Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Trong bài viết này, cùng ngắm nhìn Range Rover – một trong những mẫu xe nổi tiếng nhất trong lịch sử - từ thế hệ “Classic” cho đến “L460” mới nhất.
Range Rover không phải là mẫu xe off-road hạng sang đầu tiên, và nếu xét đến phiên bản Classic này, có lẽ nhiều người thậm chí sẽ thắc mắc liệu đây có phải một mẫu xe sang hay không. Tuy nhiên, có thể nói sự sang trọng của chiếc xe này được ẩn giấu bên dưới, không phải ở những chi tiết bên ngoài.
Range Rover Classic không chú trọng đến những chi tiết như thảm sàn, da bọc ghế, ốp gỗ hay những hệ thống tự động và trợ lực. Jeep Wagoneer phiên bản 1963 – mẫu xe địa hình hạng sang đầu tiên – mới chú trọng tới những chi tiết ấy. Range Rover thế hệ đầu tiên đi kèm với hệ thống lái không trợ lực, cửa sổ cơ và ba bàn đạp.
Sự sang trọng thực sự của Range Rover Classic nằm ở không gian và độ tiện dụng. Ban đầu, mẫu xe này là công cụ của lực lượng cứu trợ, chẳng hạn như các bác sỹ thú y.
Cảnh sát giao thông cũng yêu thích bởi họ có thể dễ dàng truy đuổi những tên tội phạm đầu thập niên 1970 mà vẫn mang theo nhiều thiết bị tư trang khác, đồng thời phần lá chắn mặt ca lăng (bull bar) có thể giúp ích khi cần đẩy những chiếc xe trục trặc ra khỏi phần đường đi.
Sau này, tầng lớp thượng lưu bắt đầu coi Range Rover Classic như là sự thay thế cho những chiếc Volvo wagon của họ. Chiếc SUV Anh Quốc được chọn bởi tầm nhìn thoáng rộng và khả năng vận hành linh hoạt, cùng với đó là khả năng kéo toa moóc đặc biệt hữu ích cho những chuyến đi xa.
Xe được trang bị hệ thống khung gầm rời và trục quay cứng (live axles) tương tự như Land Rover, nhưng được bổ sung khối động cơ V8, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian với khóa vi sai trung tâm và giảm chấn lò xo cuộn.
Range Rover vẫn nổi tiếng với những chiếc xe sang trọng và rộng rãi, nhưng mẫu xe đời đầu này sở hữu trục cơ sở chỉ dài hơn khoảng 2 cm so với mẫu Mini ba cửa của ngày nay. Tuy nhiên, xe có tầm nhìn thoáng và rộng, với phần mép dưới cửa sổ chỉ ngang hông và các cột có thiết kế thanh mảnh. Không quá khi nói một phần lý do mẫu xe này thành công là bởi nếu phóng tầm mắt nhìn ra bên ngoài, dường như cả thế giới phải ngước lên nhìn những người ngồi trong chiếc xe này.
Vô lăng của xe có phần viền mỏng, tuy không có trợ lực lái nhưng may mắn là vẫn có khả năng nâng hạ. Việc đánh lái khi xe đứng yên gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”, chủ xe cần phải chắc chắn rằng xe đã lăn bánh trước khi bắt đầu có thể chuyển hướng.
Trên đường thẳng, vô lăng không thực sự đem lại cảm giác yên tâm, người lái cần phải cẩn thận để giữ cho xe đi đúng làn trên những con đường gồ ghề. Khi tiến tới những khúc cua, cần nhiều lực để đánh lái do không có hệ thống trợ lực. Tuy nhiên, khi di chuyển trong góc cua, vô lăng của xe lại trở nên chính xác và cho cảm giác bám tốt.
Với việc xe được trang bị giảm chấn hành trình dài, cảm giác rung lắc là điều khó tránh. Đánh đổi lại, chiếc xe có độ bám và cảm giác thoải mái tốt trên những địa hình hiểm trở, với việc bốn bánh xe luôn đảm bảo bám chắc mặt đường. Những ổ gà lớn cũng không phải trở ngại với Range Rover Classic, dù rằng hành khách có thể sẽ không thích thú với những rung động khi trục quay cứng dội lại bộ lốp mềm.
