Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
’Chậm mà chắc’ là cụm từ mô tả chính xác nhất về quá trình phát triển của vô lăng xe hơi.
Chiếc Benz Patent-Motorwagen sản xuất năm 1885 bởi Karl Benz luôn được xem là chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chiếc xe này đã hoạt động mà không hề có vô lăng.
Thay vào đó là một thanh ngang có gắn tay cầm và nối trực tiếp vào một thanh dọc, tương tự như các trụ lái (steering column) ngày nay. Xe có ba bánh nan hoa làm từ thép (steel-spoked wheel), lốp làm từ cao su đặc và sử dụng dây xích để truyền động.
Phải rất lâu sau đó, những chiếc xe có thiết kế gần nhất với xe hơi thời nay mới xuất hiện. Chúng trở nên hoàn thiện hơn với 4 bánh xe, lốp căng phồng khí, hộp số nhiều cấp, bàn đạp phanh và ga, và cuối cùng là một chiếc vô lăng hình tròn.
Các nhà sản xuất đã từng thử thiết kế vô lăng hình chữ nhật, nhưng cho đến nay thì mọi chiếc vô lăng đều có hình tròn. Những điều thú vị về lịch sử hình thành và phát triển của vô lăng xe hơi sẽ được tiết lộ tới bạn đọc ngay trong bài viết dưới đây.
Không một ai biết chính xác lần đầu tiên vô lăng được sử dụng là khi nào. Tuy nhiên, chiếc vô lăng đầu tiên được ghi nhận là xuất hiện ở Pháp vào năm 1894, trên chiếc xe Panhard 4 hp của Alfred Vacheron.
Năm 1898, hãng xe Panhard bắt đầu lắp đặt vô lăng cho một số mẫu xe. Đến năm 1914, vô lăng chính thức trở thành dụng cụ điều khiển xe tiêu chuẩn.
Cũng trong năm 1898, nhà sáng lập của một hãng xe có tên Rambler đã cho gắn vô lăng ở bên trái xe, theo tiêu chuẩn của nước Anh. Đến năm 1910, các nhà sản xuất xe khác đã có sự điều chỉnh vị trí gắn này để phù hợp hơn với tiêu chuẩn châu Âu và sau đó là Mỹ.
Khi vô lăng bắt đầu trở nên phổ biến, ý tưởng về việc gắn nút cảnh báo cũng ra đời. Chiếc xe đầu tiên sở hữu nút nhấn còi ở giữa vô lăng được xác định là Scripps-Booth Model C (sản xuất năm 1915). Xe được trang bị công tắc điện thay cho bóng đèn hơi (pneumatic bulb).
Bên cạnh đó, Model C cũng là chiếc xe đầu tiên được bổ sung bánh dự phòng và có nút bấm để khóa cửa.
Năm 1916, nhà sáng lập của Scripps-Booth rời khỏi công ty. Chevrolet mua lại công ty này 3 năm sau đó và nhanh chóng khai tử Scripps-Booth vào năm 1923.
Kể từ đó, rất nhiều cách bố trí nút nhấn còi khác nhau đều đã được thử nghiệm, tuy nhiên không có phương án nào tối ưu bằng việc lắp chúng ở ngay giữa vô lăng. Cách biến tấu độc đáo nhất thuộc về vô lăng “Rim Blow” của Ford với các nút nhấn còi gắn ở vành.
Vào giai đoạn vô lăng được sử dụng rộng rãi, người ta bắt đầu nghĩ về việc điều chỉnh độ nghiêng của chúng. Ban đầu, việc điều chỉnh vô lăng đến vị trí mong muốn yêu cầu phải nới lỏng khóa hãm.
Đến năm 1949, Jaguar lắp vào vô lăng của chiếc xe XK120 Roadster các khớp điều chỉnh thường dùng trên kính thiên văn (telescopic). Các khớp này giúp người lái dễ dàng kéo dài hoặc thu gọn vô lăng sao cho vừa tầm lái. Ford cũng có một thiết kế tương tự với mẫu xe Thunderbird sản xuất năm 1955.
Từ những năm 1920, sáng kiến về hệ thống trợ lực lái (power steering) cho xe 4 bánh đã bắt đầu manh nha. Nhà phát minh người Mỹ Francis W. Davis đã phát triển thành công công nghệ này và nhanh chóng ký hợp đồng với GM.
Một điều không may là cuộc đại suy thoái đã trì hoãn việc ứng dụng hệ thống trợ lực lái lên xe hơi của Cadillac và xe buýt của Yellow Coach. Sự trì hoãn tiếp tục kéo dài đến sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Do vậy, mãi đến năm 1951, hệ thống trợ lực lái mới chính thức được đưa lên chiếc Chrysler Imperial và dần trở thành một tiêu chuẩn.
Hầu hết, các thông tin đều ghi nhận hệ thống kiểm soát hành trình (cruise control) đầu tiên dành cho xe hơi được tạo ra vào năm 1948 bởi kỹ sư người Mỹ Ralph Teetor.
Ý tưởng này nảy sinh khi Teetor đang ngồi trong chiếc xe do luật sư của ông điều khiển. Trong lúc trò chuyện, việc tăng tốc và giảm tốc độ liên tục của vị luật sư đã gây chú ý cho ông.
Ban đầu, hệ thống kiểm soát hành trình được vận hành bằng một đòn bẩy. Chiếc xe đầu tiên sở hữu hệ thống này là Chrysler Imperial đời 1958. Đến năm 1960, các nhà sản xuất xe bắt đầu gắn nút điều khiển trên vô lăng, trong đó thiết kế 2 nút trên một thanh ngang của Ford Thunderbird đời 1966 là gây ấn tượng mạnh nhất.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.