĩa với việc xe sẽ mất đi nhiều downforce phía sau cùng với độ ổn định. Khi này, dù chỉ là một cú xoay vô lăng nhẹ nhất cũng có thể khiến xe bị quay vòng.
Vì vậy, điều quan trọng là DRS phải đóng vào thời điểm tay đua bắt đầu phanh khi vào cua. Tuy nhiên, cứ mỗi mili giây DRS đóng lại, tay đua sẽ mất đi lợi thế về tốc độ tối đa. Đây là lý do tại sao việc vô hiệu hóa DRS được thực hiện vô cùng chính xác và hiệu quả .
Ngay khi tay đua nhấc chân khỏi ga hoặc chạm vào phanh, DRS sẽ tự động đóng lại. Từ đó tăng khả năng giảm tốc độ của xe, đồng thời mang lại sự ổn định để vào cua một cách nhanh chóng và ổn định hơn.
Xe sẽ mất đi sự ổn định khi cánh gió sau mở, vậy nên việc để cánh gió mở khi cần vào cua sẽ trở nên nguy hiểm. Trong một số trường hợp, DRS có thể bị kẹt khi mở do bộ truyền động không được đóng đúng cách.
Điều này gây ra tình huống nguy hiểm cho các tay đua, các đội và cả khán giả vì tay đua bị hỏng DRS có nguy cơ mất lái rất cao. Trong những trường hợp đó, xe bị lỗi hệ thống DRS sẽ hiển thị cờ đen (cờ đen có vòng tròn màu cam). Điều này có nghĩa là đội phải đưa xe của mình vào pit và khắc phục sự cố hoặc cho xe dừng đua sớm.
FIA rất quan tâm đến lỗi DRS vì thực sự nó quá nguy hiểm khi các tay đua cạnh tranh trên một chiếc xe không ổn định. Nếu đội không sửa chữa cánh gió, tay đua sẽ bị loại khỏi cuộc đua vì điều khiển xe không an toàn.
Các tay đua phán đoán vùng DRS rất dễ dàng vì hơn ai hết, họ là những người biết rất rõ đường đua. Họ ghi nhớ các đường đua đến mức độ rất chi tiết, thông qua việc đua trên đường đua và trong đua mô phỏng. Không chỉ vậy, họ sẽ tập luyện sử dụng DRS trong các phiên luyện tập trước cuộc đua để trở nên thành thục nhất có thể.
Điều này giúp họ biết chính xác vị trí của vùng DRS và có thể mở cánh sau một cách chính xác khi được yêu cầu. Họ cần mở DRS vào thời điểm hoàn hảo nếu muốn tối đa hóa tốc độ tối đa ở cuối đoạn đường thẳng hay vượt chiếc xe phía trước.
Vậy nên các tay đua sẽ cần phán đoán khi nào sẽ đến vùng kích hoạt DRS và nhấn nút DRS vào đúng thời điểm.
Nói chung, các tay đua F1 kiểm soát DRS của họ bằng cách nhấn nút hoặc gạt cần điều khiển trên vô lăng, với điều kiện họ ở cách xe phía trước trong vòng 1 giây. DRS sẽ tự động đóng khi tay đua nhả ga hoặc chạm vào phanh, giúp xe có đủ độ ổn định để giảm tốc độ và vào cua đúng cách.
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Sau sự chia tay đầy nuối tiếc của Daniel Ricciardo, cùng xem 10 tay đua khác trong lịch sử F1 đã kết thúc sự nghiệp của mình theo cách không ai ngờ tới.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.