Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Xe cơ bắp và xe pony là hai thuật ngữ khác nhau nhưng đang gây ra nhiều nhầm lẫn trong cộng đồng yêu xe.
Ngày nay, những chiếc xe Mỹ với trang bị động cơ V8, dẫn động cầu sau và có hiệu suất cao vẫn thường được gọi chung là xe cơ bắp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cụm từ xe pony mới là phù hợp hơn. Vậy sự khác biệt giữa xe cơ bắp và xe pony là gì?
Thuật ngữ “xe pony” được bắt nguồn từ chiếc Ford Mustang nguyên bản ra đời năm 1965. Xe được thiết kế khá nhỏ gọn, mang tính thể thao và có mức giá phải chăng nhằm hướng đến đối tượng khách hàng trẻ. Chiếc xe nhanh chóng gây sốt và tạo ra một kiểu xe mới – xe pony. “Pony” có nghĩa là ngựa con, và chúng ta đều biết Ford Mustang luôn được ví von như là ngựa vậy.
Tất nhiên, một miếng bánh ngon thì sẽ luôn có người đòi chia phần. Plymouth Barracuda và Chevrolet Camaro cũng bắt đầu xuất hiện ngay sau đó. Hai mẫu xe này nhanh chóng trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ford ở phân khúc xe thể thao cho giới trẻ. Thậm chí, sự cạnh tranh gay gắt ấy vẫn được duy trì cho tới ngày nay.
Cũng có một vài mẫu xe pony sử dụng động cơ V8 “khổng lồ” (vốn được dùng cho những phương tiện có kích thước lớn hơn). Nhưng nhìn chung, động cơ 8 xi lanh kích thước nhỏ hoặc thậm chí là 6 xi lanh vẫn được ưu tiên trên kiểu xe này.
Ngược lại, xe cơ bắp lại lớn hơn xe pony tương đối nhiều, cả về kích thước bên ngoài lẫn các trang bị bên trong. Dẫu sự khác biệt cơ bản là như vậy, thông thường các nhà sản xuất xe hơi Mỹ không quá quan tâm về vấn đề ngoại hình. Thay vào đó, họ chú trọng hơn đến việc tạo ra một khối động cơ lớn bên dưới nắp capo, cũng như tập trung vào khả năng đua drag của xe.
Ngày nay, việc phân biệt hai kiểu xe này đang dần trở nên khá phức tạp. Hầu hết những chiếc xe cơ bắp đời đầu đã bị mai một. Các thế hệ sau thì từng ngày chuyển sang dùng động cơ V6 (thay vì những khối V8 “đô con”). Thậm chí, một vài ý kiến còn cho rằng trên thị trường hiện chỉ còn lại Dodge Challenger là một chiếc xe cơ bắp đúng nghĩa.
Trong những năm gần đây, đa phần các hãng xe Mỹ có xu hướng tập trung cải tiến hệ thống treo, giảm trọng lượng xe và quan tâm đến thời gian chạy lap trên đường đua Nurburgring hơn. Trong khi đó, Dodge lại đầu tư phát triển hệ truyền động cho Challenger, đồng thời kiên quyết giữ vững quan điểm “không gì tốt hơn động cơ cỡ lớn”.
Đối lập với Dodge Challenger, những chiếc Ford Mustang hiện nay vẫn luôn dính chặt với cái mác xe pony, đơn giản vì chúng vẫn được xem là sản xuất dành cho giới trẻ. Để đáp ứng nhóm khách hàng này, Ford dần lựa chọn mang lên Mustang một hệ thống treo độc lập ở cầu sau. Ngoài ra, hãng cũng chuyển trọng tâm xe về vị trí tương tự như trên một chiếc xe thể thao. Thêm vào đó là bộ giảm chấn thích ứng và hệ thống xả chủ động (active exhaust).
Tương tự, Chevrolet cũng trang bị cho Camaro các bộ giảm chấn thích ứng. Đồng thời, việc Chevy tích cực giảm trọng lượng xe xuống đáng kể đã gián tiếp liệt chiếc xe này vào danh sách xe pony.
Có lẽ, việc tách bạch hai khái niệm “xe cơ bắp” và “xe pony” sẽ dần trở nên vô nghĩa khi thị trường chỉ có chiếc Dodge Challenger nặng gần 2 tấn (mới được xem là xe cơ bắp thật sự). Trong khi đó, với khối động cơ V8 thì ở một góc độ nào đó, Mustang và Camaro cũng có thể được công nhận là “cơ bắp”.
Chưa hết, hiện nay giới trẻ lại có vẻ yêu thích những chiếc hatchback nhỏ gọn (hơn là những chiếc coupe thể thao). Và dù động cơ hay hệ thống treo của Mustang GT350 và Camaro ZL1 có được nâng cấp đi chăng nữa, chúng cũng chỉ được xem là xe thể thao mà thôi.
Một thời gian trở lại đây, các cuộc tranh luận về hai khái niệm này ngày càng trở nên sôi nổi. Một số người giữ vững quan điểm rằng chỉ có Dodge Challenger là xe cơ bắp, và những mẫu xe khác chỉ có thể là xe pony. Trong khi đó, luồng ý kiến ngược lại thì cho rằng cộng đồng yêu xe nên có cái nhìn cởi mở hơn khi sử dụng hai thuật ngữ này.
Bạn ủng hộ quan điểm nào trong hai quan điểm nêu trên? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
FIA đã giới thiệu hệ thống quét laser để kiểm tra kỹ thuật xe F1 một cách chính xác hơn, giúp đảm bảo các đội tuân thủ quy định khí động học phức tạp.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.