Ly hợp trên xe hoạt động mượt mà, dù vậy loại cần số dài có khấc sẽ đòi hỏi sự tập trung cao hơn mỗi khi chuyển số. Cỗ máy 3.5L V8 sử dụng chế hòa khí sản sinh lượng momen tốt ngay từ dải tua máy thấp, tuy nhiên thông số vận hành chỉ ở mức vừa phải – tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 15 giây. Phiên bản 2023 có khả năng tăng tốc nhanh hơn gấp ba lần so với Range Rover Classic, tuy nhiên lượng nhiên liệu tiêu thụ lại không thay đổi nhiều.
Với tất cả những yếu tố trên, Range Rover Classic đã được sản xuất trong một khoảng thời gian dài ấn tượng – 26 năm. Sau này, những trang bị sang trọng và tinh tế ở bên ngoài đã được Range Rover bổ sung. Mỗi khi có một tùy chọn hoặc phiên bản mới xuất hiện, nó lại trở thành phiên bản bán chạy nhất.
Kể từ mẫu Range Rover thế hệ thứ hai mang tên mã P38A dưới đây, dòng xe này còn được trang bị thêm giảm chấn khí nén.
Dù Range Rover Classic thực sự là một mẫu xe đặc biệt, sau hơn hai thập kỷ, hãng đã quyết định rằng họ cần tạo ra một phiên bản thay thế. Tuy nhiên, những thay đổi mà Range Rover đem đến vẫn có phần thận trọng. Phần thân vỏ được thiết kế bởi George Thomson và ông đã lưu giữ gần như nguyên vẹn vóc dáng của mẫu xe này.
Tuy nhiên, nhiều chi tiết đã được hiện đại hóa và thiết kế gọn gàng hơn. Vậy nhưng, nhiều người coi việc chuyển qua loại đèn hình chữ nhật là một vấn đề lớn, bởi nó khiến chiếc xe này gần giống với những mẫu sedan mà đế chế Austin-Rover tạo ra thời điểm đó.
Nội thất của xe nhận được nhiều chuyển biến tích cực, sánh ngang hàng với những mẫu xe sang thời điểm đó. Hệ thống công tắc của hệ truyền động và giảm chấn khí nén được sắp xếp khoa học. Phiên bản Range Rover P38A còn được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Pong-era, nhưng khả năng hiển thị lại là một điểm trừ lớn.
Bên cạnh đó, Range Rover thế hệ II còn được trang bị động cơ lớn hơn trước: mẫu động cơ van trên (pushrod) V8 được trang bị hệ thống phun nhiên liệu và dung tích xy lanh lên tới 4.0L hoặc thậm chí là 4.6L.
Hộp số trang bị trên xe là loại 4 cấp tự động của ZF, tương tự như trên những mẫu BMW với khối động cơ V12. Vào năm 1994, BMW đã mua lại thương hiệu Rover nhưng ngay từ trước đó, một số chi tiết chẳng hạn như cỗ máy diesel với 6 xy lanh thẳng hàng của BMW, đã được trang bị trên các mẫu xe của thương hiệu Anh Quốc.
Với tất cả những lý do trên, giá xe đã tăng cao. Vì thế, phiên bản Range Rover Classic đã được tiếp tục sản xuất thêm một vài năm sau đó, đóng vai trò là phiên bản tiêu chuẩn của dòng xe này.
Dù khung gầm của phiên bản P38A đã được gia cường so với thế hệ đầu tiên, thiết kế của hệ thống này gần như không đổi và tương tự là hệ thống giảm chấn. Vậy nên, xe vẫn cho cảm giác gọn gàng khi đi trên những cung đường hẹp và vị trí ngồi cao với tầm nhìn thông thoáng.
Cuối thế hệ thứ II, xe được bổ sung thêm một phiên bản giới hạn hợp tác với nhà sản xuất súng Holland and Holland. Xe được trang bị phần da bọc màu nâu và xanh rêu cao cấp, cùng với gỗ óc chó vẫn được sử dụng để làm báng súng.
