Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Nếu ngành công nghiệp xe hơi có một giải cống hiến, nó có lẽ sẽ thuộc về Mercedes.
Có thể nói, Mercedes-Benz là một trong những hãng xe có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi. Thương hiệu này bắt đầu hình thành khi nhà sáng lập Karl Benz được cấp bằng sáng chế cho chiếc xe hơi đầu tiên của mình.
Tuy nhiên, Karl không đủ tự tin để đưa sáng chế của mình lăn bánh trên mặt đường. Ngược lại, vợ ông là bà Bertha Benz đã trốn chồng lái chiếc Benz Patent-Motorwagen đi 179 km từ Mannheim đến Pforzheim và vòng lại. Suốt đường đi, bộ chế hòa khí (carburetor) luôn được bà đảm bảo sạch sẽ.
Từ những dấu ấn đầu tiên như vậy, Mercedes đã liên tục tạo ra nhiều công nghệ mới nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi.
Trong bài viết dưới đây là 6 màn “lập công” nổi bật nhất từ thương hiệu ngôi sao 3 cánh.
Thuở ban sơ, những chiếc xe hơi đầu tiên đã có thể sử dụng nước để làm mát. Tuy nhiên, khi nước bay hơi, người lái phải châm thêm. Điều đó khiến xe dừng lại nhiều lần trong suốt quá trình di chuyển.
Để khắc phục vấn đề này, Karl Benz đã phát minh ra bộ tản nhiệt. Khi được trang bị lên chiếc Mercedes 35 hp sản xuất năm 1901, Wilhelm Maybach đã biến bộ tản nhiệt này thành hình dạng tổ ong.
Thiết kế tổ ong nói trên giúp cải thiện diện tích bề mặt, tạo điều kiện cho không khí lưu thông và làm mát dòng nước. Thêm vào đó, một chiếc quạt nhỏ cũng được lắp phía sau bộ tản nhiệt. Về cơ bản, hầu hết các hệ thống tản nhiệt ngày nay đều phát triển dựa trên thiết kế này.
Mercedes 35 hp được biết đến rộng rãi như là chiếc đầu tiên của hãng xe Đức. Trước khi trở thành một chiếc xe lưu thông trên đường bộ thuần túy, nó đã từng thống trị rất nhiều đường đua.
Năm 1910, Mercedes-Benz trang bị cho chiếc Benz Prinz Heinrich Wagen một động cơ nhiều van và tuyên bố đây là lần đầu tiên loại động cơ này được sản xuất. Mặc dù Peugeot có vẻ như đã phát triển loại động cơ này từ trước đó, chính mẫu xe đua của Mercedes đã hoàn toàn làm “lu mờ” sự thật này.
Benz Prinz Heinrich Wagen gây ấn tượng khi xuất hiện trên đường đua German Grand Prix với động cơ 4 xi lanh có dung tích 5.7L. Chiếc xe này cũng được mang đến vòng khai mạc của giải Indianapolis 500. Xe sở hữu 4 van cho mỗi xi lanh.
Năm 1952, vùng hấp thụ xung lực (crumple zone) ra đời, đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ an toàn trên xe hơi. Về cơ bản, khu vực này được thêm vào cấu trúc xe nhằm hấp thụ động năng trong một vụ va chạm. Từ đó, nó giảm thiểu tác động đến khoang hành khách và những người ngồi trên xe.
Ở những chiếc xe hiện đại, vùng hấp thụ xung lực còn được tích hợp thêm một ô an toàn (safety cell). Chi tiết này có khả năng chuyển hướng các lực (không hấp thụ được) để nó không ảnh hưởng trực tiếp đến những người ngồi trong xe.
Vùng hấp thụ xung lực (hay cản xe) của Mercedes được cấp bằng sáng chế vào năm 1952 và chính thức được sử dụng từ năm 1959 trên các mẫu W110, W111 và W112. Những mẫu xe này có thể được phân biệt dễ dàng thông qua phần vây đuôi (tail fin) đặc biệt của chúng.
