Cần biến 6 công nghệ xe hơi này thành các trang bị tiêu chuẩn
Phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... sẽ là những trang bị cần thiết trên mọi chiếc xe trong tương lai.
Giờ đây, nhiều người trong chúng ta đang cảm thấy hỗn loạn khi đối diện với những thuật ngữ công nghệ viết tắt và những cuộc nói chuyện về xe tự lái.
Cùng Otoman giải đáp thuật ngữ đang ngày một phổ biến - công nghệ tự lái.
Trong thế giới mà chúng ta ngày dần mất đi niềm vui, cảm nhận và những phản hồi phía sau tay lái, những cảm xúc duy nhất còn lại là sự hỗn loạn khi đối diện với những thuật ngữ công nghệ viết tắt và những cuộc nói chuyện về xe tự lái.
Có lẽ nhận định trên không hoàn toàn chính xác, nhưng giữa hàng tá công nghệ như LKA, LDW, FCW và AEB – viết tắt của công nghệ Hỗ trợ giữ làn (Lane keep assist), Cảnh báo chệch làn (Lane departure warning), Cảnh báo va chạm phía trước (Forward collision warning) và Phanh tự động khẩn cấp (Autonomous emergency braking) – con đường đi đến kỷ nguyên tự lái thực sự rất dài và đầy chông gai.
Vậy điểm khác biệt giữa xe không người lái và xe tự lái là gì? Mấu chốt nằm ở “các cấp độ tự lái”. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin cơ bản sau đây.
Ngoài việc thấy thật nhiều số 0 trong tài khoản ngân hàng, nhiều tay lái cũng yêu thích số 0 khi nói về cấp độ tự lái SAE.
Tại sao lại như vậy? Vì cấp độ này được định nghĩa là chủ xe tự mình điều khiển xe hoàn toàn, không còi cảnh báo, chỉ đánh lái, tăng ga, và đạp phanh thủ công. Đối với nhiều tay lái, đây chính là niềm vui thuần túy.
Từ phần sau của bài viết, các cấp độ sẽ dần phức tạp hơn.
Cấp độ 1 cung cấp khả năng hỗ trợ hạn chế cho tài xế, chẳng hạn như xe tự giữ làn đường hay tự điều khiển tốc độ hành trình (Cruise control). Chiếc xe tự mình thực hiện một số công việc nhất định, nhưng chủ xe vẫn là người điều khiển, thực hiện giám sát và đánh lái chuyển làn khi cần vượt xe.
SAE là viết tắt của Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (Society of Automotive Engineers), chính là tổ chức đã tạo ra những tiêu chuẩn này để tất cả chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc một chiếc xe có thể tự động đến mức nào.
Cấp độ 2 đồng nghĩa xe được trang bị cả hai công nghệ là Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (Lane keep assist) và Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive cruise control). Vậy nên, nếu bạn bất chợt liếc mắt sang phía khác, xe sẽ tự đảm bảo bạn không đánh lái mất kiểm soát sang phía bãi cỏ hay dải phân cách.
Hoặc trong trường hợp điều đó xảy ra, xe sẽ cảnh báo bạn đồng thời đưa bạn quay trở lại làn đường của mình.
Ở cấp độ 3, xe bắt đầu có khả năng kiểm soát. Theo cách chính thống, cấp độ này được gọi là “điều khiển tự động có điều kiện”, ở đó bạn có thể không cần phải tự mình lái xe trong một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như trong tình huống tắc đường.
Những tính năng như Hỗ trợ lái trong điều kiện tắc đường (Traffic Jam Assist) đang dần được áp dụng thành luật, từ đó tài xế sẽ không cần phải quá tập trung trên đường nếu chiếc xe có khả năng tự nhích từng chút trong giờ cao điểm.
Ở cấp độ 4, mọi thứ dần trở nên hoàn thiện hơn, ít nhất là xét từ góc độ công nghệ. Đây cũng là điểm bắt đầu xuất hiện những khác biệt giữa xe tự lái và xe không người lái.
Ở những cấp độ trước, chiếc xe vẫn chỉ có một số tính năng tự động nhất định – luôn cần có người lái trong xe để điều khiển nếu cần thiết. Cấp độ 4 của SAE đưa chúng ta đến trải nghiệm không người lái thực thụ, ví dụ như dịch vụ taxi không người lái.
Tự động cấp độ 4 vẫn là trạng thái “tự động có điều kiện”, vậy nên chiếc xe vẫn bị giới hạn bởi địa điểm và tốc độ. Một số mẫu xe tự động cấp độ 4 vẫn còn vô lăng và bàn đạp, một số không còn nữa, và thậm chí một số mẫu xe có khả năng cất gọn những chi tiết này thông qua nút bấm.
Phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau... sẽ là những trang bị cần thiết trên mọi chiếc xe trong tương lai.
F1 đã thay đổi rất nhiều sau 30 năm, nhưng những câu chuyện về huyền thoại Ayrton Senna sẽ còn sống mãi trong lòng những người hâm mộ F1.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.