ĐĂNG NHẬP
Trông có vẻ nhanh nhưng thực ra lại ‘chậm như rùa’

Trông có vẻ nhanh nhưng thực ra lại ‘chậm như rùa’

Dù có thể mang trên mình động cơ V6 hay V8 dung tích ‘khủng’, những mẫu xe trông rất hầm hố như King Cobra hay DMC-12 thực ra tăng tốc không hề ấn tượng.

03 Tháng 07, 2022

Khi một chiếc xe lướt trên đường với tốc độ cao, không khó để những người xung quanh nhận diện ngay chúng là mẫu xe nào.

Các nhà sản xuất xe hơi luôn “cài cắm” những chi tiết như cánh lướt gió, ống xả, ống nạp… để xe nổi bật hơn. Nhưng đôi khi, có những chiếc xe trông rất nhanh nhẹn thế mà thực sự lại có tốc độ “như rùa bò”.

Những “cú lừa” này xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn từ thập niên ’70 - ’80. Đó là khoảng thời gian đen tối với ngành công nghiệp xe hơi khi khủng hoảng nhiên liệu dẫn đến việc hàng loạt mẫu xe không thể lăn bánh. Ngoài ra, những mẫu xe đình đám nhất thập niên ’60 từ đó cũng đành ở lại trong ký ức tươi đẹp.

Ví dụ điển hình nhất là Ford Mustang II. Việc khách hàng quay lưng chuyển sang mua những chiếc xe nhỏ gọn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn (giữa thời điểm giá dầu ngày một tăng) đã khiến cho doanh số của xe sụt giảm nghiêm trọng. Điều này sau đó đã dẫn đến sự ra đời của phiên bản King Cobra.

Sự thay đổi trong hành vi của người dùng đã khiến cho doanh số của Ford Mustang II sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: Carscoops

King Cobra được ra mắt vào năm 1978 và là một nỗi thất vọng với những ai đam mê xe cơ bắp. Dù vẫn sở hữu động cơ 5.0L V8 nhưng xe chỉ có công suất 139 hp. Ngoài ra, xe cũng mất đến 10 s để tăng tốc từ 0 - 60 km/h.

Năm 1980, đến lượt Chevrolet và Plymouth có những bước đi tương tự Ford. Chevy ra mắt chiếc Corvette đời 1980 với ngoại hình có vẻ còn “đô con” hơn so với các đời trước. Thế nhưng, công suất của xe cũng chỉ có 180 hp. Trong khi đó, chiếc Volare Roadrunner của Plymouth cũng chỉ có công suất đạt 160 hp.

Dù có ngoại hình rất hấm hố, chiếc Chevrolet Corvette đời 1980 cũng không quá mạnh mẽ. Ảnh: Carscoops

Nguyên nhân cho những pha “treo đầu dê bán thịt chó” này một phần xuất phát từ những ảnh hưởng của thiết kế xe cũ. Hầu hết các nhà sản xuất đều tận dụng lại kiểu khung gầm và thân xe của thế hệ trước.

Không chỉ có các nhà sản xuất Mỹ mới biết đánh lừa người dùng, Toyota cũng góp mặt với chiếc Celica thế hệ cuối cùng. Ngoại hình của chiếc Celica khiến nhiều người lầm tưởng rằng có đến cả trăm “chú ngựa” đang nấp dưới nắp capo.

Trên thực tế, chiếc xe này chỉ có dung tích động cơ 1.8L và công suất 140 hp. Phiên bản hiệu suất cao của nó cũng chỉ đạt 192 hp.

Toyota Celica cũng nằm trong danh sách những chiếc xe “đánh lừa” người dùng. Ảnh: 6th generation toyota celica

Cuối cùng, không thể không nhắc đến DMC-12 của John DeLorean. Chiếc xe khiến cho hầu hết mọi người đều nghĩ nó có thể “vút bay đi” trên những thiết kế mang tính khí động học khá hầm hố.

Nhưng sự thật là động cơ V6 mà Renault cung cấp cho chiếc xe này chỉ đạt công suất 130 hp. Xe mất đến 10.5 s để tăng tốc từ 0 - 60 km/h.

Chiếc DMC-12 của DeLorean trông rất nhanh khi được trang bị vô số chi tiết ngoại thất. Ảnh: Carscoops

Trên đây chỉ là một vài cái tên tiêu biểu nhất có ngoại hình mang tính đánh lừa.

Bạn cảm thấy ấn tượng với “cú lừa” nào nhất? Hay bạn có những “cú lừa” nào khác muốn chia sẻ thêm không? Hãy để lại suy nghĩ của mình tại phần bình luận nhé!

Bình luận
Xem tất cả bình luận...
Đang tải bình luận...
Không thể tải bình luận.
quảng cáo
Mới nhất về Lịch sử xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.