Tuy không phải nhà phát minh của hệ thống treo độc lập nhưng Mercedes là hãng xe đầu tiên ra mắt hệ thống treo độc lập bốn bánh (four-wheel independent suspension). Năm 1969, hãng xe Đức tiếp tục cho ra đời hệ thống treo đa liên kết (multi-link) trên mẫu xe thử nghiệm C111. Kể từ thập niên ’80, hệ thống này chính thức được ứng dụng rộng rãi trên các mẫu xe du lịch hạng sang, mà khởi điểm là Mercedes 190 và W124.
Lợi thế của việc bổ sung các liên kết là tạo ra khung hình học phức tạp hơn cho hệ thống treo. Điều này cho phép các bánh xe giữ nguyên liên kết được thiết lập, kể cả khi hệ thống treo di chuyển lên và xuống. Từ đó, xe chạy êm hơn và bám đường tốt hơn khi vào cua. Tuy nhiên, việc gia tăng số liên kết cũng khiến giá cả đắt đỏ hơn, đồng thời nhiều bộ phận cần được bảo trì hơn. Dù vậy, trên thực tế, giá thành của hệ thống này cũng đã giảm dần qua thời gian.
Ý tưởng về hệ thống phanh chống bó cứng (anti lock braking, ABS) đã ra đời từ đầu thế kỷ 20. Thế nhưng ở thời điểm đó, hệ thống này chỉ được nghiên cứu để ứng dụng cho máy bay và tàu hỏa.
Việc chế tạo một hệ thống tương tự cho xe hơi có vẻ là khó khăn hơn. Nhiều hãng xe đã rục rịch tiến hành sản xuất các công nghệ ABS cơ học khác nhau, nhưng chính Mercedes mới là thương hiệu đầu tiên cho ra mắt một hệ thống hoàn chỉnh trên thị trường.
Hãng xe Đức đã nộp bằng sáng chế từ năm 1953 và đến năm 1963 thì dây chuyền sản xuất mới bắt đầu hoạt động. Năm 1970, phiên bản ABS đầu tiên chính thức xuất xưởng dưới sự hợp tác của Mercedes và công ty tiền thân của Bosch.
Các hãng xe khác cũng nhanh chân học hỏi, đơn cử như Chrysler và Bendix Corporation với hệ thống phanh dùng cho cả 4 bánh xe. Đáng tiếc cho hai nhà sản xuất của Mỹ là Mercedes đã kịp đón đầu xu hướng với phiên bản ABS 4 bánh đa kênh điều khiển bằng kỹ thuật số (digitally controlled four-wheel multi-channel) có tên gọi Anti-Bloc. Công nghệ này được giới thiệu lần đầu trên mẫu S-Class 1978 với thiết kế gần giống các hệ thống hiện đại ngày nay.
Mercedes không phát minh ra hệ thống cảnh báo va chạm (pre-collision system). Công nghệ này đã được manh nha từ những năm 1950 và từng được nhiều nhà sản xuất bắt tay vào thử nghiệm. Tuy nhiên, mãi cho đến khi hãng xe Đức hoàn thiện hệ thống này và mang lên S-Class thì nó mới trở nên phổ biến.
Hệ thống cảnh báo của Mercedes hoạt động thông qua các cảm biến kiểm soát cân bằng điện tử. Khi phát hiện va chạm sắp xảy ra, hệ thống kết hợp góc đánh lái, độ xoay quanh trục đứng (vehicle yaw), gia tốc ngang (lateral acceleration) và tính năng phát hiện phanh khẩn cấp để thực hiện những hành động cần thiết.
Ngoài ra, hệ thống còn có các tính năng như tự động căng dây an toàn, điều chỉnh vị trí ghế, nâng tựa đầu của hàng ghế phía sau và đóng cửa sổ trời đề phòng lật xe. Hệ thống của S-Class đời 2006 còn có trang bị rađa, trong khi dòng CL-Class 2006 thì có hẳn phanh bán tự động (partial autonomous braking). Không mất nhiều thời gian sau đó, phanh tự động cũng đã chính thức được ra mắt trên E-Class 2008.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.