ĐĂNG NHẬP
Châu Âu đưa ra quy định an toàn mới, các hãng chần chừ áp dụng

Châu Âu đưa ra quy định an toàn mới, các hãng chần chừ áp dụng

Quy định này đang gây ra những tranh luận trái chiều khi một mặt nó giúp xe trở nên an toàn hơn, một mặt có thể làm tăng giá xe cho người dùng.

02 Tháng 09, 2022

Trước đây, vào ngày 27/11/2019, EU đã thông qua quy định chung về an toàn (General Safety Regulations, GSR) với mục đích làm giảm mạnh số người chết và bị thương nghiêm trọng ở khu vực này.

Quy định đã buộc các hãng phải biến các công nghệ an toàn mới nhất trở thành trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện mới.

Quy định cũng sẽ bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7/2022 và giai đoạn thứ hai sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 7/2024.

Ngoại hình của chiếc Toyota GR86. Ảnh: Guide Auto

Ở giai đoạn đầu tiên, tất cả các xe mới khi được bán ra thị trường bắt buộc phải được trang bị những công nghệ mà GSR đã quy định. Điều đó có nghĩa là tất cả xe hơi mới được ra mắt sau ngày 6/7/2022 dù bất kể giá cả hoặc mức độ phù hợp của kỹ thuật sẽ đều phải tuân thủ theo quy định.

Và đến năm 2024, những chiếc xe hiện có trên thị trường sẽ phải được sửa đổi hoặc lắp đặt thêm các trang bị để có thể tiếp tục được bán ra thị trường.

Vào tháng 7 vừa mới đây, EU vừa tiếp tục thông qua quy định chung về an toàn thứ 2 (GSR2) với nhiều sửa đổi và bổ sung. Theo đó, GSR2 đã đưa ít nhất 20 công nghệ như phanh khẩn cấp nâng cao, cảm biến phát hiện buồn ngủ và mất tập trung, hệ thống giữ làn đường… trở thành những trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các dòng xe hơi mới được bán ra ở EU và Anh, cũng như ban hành luật cho một số công nghệ không còn tồn tại.

Một chiếc Ford Mustang Mach-E đang chạy trên đường. Ảnh: Complete Car

Mặc dù quy định này là cần thiết để bảo đảm an toàn cho người dùng, tuy nhiên nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác thì nó cũng tồn tại nhiều hạn chế.

Hạn chế lớn nhất là làm tăng giá thành cho những chiếc xe giá rẻ. Ngoài ra, những trang bị này cũng khiến nhiều hãng xe gặp khó trong quá trình thực hiện.

Điển hình là chiếc Toyota GR86. Chiếc xe này đang gặp khó khăn trong quá trình tích hợp các trang bị như camera cho tính năng hỗ trợ tốc độ thông minh (ISA) hay hệ thống giữ làn đường khẩn cấp (ELKS).

Cũng bởi lý do này mà thế hệ hiện tại của GR86 tại thị trường châu Âu sẽ chỉ tồn tại đến năm 2024.

Chúng tôi sẽ phải nâng nóc xe lên và di chuyển kính chắn gió để có thể tích hợp thêm camera.
Toyota
Hệ thống ISA được được kích hoạt. Ảnh: Autocar

Trái ngược với sự lo lắng của một vài hãng xe thì ngành bảo hiểm an toàn vẫn rất lạc quan với sự ra đời của GSR2.

Matthew Avery – Giám đốc bảo hiểm Vương quốc Anh cho biết: “Về cơ bản, đây là sự bổ sung cần thiết cho một quy định vốn đã được xây dựng từ lâu. Mà hầu hết các tính năng an toàn này đều là những tính năng mà Euro NCAP đã chấp nhận từ lâu.”

Mục đích chính cho sự ra đời của GSR2 là nhằm giảm một nửa số ca tử vong trên đường vào năm 2030 và “tiến gần tới” con số 0 ca tử vong do tai nạn đường bộ vào năm 2050.

Ngành công nghiệp xe hơi luôn nói rằng họ ưu tiên an toàn, thế nhưng thực lòng thì các hãng vẫn còn lo ngại về sự cứng nhắc của các quy định. Theo các hãng, EU nên lùi thời gian quy định có hiệu lực để phù hợp với những thay đổi vòng đời và những quy định an toàn trên toàn cầu.

Một chiếc Ford Explorer đang đỗ trên tuyết. Ảnh: Car Indogo

Ông Douwe Cunningham – Giám đốc phụ trách các vấn đề chính phủ của Ford cũng đồng ý với quy định mới: “Không có gì ngạc nhiên khi một số công nghệ như hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) và hỗ trợ tốc độ thông minh (ISA) được thêm vào, bởi vì chúng đã là một phần trong các bài thử nghiệm của NCAP.”

Tuy nhiên, chính ông cũng đề cập đến việc EU đang đẩy một số phần cứng vượt quá khả năng của chúng.

Lấy ví dụ về độ bền của ISA, ông cho rằng hệ thống này dựa vào camera để đọc các biển báo đường bộ để hoạt động, tuy nhiên ở nhiều quốc gia nơi bảo trì đường bộ kém hay đặt biển báo ở những vị trí khó phát hiện thì hệ thống gần như không có tác dụng.

Hiểu được điều này, trong GSR2, EU đã cho phép các hãng sử dụng thêm cảnh báo giới hạn tốc độ dựa trên GPS. Thế nhưng, điều này đã dẫn đến việc các nhà sản xuất nếu muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì cần phải cung cấp cả 2 hệ thống trên xe.

Rõ ràng, hành động này khiến cho những chiếc xe có thêm nhiều chi tiết, từ đó giá thành của chúng sẽ tăng lên.

Hệ thống cảnh báo điểm mù trên chiếc xe thử nghiệm của ZF. Ảnh: ZF

Khi giá xe tăng thì nhiều khả năng sẽ có 2 viễn cảnh xảy ra. Đầu tiên là các hãng xe sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận để có thể tiếp tục bán được sản phẩm, và thứ hai là người tiêu dùng sẽ phải trả một khoản tiền lớn hơn để có thể mua được những chiếc xe mà họ mong muốn.

Dù khả năng nào có xảy ra đi nữa thì một trong hai bên sẽ là người chịu thiệt. Bởi vậy mà đa phần các hãng vẫn mong muốn EU trì hoãn việc thực thi quy định này.

Tóm lại, hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng GSR2 sẽ thực sự có hiệu quả như EU kỳ vọng, nhưng có một điều mà quy định này đã làm được là buộc các hãng phải quan tâm nhiều hơn đến độ an toàn trong những sản phẩm của họ.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về An toàn
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.