Cần biến 6 công nghệ xe hơi này thành các trang bị tiêu chuẩn
Phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... sẽ là những trang bị cần thiết trên mọi chiếc xe trong tương lai.
Với quyết tâm dẫn đầu trong công nghệ xe tự lái cấp độ 3, Mercedes đã đưa ra một quyết định táo bạo.
Công nghệ xe tự hành luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bằng chứng cho thấy nhiều hãng xe đã gặp phải những rắc rối liên quan đến công nghệ này, điển hình là Audi. Gần đây, hãng đã chỉ ra nhiều hạn chế và rủi ro của công nghệ tự lái. Không chỉ vậy, Tesla – hãng xe điện nổi tiếng với hệ thống tự lái Autopilot cũng vướng phải rắc rối khi luôn đổ lỗi cho người dùng về các sự cố liên quan.
Qua đó, nhiều hãng xe đã vô hình chung tạo ra tâm lý lo ngại cho người dùng về công nghệ này. Nắm rõ điều này, Mercedes mới đây đã đưa ra thông báo rằng hãng sẽ chịu mọi trách nhiệm khi xe xảy ra tai nạn có liên quan đến công nghệ tự lái.
Hệ thống tự lái của Mercedes có tên chính thức là Mercedes-Benz Drive Pilot. Hệ thống này được liệt vào cấp độ 3 và được ra mắt lần đầu tiên tại Đức vào tháng 12/2021 trên chiếc S-Class mới. Gần đây, Mercedes cũng đang cố gắng xin cấp phép sử dụng hệ thống này tại thị trường Hoa Kỳ.
Trước đó, hệ thống đã được phê duyệt để sử dụng trên các đường cao tốc của Đức. Cụ thể, Drive Pilot được phép hoạt động ở tốc độ dưới 64 km/h trên các tuyến đường cao tốc được xác định trước. Dưới tốc độ này, xe sẽ hoàn toàn “chịu trách nhiệm” về tốc độ, đánh lái và phanh khi tham gia giao thông.
Mặc dù nghe có vẻ giống với Autopilot của Tesla hoặc Pilot Assist của Volvo, điểm khác biệt lớn nhất là việc người lái không cần phải cầm vô lăng. Hơn nữa, Mercedes sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý trong suốt quá trình người lái sử dụng công nghệ Drive Pilot. Khi sử dụng Drive Pilot, người lái có thể đọc sách, xem phim hoặc chỉ đơn giản là nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Tuy vậy, người lái không được phép ngủ gật hay rời khỏi ghế lái để đảm bảo an toàn trong một vài tình huống.
Mercedes đã lựa chọn thị trường Mỹ để thử nghiệm công nghệ này. Lý do là bởi vì Mỹ đã thông qua luật cho phép xe hơi tự động được chế tạo với mục đích bỏ tay khỏi vô lăng. Ngoài ra, thị trường này có rất ít quy định liên bang liên quan đến các hệ thống tự lái, đồng thời hầu hết các đạo luật được các bang thông qua một cách độc lập. Chính vì vậy, Mercedes có thể đàm phán với các bang có tư duy tương lai như Nevada và California và sớm được chấp thuận sử dụng công nghệ.
Một trong những lý do khiến Mercedes sẵn sàng chịu trách nhiệm là vì hãng tin rằng Drive Pilot có đủ khả năng dự phòng để đảm bảo an toàn. Nền tảng của hệ thống là một loạt các công nghệ như LiDAR, GPS, Galileo và GLONASS.
Không giống như các hệ thống tự hành cấp độ 2, Drive Pilot đưa ra cảnh báo trước 10 s để người lái có thể giành lại quyền điều khiển phương tiện. Thao tác này xảy ra kể cả khi có một chiếc xe cấp cứu đang đến gần. Hệ thống vẫn chưa thể tự động tấp vào lề để nhường đường cho các phương tiện khẩn cấp. Do vậy, nó vẫn phải đưa ra cảnh báo để người lái có thể tự đánh xe vào lề đường.
Theo như lời Mercedes thì Drive Pilot sẽ sử dụng máy ảnh và micro để lắng nghe và tìm kiếm các tín hiệu như còi báo động, đèn nhấp nháy. Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra tín hiệu với đủ thời gian để giao trách nhiệm lái xe cho người lái một cách an toàn. Mercedes coi hệ thống này là bước tiếp theo để hướng tới khả năng tự lái hoàn toàn trên xe hơi.
Khác với hệ thống tự lái cấp độ 2, Drive Pilot nếu được thông qua thì vẫn bị giới hạn tầm hoạt động. Cụ thể, nó chỉ hoạt động khi xe chạy trên những đoạn đường không có đèn đỏ, bùng binh hoặc các biện pháp kiểm soát giao thông khác. Ngoài ra, những con đường này phải được lập bản đồ trước bởi Mercedes.
Nếu Mercedes nhận được sự chấp thuận sử dụng công nghệ này tại Mỹ, chúng ta sẽ sớm được thấy công nghệ này trên S-Class và EQS. Có thể nói, trong một vài năm tới, công nghệ tự lái cấp độ 3 sẽ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... sẽ là những trang bị cần thiết trên mọi chiếc xe trong tương lai.
F1 đã thay đổi rất nhiều sau 30 năm, nhưng những câu chuyện về huyền thoại Ayrton Senna sẽ còn sống mãi trong lòng những người hâm mộ F1.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.