Range Rover thế hệ thứ hai được sản xuất trong khoảng thời gian khá ngắn, chính xác hơn là ngắn nhất trong toàn bộ các thê hệ Range Rover, và lý do cũng không thực sự khó hiểu. Việc sử dụng khung gầm rời và trục quay cứng là điều bình thường vào đầu thập niên 1970, ngay cả những mẫu xe off-road của thập niên 80 vẫn có trang bị này.
Tuy nhiên, mẫu Mercedes ML và sau đó là BMW X5 đã cho thấy ngay cả những mẫu xe gầm cao cũng có thể đem lại cảm giác lái và khả năng xử lý tương tự như những mẫu xe thấp hơn với tính động học tốt hơn trên đường bằng.
Dù dòng xe Range Rover có vẻ hơi “hỗn loạn”, những đặc tính và mục đích của nó lại vô cùng nguyên bản và thuần khiết. Phiên bản L322 được phát triển chủ yếu ở Munich, và BMW có thừa chuyên môn để đem đến sự tinh tế về động năng cho mẫu xe này.
Tuy nhiên, đội ngũ ở BMW, đứng đầu là ông Wolfgang Reitzle, Giám đốc phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D;), hiểu rằng việc phát triển một bản sao của X5 là hoàn toàn vô nghĩa. Vì vậy, các kỹ sư của Land Rover đã đem đến ý tưởng cho họ.
Đội ngũ kỹ sư nước Anh, đứng đầu là Geoff Upex, cung cấp thiết kế cho Range Rover L322. Tính kỷ luật và tinh gọn đã giúp họ vượt qua được những bản thiết kế đến từ studio của Chris Bangle tại Munich. Nội thất xe cũng độc đáo không có đối thủ, hội tụ cả độ thực dụng cũng như tính thẩm mỹ.
Trong nhiều năm trước đó, các kỹ sư của Land Rover vẫn luôn trung thành với khung gầm rời và trục quay cứng đối với mẫu xe off-road này. Range Rover L322 sau đó đã đánh dấu sự thay đổi toàn diện trong tư duy của hãng, hiển nhiên là với những ảnh hưởng không nhỏ đến từ BMW.
Phiên bản thế hệ thứ ba được trang bị khung thân liền khối làm từ thép và hệ thống giảm xóc độc lập. Vậy nhưng, Land Rover thể hiện rõ ý định bảo tồn độ cứng vượt trội và khả năng vận hành trứ danh trên những cung đường dài của mẫu xe này. Hộp phân phối với tỷ số truyền thấp và hệ thống treo khí nén vẫn được giữ lại, cộng với khả năng kéo được cải thiện nhờ những chi tiết điện tử mới.
Thế nhưng, sự khác biệt thực sự đến từ trải nghiệm khi di chuyển trên đường. Range Rover L322 sở hữu cảm giác lái chính xác, bên cạnh đó sự rung lắc đã giảm đi đáng kể - sự mềm mại vẫn được giữ nguyên nhưng với việc phiên bản 2010 đã được trang bị hệ thống giảm chấn thích ứng, toàn bộ trải nghiệm trên xe vô cùng mượt mà.
Dù kích thước chiều ngang của xe có tăng lên đôi chút, cảm giác lái vẫn vô cùng gọn gàng nhờ độ chính xác cao hơn, và giờ đây người lái có thể tự tin hơn khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề hay nhiều khúc cua.
Tuy nhiên, đơn vị sở hữu mẫu xe này lại không phải tập đoàn BMW. Ngay trước khi Range Rover L322 được mở bán, Land Rover đã được bán lại cho Ford. Trong những năm sau đó, Blue Oval đã dần loại bỏ những chi tiết BMW trên dòng xe này – từ nh
ững trang bị thẩm mỹ như cần số đến những bộ phận quan trọng hơn như động cơ hay hệ thống điện tử. Ở phiên bản 2010, cả hai phiên bản động cơ V8 chạy xăng và diesel đều đã bị loại bỏ, và đó là kế hoạch của Ford. Tuy nhiên, từ năm 2008, JLR lại tiếp tục đổi chủ, lần này thuộc về Tata Motors đến từ Ấn Độ.
