Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Chặng đường Nissan GT-R vượt qua thử thách của thời gian để trở thành mẫu siêu xe châu Á đầy uy lực, từ Hakosuka, Kenmeri cho đến R32, R33, R34 và R35.
Trên thị trường hiện nay, những mẫu xe thể thao rất đa dạng với đủ hình dáng và kích cỡ. Tuy nhiên không phải mẫu xe nào cũng có thể để lại ấn tượng lâu dài trong lòng người hâm mộ. Và chắc chắn rằng không phải mẫu xe nào cũng có thể vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian, nhất là khi sự cạnh tranh giữa các hãng xe ngày càng khốc liệt. Thế nhưng, Nissan GT-R dường như đã vượt qua thử thách này một cách tuyệt vời. Cùng nhìn lại quãng đường mà mẫu xe đã và đang được phát triển theo thời gian, trước khi bước sang tuổi 53 vào năm sau.
Ban đầu, Nissan GT-R có dáng của một chiếc sedan 4 cửa với tên gọi là Skyline và Prince. Ba chữ cái GT-R lần đầu tiên được áp dụng cho phiên bản Skyline và là viết tắt của Gran Turismo Racer. Ngoài ra mẫu xe còn được biết đến với cái tên Hakosuka trong lòng người hâm mộ. Mẫu xe thế hệ đầu tiên được trang bị khối động cơ 6 xi lanh thẳng hàng với khả năng đạt vòng tua máy cao. Sức mạnh từ động cơ được truyền đến cầu sau. Và một thời gian sau đó thì phiên bản coupe hai cửa được được ra mắt. Phiên bản coupe nhẹ hơn, có chiều dài cơ sở ngắn hơn, được bổ sung nhiều đường nét thể thao hơn và hướng đến người lái hơn trước.
Thế hệ tiếp theo là sự phát triển dựa trên nền tảng của mẫu Hakosuka. Những yếu tố cốt lõi như động cơ 6 xi lanh thẳng hàng và hệ dẫn động cầu sau vẫn được giữ lại. Tuy nhiên, Nissan đã thay đổi thiết kế dáng xe, từ đó giúp cho chiếc Skyline GT-R trông thể thao hơn. Skyline GT-R đã chuyển đổi từ thiết kế sedan thành fastback coupe. Ở thế hệ này, chỉ có ở phiên bản hai cửa được bán ra. Nhưng điều đáng buồn là, khủng hoảng dầu mỏ những năm 70 khiến mẫu xe chỉ tồn tại trên thị trường trong một thời gian ngắn. Và đây cũng là là phiên bản cuối cùng dùng tên GT-R (cho đến khi thế hệ R32 ra mắt 16 năm sau đó). Trong giai đoạn này, hãng đã cho ra mắt nhiều phiên bản Skyline, thế nhưng phải mất hơn một thập kỷ rưỡi thì hãng mới có thể đem huy hiệu GT-R trở lại trên một mẫu xe hơi của mình.
Trong khi tên gọi Skyline, thiết kế fastback coupe hai cửa cùng động cơ I6 vẫn còn được giữ lại, thế hệ R32 lại đánh dấu một sự thay đổi lớn trong triết lý thiết kế. Nissan Skyline GT-R R32 chuyển sang sử dụng hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian cho khả năng đạt tốc độ rất cao, một phần nhờ vào hệ thống tăng áp. Khối động cơ tăng áp kép với mã hiệu RB được giới hạn sức mạnh ở khoảng 276 hp, nhưng sở hữu tiềm năng to lớn nếu được tinh chỉnh đúng cách.
Vào những năm đó, R32 đã là một mẫu xe đi trước thời đại, cho nên việc cải tiến nó chắc chắn sẽ là một thách thức đối với Nissan. Thế nhưng hãng xe Nhật Bản vẫn có thể đảm bảo rằng thế hệ R33 sẽ tiếp tục kế nhiệm một cách xuất sắc. Thực tế, mẫu R33 ra đời đã hoàn thành đường đua Nürburgring chỉ trong 7 phút 59 giây, phá vỡ kỷ lục 8 phút trước đó. Điểm yếu của R33 là nó trông lớn hơn và cồng kềnh hơn R32 nên không giành được thiện cảm với người hâm mộ. Do đó, R33 tiếp tục là một trong những chiếc xe có hiệu suất cực tốt nhưng lại bị đánh giá thấp trên toàn cầu. Tuy nhiên, R33 vẫn cho thấy Nissan đã đạt được nhiều tiến bộ trong chế tạo xe thể thao. Điều này được thể hiện qua thời gian chạy lap nêu trên, hay những nâng cấp kỹ thuật như bộ vi sai chống trượt và hệ thống ABS độc lập.
Không thể phủ nhận Skyline R34 là một trong những phiên bản GT-R nổi tiếng nhất, khi chiếc xe đã thay đổi mọi "định kiến" của R33 trong mắt người hâm mộ. Thế hệ R34 vẫn có hệ dẫn động bốn bánh và dưới nắp ca-pô vẫn là khối động cơ I6 tăng áp. Ngoài ra, R34 còn có khung gầm mới cứng vững hơn, đồng thời hệ thống phân phối lực (power delivery system) được cải tiến giúp cho sức mạnh được phân phối hiệu quả giữa các bánh trái và phải (không giống như trong hệ thống thông thường chỉ có thể cân bằng giữa cầu trước và cầu sau). Thêm vào đó, thân xe được hạ thấp, ngắn hơn và cứng vững hơn. Đặc biệt, điều giúp chiếc xe trở nên hiện đại nhất trong dàn xe thể thao cùng thời chính là màn hình 5.8 inch ngay giữa bảng điều khiển, hiển thị bảy thông số, bao gồm cả hiệu suất và lực vào cua (cornering force).
R34 được ra mắt vào cuối những năm 90. Và cho dù thế hệ tiếp theo sẽ ra sao, nó sẽ phải tốt hơn về mọi mặt: hiệu suất, động lực học và tất nhiên là cả những thông số kỹ thuật. Kết quả là, R35 đã được ra mắt vào hơn một thập kỷ sau đó và đã đáp ứng tốt tất cả những yêu cầu này.
R35 mang nét thiết kế đến từ tương lai cũng như đạt hiệu suất khí động học rất tốt với hệ số cản chỉ 0.27. Quan trọng nhất, nó có thể đạt vận tốc 100 km/h từ trạng thái đứng yên chỉ trong chưa đầy 4 giây. Hệ dẫn động bốn bánh vẫn được giữ nguyên, trong khi hộp số là tự động sáu cấp và động cơ có dung tích 3.8L với kết cấu V6. Với R35, Nissan đã quyết định tách mẫu xe hiệu năng cao ra khỏi gia đình Skyline, và do đó R35 chỉ được gọi đơn giản là GT-R.
Chúc mừng Nissan và GT-R với chặng đường 53 năm đầy thăng trầm đã qua. Và chào mừng GT-R đến với hành trình 50 năm tiếp theo!
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.