Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Civic đã được người dùng đón nhận nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu và độ bền với mức giá cạnh tranh.
Honda Civic là một trong những mẫu xe bán chạy nhất của hãng xe đến từ Hàn Quốc. Từ phiên bản ra mắt đầu tiên năm 1972, Civic đã được người dùng đón nhận nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu và độ bền với mức giá cạnh tranh. Khởi nguồn là một chiếc xe gia đình cỡ nhỏ, sau gần 50 năm, đến nay Civic đã lột xác hoàn toàn với rất nhiều những trang bị công nghệ hiện đại.
Nhân dịp nguyên mẫu phiên bản năm 2022 vừa lộ diện ngày 17/11 vừa qua, Otoman mời bạn cùng nhìn lại những cải tiến mà chiếc Honda Civic đã trải qua trong 10 thế hệ trước đó.
Từ trước khi mẫu Civic được sản xuất, Honda được biết đến chủ yếu với vai trò là nhà sản xuất xe máy. Hai mẫu xe hơi N1300 và N360 lại mắc nhiều lỗi mà giá lại còn cao nên cũng không được thị trường chấp nhận. Lúc này, Honda đã có ý định muốn rút chân khỏi mảng xe hơi, nhưng trước khi dừng lại, hãng quyết định tạo ra một mẫu xe cuối cùng.
Mất 2 năm trời để đội ngũ phát triển của Honda hoàn thành các công đoạn, và chiếc xe cuối cùng được ra mắt chính thức vào ngày 11/07/1972. Hãng lấy tên xe là Civic, với ý nghĩa "chiếc xe cho mọi cư dân đô thị" ("a car created for citizens and cities"). Ngay sau khi ra mắt, doanh số Civic tăng trưởng chóng mặt. Honda từ một nhãn hiệu đang khủng hoảng dần trở thành thương hiệu xe có tiếng tăm và được yêu thích. Có thể nói Civic đã thay đổi không chỉ Honda mà còn cả bức tranh ngành công nghiệp xe hơi thời bấy giờ.
Sau 1973, nước Mỹ chìm vào quá trình khủng hoảng kinh tế trong hai năm. Khan hiếm dầu, Ford và Chevrolet phải chuyển hướng ngay từ xe cơ bắp sang các mẫu tiết kiệm nhiên liệu hơn, điển hình có Pinto và Vega. Tuy nhiên, xe nội địa không thực sự làm thỏa mãn nhu cầu người dùng.
Điều này tạo ra cơ hội cho các hãng xe Nhật. Honda đưa Civic vào Mỹ và nó ngay lập tức bùng nổ. Civic giải quyết được hầu hết các vấn đề người dùng gặp phải. Không những có giá thấp ($2,200 cho bản tiêu chuẩn), tiêu hao nhiên liệu của chiếc xe đạt mức 5.9 l/100km - một khoản tiết kiệm đáng mong chờ cho ví tiền người Mỹ lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, thông qua một số thay đổi trong kết cấu, chiếc xe mang lại không gian rộng rãi cho cả bốn người trưởng thành. Những thay đổi này bao gồm việc loại bỏ khoang hành lý, đặt ngang động cơ, sử dụng bánh 12-inch, dẫn động cầu trước, và áp dụng hệ thống treo độc lập (nhằm loại bỏ cầu sau).
Năm 1980, thế hệ thứ hai của Honda Civic ra mắt. Tiếp tục bám vào thế mạnh của mình, Civic phiên bản mới cải thiện vượt trội ở hầu hết các thông số, trong đó đáng chú ý nhất là mức tiêu hao nhiên liệu giảm tới 9%. Có được điều này là do Honda đã cải tiến hệ thống CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion, tạm dịch: Đốt cháy có kiểm soát xoáy lốc) và cài đặt trên mẫu Civic mới. Song song với đó, không gian nội thất tăng thêm 13% cả chiều ngang lẫn dọc, và diện tích kính chắn gió cũng tăng 20% nhằm cải thiện tầm nhìn.
Về cơ bản, thế hệ thứ 3 của Honda Civic không có nhiều khác biệt. Honda tiếp tục tối đa không gian nội thất và cắt gọt bớt không gian chứa các bộ phận truyền động của xe. Theo đó, trần xe được kéo dài thêm, cộng với trục cơ sở dài hơn 127 mm. Với chiều dài trục cơ sở mới, chiếc Civic có cùng kích thước với dòng Accord dù ở phân khúc thấp hơn. Động cơ của Civic được nâng cấp lên 1.5 L, trong khi hệ thống treo độc lập phía sau được bỏ đi và thay thế bằng hệ thống treo khác cứng cáp hơn.
Giai đoạn những năm 1985 - 1987 này cũng chứng kiến sự ra đời của công nghệ phun xăng (fuel injection). Honda ngay lập tức sử dụng kỹ thuật mới này ngay trên Civic bằng việc tung ra thị trường mẫu Civic Si (sport injection, và cái tên Si ra đời từ đây). Động cơ mới, kết hợp với các kỹ thuật trong đua xe F1, tạo nên sức mạnh 91 hp khá cao vào lúc bấy giờ.
Năm 1984, Honda bắt đầu công cuộc chế tạo một loại động cơ mới áp dụng các kỹ thuật tối tân cho các dòng xe phổ thông của mình. Mãi tới 5 năm sau, quá trình này mới hoàn tất, và cột mốc đánh dấu cho sự thành công của Honda chính là công nghệ VTEC (Variable Valve Timing and Lifting Electronic Control, tạm dịch: Điều khiển van biến thiên).
Cùng với kỹ thuật phun xăng điện tử, VTEC mang lại sức mạnh vượt trội cho Civic khi cần thiết, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu tại dải tốc độ thấp. Nói ngắn gọn thì VTEC thông qua ECU điều khiển quá trình đóng mở của hệ thống xupap dựa trên hành trình chân ga của người lái. Với VTEC, Honda Civic mới tạo ra tới 160 hp công suất - con số đáng mơ ước cho một mẫu xe cỡ nhỏ.
Thế hệ thứ năm của Honda Civic ra mắt vào năm 1992. Đây là lần nâng cấp khá toàn diện của Civic, trong đó đáng chú ý là khí động lực học của xe được tối ưu. Bằng kết cấu thân xe vững chắc và những đường nét ngoại thất mềm mại hơn, Civic giảm được cản gió và tiếng ồn thâm nhập vào khoang cabin (bài viết về khí động lực học trên Otoman tại đây). Một bước đi lớn của Honda trong năm này đối với Civic là việc tái định vị mẫu xe vào phân khúc sedan hạng sang. Với chiến lược này, Honda trang bị tận răng các công nghệ an toàn lên Civic, trong đó phải kể đến túi khí, ABS, cruise control…
Chờ đón phần tiếp theo trên Otoman.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.