Kể từ đó, xe được trang bị khối động cơ V8 siêu nạp của Jaguar và đặc biệt là cỗ máy diesel V8 4.4L được sản xuất bởi Ford. Khối động cơ diesel sản sinh công suất 313 hp và momen lên tới 700 Nm, loại bỏ triệt để tiếng ồn thường thấy trên những cỗ máy dầu và đi kèm với hộp số tự động 8 cấp. Không chỉ mạnh mẽ, khối động cơ trên còn được đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu và từ đó trở thành trang bị dẫn động hoàn hảo dành cho Range Rover L322.
Một trang bị đáng chú ý khác trên phiên bản nâng cấp này là bảng đồng hồ TFT. Thêm vào đó, màn hình trung tâm giờ đây có khả năng hiển thị hai hướng giúp hành khách có thể tự do xem phim trong khi người lái sử dụng hệ thống định vị dẫn đường. Hệ thống camera toàn cảnh giúp việc di chuyển trên những cung đường địa hình đơn giản hơn.
Có lẽ trong cả năm thế hệ, Range Rover L322 là chiếc xe phù hợp nhất dành cho cuộc sống hàng ngày, không quá to lớn, vô cùng tinh xảo và phù hợp với những chuyến đi dài, đồng thời vẫn đem lại sự thoải mái khi di chuyển ở vùng nông thôn và cả địa hình.
Trong khoảng thời gian mẫu Range Rover L405 được lên ý tưởng, các nhà sản xuất xe thể thao trên khắp thế giới đã để ý đến tập khách hàng giàu có với nhu cầu dành cho những mẫu xe 4x4.
Ý tưởng đằng sau những mẫu xe đó là khả năng vận hành trong các trường đua, dù rằng điều đó đồng nghĩa với việc một số ưu điểm khác của những mẫu SUV hạng sang có thể bị bỏ qua. Porsche, Mercedes-AMG và BMW M đều đã tham chiến; Maserati, Lamborghini và Aston Martin đã thể hiện rõ sự quan tâm của họ. Land Rover thực sự phải đương đầu với những gã khổng lồ.
Để đảm đương vai trò đó, Jaguar Land Rover đã sở hữu những mẫu xe khác – phiên bản mạnh nhất của hai mẫu Range Rover Sport và F-Pace. Vì vậy, Range Rover L405 được phát triển với mục đích khác; việc quá tập trung vào tính thể thao có thể gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành trên những địa hình vốn tạo ra dấu ấn khác biệt của mỗi chiếc xe Range Rover: sự thoải mái trên đường trường và khả năng bám tuyệt hảo khi off-road.
Toàn bộ quá trình lên ý tưởng, thiết kế và gia công của Range Rover thế hệ thứ tư đều diễn ra tại nước Anh. Dù phần khung thân liền khối được làm hoàn toàn bằng nhôm, khối lượng của mẫu xe “khủng long” này vẫn lên tới 2.5 tấn. Phiên bản L405 là lời khẳng định của hãng về việc nâng cao sự sang trọng và hầm hố trong thiết kế của mẫu xe này.
Khi nói về độ êm ái và bao bọc hành khách, Range Rover L405 tiếp tục là một bước tiến lớn so với người tiền nhiệm - chiếc xe đem đến cảm giác mềm mại, yên tĩnh và mượt mà, cùng với cảm giác tách biệt khi cầm lái, dù một số chủ xe không thực sự quan tâm đến chuyện đó. Range Rover đời mới thực sự là những chiếc xe tiệm cận tới trải nghiệm của Rolls-Royce nhất hiện đang có trên thị trường.
Mặc cho kích thước đồ sộ của mình, chiếc xe có mức độ kiểm soát ấn tượng. Vô lăng có cảm giác siết vừa đủ và tự điều chỉnh theo từng dải tốc độ, giúp việc đánh lái trở nên cực kỳ chính xác mà không yêu cầu nhiều sự tập trung của người lái.
Xe được trang bị hệ thống hỗ trợ chống lật, được đặt tên là Dynamic Response, giúp cho xe có được cảm giác mềm mại trên đường thẳng nhưng cứng cáp mỗi khi vào cua. Các chế độ lái khác nhau tùy chỉnh hệ dẫn động và giảm chấn nhằm đáp ứng các điều kiện vận hành, trong đó chế độ “Dynamic” đem đến cảm giác nhanh nhạy hơn và có xu hướng loại bỏ cảm giác bồng bềnh êm ái trong quá trình lái.
