Vô lăng đã phát triển như thế nào trong hơn một thế kỷ qua? (P1)
’Chậm mà chắc’ là cụm từ mô tả chính xác nhất về quá trình phát triển của vô lăng xe hơi.
Những công nghệ tích hợp trong tấm kính này có thể đem lại nhiều đột phá cho ngành công nghiệp xe hơi.
Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự hợp tác giữa các nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng và những gã khổng lồ về công nghệ. Năm 2021, Ford và Google đã ký một thỏa thuận kéo dài 6 năm để phát triển các công nghệ kết nối trên xe. Tương tự, Sony thậm chí còn đồng hành cùng Honda trên hành trình điện khí hóa.
Không chịu thua kém, Microsoft và Volkswagen mới đây cũng đã hợp tác phát triển công nghệ tự lái. Dự án nổi bật nhất của hai ông lớn mang tên gọi HoloLens 2. Đây là dự án về thiết bị ứng dụng công nghệ kính thực tế ảo lên xe hơi.
Trong tương lai, màn hình thông tin giải trí trên xe tự hành sẽ có dạng màn hình nổi ba chiều, với đầy đủ các thông tin cần thiết thường thấy như điều kiện giao thông, thời tiết... Đặc biệt, trong số các công nghệ phải kể đến tai nghe thực tế hỗn hợp HoloLens 2 – một thiết bị lần đầu xuất hiện trên xe hơi.
Ngoài ra, với công nghệ thực tế ảo, xe của Volkswagen có thể mô phỏng điều kiện đường sá trong quá trình đào tạo người lái thực hành. Đây là một sự nâng cấp của màn hình kính xe head-up (HUD), được trang bị trên Mercedes-Benz EQS SUV và dòng ID. của Volkswagen.
Cách đây vài năm, HoloLens đã được VW thử nghiệm nhưng gặp phải sự cố khi ứng dụng lên xe hơi. Cụ thể, các cảm biến của thiết bị đã không thể theo dõi chính xác tình hình xung quanh. Thậm chí, hình ảnh của màn hình chiếu ba chiều cũng bị biến mất.
Đó cũng chính là lý do VW tìm đến Microsoft. Kể từ đó, HoloLens 2 được phát triển dựa trên một thuật toán mới cho phép các cảm biến khác nhau của thiết bị tiếp tục hoạt động (ngay cả trong môi trường chuyển động).
Không chỉ trong ngành công nghiệp xe hơi, công nghệ thực tế ảo đã từng được Mercedes ứng dụng vào ngành hàng hải. Thiết bị này giúp các kỹ sư cơ khí và công nhân kết nối với nhau thông qua việc chia sẻ cảnh quan xung quanh. Từ đó, các kỹ sư có thể chẩn đoán sự cố từ xa.
Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo còn có thể được ứng dụng cho xe buýt, tàu hỏa hay thậm chí là thang máy. Các kỹ sư đã và đang tiến đến việc hoàn thiện công nghệ này để có thể tích hợp vào cuộc sống.
’Chậm mà chắc’ là cụm từ mô tả chính xác nhất về quá trình phát triển của vô lăng xe hơi.
Phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... sẽ là những trang bị cần thiết trên mọi chiếc xe trong tương lai.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.