Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Alain Prost đã không ngần ngại chỉ ra những sai lầm cốt lõi trong cách tiếp cận F1 của Renault, cũng như cách mà họ vận hành và quản lý một đội đua độc lập.
Đội đua Alpine F1 vừa chứng kiến loạt thay đổi nhân sự thậm chí còn hỗn loạn hơn là mùa chuyển nhượng của các tay đua. Cựu đội trưởng kiêm CEO của Alpine từ cuối năm 2021 – ông Laurent Rossi đã bị thay thế bởi một vị CEO mới và chuyển sang ban điều hành “dự án đặc biệt”, không lâu sau khi Bruno Famin, trưởng bộ phận động cơ, được đôn lên đảm nhiệm vị trí cầu nối giữa CEO và đội đua.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong khuôn khổ chặng GP Bỉ 2023, Alpine đã bất ngờ đưa ra tuyên bố sa thải đội trưởng Otmar Szafnauer cũng như trưởng ban thể thao Alan Permane ngay sau khi tuần đua kết thúc. Trong một diễn biến khác, Pat Fry, trưởng bộ phận kỹ thuật, đã từ chức và chuyển sang làm việc cho Williams Racing.
Kể từ khi từ giã Renault/Alpine sau mùa giải 2021, cựu tay đua Alain Prost từng 4 lần vô địch thế giới đã không ngần ngại chỉ trích những lối đi của Rossi cũng như Alpine trong những mùa giải vừa qua. Khi được tờ L’Equipe của Pháp phỏng vấn, phản ứng của ông trước những thay đổi cấp cao về mặt nhân sự cho thấy bản chất vấn đề cốt lõi của Renault: Một thái độ sai lầm trong công tác quản lý.
Prost chia sẻ những lo ngại cũng như sự bất lực của mình trước những sự kiện vừa qua, cái mà ông cho là “một sai lầm nghiêm trọng”. Điều này là không quá ngạc nhiên khi chính Rossi là người khiến ông phải từ chức.
Cựu tay đua người Pháp cho rằng Rossi là một CEO “với tư tưởng rằng mình có thể vượt qua sự bất tài bằng việc trở nên ngạo nghễ và thiếu đi sự tin tưởng đối với cấp dưới”.
Prost thiết nghĩ Renault nên đơn giản hóa mô hình quản lý F1 của họ và lấy 1 tay đua gạo cội làm trọng tâm, thay vì một ban chỉ huy phức tạp và hỗn loạn như hiện nay.
Đứng đầu trên hết là ông chủ của Renault, Luca de Meo, và ở dưới là CEO mới của Alpine, Phillipe Krief. Nhưng chính vị CEO này lại cũng không trực tiếp quản lý dự án F1. Bruno Famin, phó chủ tịch ban thể thao động cơ kiêm trưởng ban động cơ, mới là người đảm nhiệm chức vụ này.
Trong thời gian tới, nếu như ai đó được bầu ra làm đội trưởng thì họ sẽ phải báo cáo lên cấp trên là Famin cũng như 3 vị trí cấp cao khác.
Hơn nữa, Alpine hiện tại không còn tay đua gạo cội nào để tập trung nguồn lực vào. Rossi khi còn đang nhậm chức đã để vuột mất cơ hội với Fernando Alonso cũng như tài năng trẻ Oscar Piastri. Chúng ta cũng không thể phủ nhận khả năng của Esteban Ocon và Pierre Gasly, nhưng cho đến hiện tại họ chưa bộc lộ hết khả năng của mình tại Alpine.
Prost lấy Red Bull và Mercedes làm ví dụ điển hình. Hai ông lớn trong giới F1 này đã chinh phục được tổng cộng 14 mùa giải F1. Họ đều có CEO kiêm đội trưởng đội đua.
Ở vị trí quản lý cấp cao, Red Bull Racing có Christian Horner (với Helmut Marko làm cố vấn), trong khi Mercedes-AMG có Toto Wolff – đội trưởng đội đua kiêm CEO cũng như đồng sở hữu 1/3 đội đua. Max Verstappen và Lewis Hamilton có thể nói là hai trong số những tay đua sáng giá nhất mọi thời đại.
Cả hai đội đua đều đã phải cần mẫn xây dựng và phát triển trong một thời gian dài với một khoản đầu tư không hề nhỏ phía sau.
Renault có vẻ không thể hiểu được rằng những gì mà họ đã và đang đầu tư vào đội đua là chưa đủ, và những gì họ đang làm với ban quản lý sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến những thành viên thực sự có chuyên môn trong giới F1.
Có những lúc ông Prost trăn trở: “Trong những năm tháng làm việc ở Renault, đã không biết bao nhiêu lần hành lang trụ sở tại Boulogne-Billancourt lại vang lên những nhận định táo bạo, rằng F1 là một môn thể thao mà ta đơn giản có thể chỉ cần chỉ huy từ xa?”
Rõ ràng, sự sai lầm từ chính bản chất của Renault được bộc lộ rõ thông qua những sai lầm của họ kể từ khi quay trở lại F1 vào năm 2016.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.