Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Trong tất cả các mẫu xe thương mại Mazda từng sản xuất đến nay, Mazda RX-7 Spirit R vẫn là chiếc xe nhanh nhất.
Khi nói về xe cơ bắp, có thể bạn sẽ không nghĩ đến Mazda. Hãng xe Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với những mẫu xe nhanh nhẹn (gọi là “zoom-zoom”) dành cho phần đa người dùng trên khắp thế giới. Thực tế, Mazda MX-5 Miata, sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu, là một ví dụ hoàn hảo cho kết cấu nhẹ và công suất chỉ vừa đủ trên một chiếc xe thể thao.
Tuy nhiên, Mazda vẫn là một công ty xe hơi thực dụng. Nếu người dùng không yêu cầu quá nhiều sức mạnh, họ sẽ chỉ tạo ra một chiếc xe vừa đủ mà thôi. Do đó, người ta vẫn tìm đến xe thể thao Mazda vì chúng có thể tối ưu hóa mỗi một mã lực mà động cơ tạo ra. Sau đây là 5 mẫu xe thương mại Mazda nhanh nhất, xếp loại dựa trên tốc độ và công suất tối đa của chúng.
Mazdaspeed 6 là phiên bản hiệu năng cao của mẫu sedan hạng trung (midsize) ra mắt vào năm 2005. Vào thời điểm đó, Mazda ước tính nó có thể đạt vận tốc 97 km/h trong 6.2 s. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thử nghiệm đều cho thấy xe có thể làm được nhiều hơn như thế. Cụ thể một bài kiểm tra của Car and Driver vào năm 2007 ghi nhận con số này chỉ là 5.4 s mà thôi.
Mazdaspeed 6 có công suất cực đại 274 hp và momen xoắn 380 Nm. Nhờ đó, xe có thể chạy nhanh hơn mọi chiếc xe Mazda được sản xuất đến năm 2017. Cụ thể, trong các bài kiểm tra, tốc độ tối đa xe đạt được là gần 240 km/h.
Trong lịch sử của Mazda, Mazdaspeed 3 có lẽ là chiếc hatchback nhanh nhất của thương hiệu Nhật Bản. Xe có tốc độ cực đại là 238 km/h và tăng tốc lên 97 km/h trong 5.8 s. Đã từng có nhiều tin đồn về sự xuất hiện của một chiếc Mazdaspeed 3 thế hệ mới, nhưng cho đến hiện tại Mazda vẫn đang chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 2 mà thôi. Hiện xe cũ (đời 2013) là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn sở hữu huyền thoại này. Xe có công suất cực đại 263 hp tại 5,500 rpm và 380 Nm momen tại 3,000 rpm.
Nếu nói về những chiếc xe hiệu năng cao của Mazda, chắc chắn phải kể đến RX-7 với khối động cơ quay của nó. Ra mắt năm 1978 và ngừng sản xuất năm 1995, RX-7 là chiếc xe khiến cho giới mộ điệu phải say đắm. Với khả năng đạt vận tốc 97 km/h chỉ trong 5.3 giây, hầu như mọi tay lái đều thèm muốn một chiếc trong gara của mình.
Mặc dù có nhiều biến thể khác nhau được tung ra thị trường, phiên bản RX-7 cuối cùng (ra mắt năm 1991) vẫn được coi là một trong những chiếc xe nhanh nhất của Mazda cho đến ngày nay. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 250 km/h, và khối động cơ quay tạo ra sức mạnh 252 hp và 294 Nm momen.
Là một trong nhiều biến thể của RX-7, Type-R có hiệu suất tốt hơn một chút so bản tiêu chuẩn. Xe tăng tốc từ 0 - 97 km/h trong 5.1 giây. Và cũng giống như bản chuẩn, Type-R cũng có thể đạt tốc độ tối đa 250 km/h. Mã lực của xe được hiệu chỉnh tăng một chút lên 280 hp và 315 Nm momen.
Tất nhiên, Type-R cũng có một số đối thủ như Type-RS và Type-RZ. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu suất của hai phiên bản này đến nay vẫn còn khan hiếm. Chính vì thế, Type-R vẫn sẽ giữ được vị trí thứ hai trong danh sách này.
Mazda RX-7 Spirit R là mẫu xe cuối cùng, và là đỉnh cao của huyền thoại mang tên RX-7. Xe có sức mạnh 276 hp và 314 Nm, đồng thời chỉ được sản xuất 1,500 chiếc trên toàn thế giới.
RX-7 Spirit R là một chiếc xe cực kỳ ngốn xăng, và nó sở hữu nhiều sức mạnh hơn những gì Mazda công bố (do đã qua kiểm soát khí thải). Bất kể ai từng ngồi sau tay lái của mẫu xe này đều cho biết thời gian tăng tốc tốt hơn bất kỳ chiếc Mazda nào khác. Cụ thể, RX-7 Spirit có thể đạt 97 km/h chỉ trong vỏn vẹn 5 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa 241 km/h.
Biểu đồ dưới đây cho thấy sự so sánh tương quan giữa 5 mẫu xe nhanh nhất của Mazda về hiệu suất. Bạn đọc ấn tượng với mẫu xe nào nhất? Hãy để lại bình luận của mình nhé.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.