Dù không nằm trong phân khúc những mẫu xe “4x4 thể thao”, Range Rover L405 vẫn luôn sẵn sàng cho những trải nghiệm tốc độ.
Trên phiên bản cao cấp nhất, xe được trang bị cỗ máy 5.0L siêu nạp của gia đình JLR. Dù tốc độ chưa bao giờ là một yếu tố đóng góp vào sự sang trọng của mẫu xe này nhưng khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 5.4 giây giúp xe luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của chủ nhân.
Range Rover L405 đến nay vẫn chưa hề tạo cảm giác lỗi thời, dù xét đến trang bị hay thiết kế. Điều này cũng góp phần tạo nên sự khác biệt cho mẫu SUV tới từ Anh Quốc này. Tất cả những chiếc Range Rover đều mang một phong cách chung dù thuộc thế hệ nào, nhưng phiên bản này rõ ràng là một thành công của Gerry McGovern và đội ngũ thiết kế của ông.
Vì những phiên bản Range Rover trước đó vẫn còn cảm giác hiện đại, những kỳ vọng đối với Land Rover thế hệ thứ năm là rất lớn. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, nhiều người có thể cho rằng phiên bản này gần như giống hệt với Range Rover L405, chỉ là có đôi chút sáng sủa, gọn gàng và tập trung hơn. Tuy nhiên, sự mê hoặc đến ngay từ những chi tiết nhỏ nhất, đơn cử như chụp đèn hậu tối màu.
Vậy nhưng, cấu trúc của xe gần như là hoàn toàn mới. Hãng cần tạo ra khoảng không gian phía dưới dành cho gói pin của phiên bản thuần điện sẽ được ra mắt vào năm sau, cũng như là phiên bản PHEV. Thêm vào đó, lần đầu tiên tùy chọn bảy chỗ ngồi sẽ xuất hiện trên dòng Range Rover, tất nhiên là ở phiên bản trục cơ sở dài (LWB). Công nghệ trên Range Rover L460 cũng là một điểm sáng.
Màn hình cong HMI cỡ lớn với cảm ứng lực cho cảm giác tuyệt vời; khả năng đánh lái cả bốn bánh giúp đơn giản hóa việc điều khiển mẫu SUV “khủng long” này. Công nghệ 4WS (đánh lái bốn bánh – four-wheel steering) kết hợp cùng những hệ thống chống lật và khung gầm thích ứng sử dụng dữ liệu từ hệ thống định vị giúp chuẩn bị tốt cho xe trước khi vào những khúc cua.
Cảm giác lái ở dải vận tốc thấp đã mượt mà hơn, sự tách biệt của người lái với môi trường xung quanh giờ đây thậm chí còn hoàn thiện hơn trước. Hệ thống giảm chấn đem lại khả năng kiểm soát tốt hơn khi di chuyển ở tốc độ cao, và khi xét đến động cơ, cỗ máy diesel 6 xy lanh Ingenium tự phát triển thực sự êm ái và yên lặng tới mức khó có thể phân biệt với những khối động cơ chạy xăng.
Khoang cabin có thể sánh ngang với những mẫu sedan sang trọng nhất, còn ngoại thất xe được thiết kế với triết lý ưu tiên sự đơn giản mang cảm giác tự tin và mạnh mẽ. Nội thất xe đem đến sự sang trọng ngay từ phiên bản tiêu chuẩn, nhưng lên đến bản LWB cao cấp nhất, thậm chí bốn ghế ngồi đều có khả năng ngả và trang bị tủ lạnh được bổ sung.
Range Rover L460 đã khác rất nhiều so với những gì các bác sỹ và lực lượng công an mong đợi từ những chiếc Range Rover năm 1970 của họ. Vậy nhưng, dòng xe này vẫn luôn là một lựa chọn hạng sang tuyệt vời dành cho giới nhà giàu, bắt đầu từ nước Anh và sau đó là trên toàn thế giới.
Trong suốt 53 năm qua, nhiều giá trị sang trọng đã được bổ sung thêm nhằm chiều lòng những khách hàng khó tính nhất, còn khả năng vận hành năng động trứ danh vẫn được hãng bảo toàn một cách nguyên vẹn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.