ĐĂNG NHẬP
F1 cho người mới bắt đầu: Thuật ngữ, từ lóng (P1)

F1 cho người mới bắt đầu: Thuật ngữ, từ lóng (P1)

Tìm hiểu một số thuật ngữ và từ lóng thường gặp trong F1.

01 Tháng 04, 2022

Để có được trải nghiệm tốt hơn khi theo dõi các cuộc đua, trong bài viết này, mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu về các thuật ngữ (và từ lóng) thường gặp trong F1. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ nhắc đến chiến thuật của các tay đua, cũng như cách họ sử dụng Hệ thống Giảm thiểu Lực cản (DRS) để tạo ra lợi thế cho mình.

1. Undercut (cắt dưới)

Chiến thuật “undercut” (cắt dưới) thường được áp dụng khi một tay đua đang bám đuổi tay đua phía trước và cảm thấy rất khó đuổi kịp. Tay đua này quyết định vào pit sớm hơn đối thủ nhằm tận dụng lợi thế của bộ lốp mới. Với hiệu suất tốt hơn sau khi ra khỏi đường pit, khoảng cách giữa hai xe dần được rút ngắn, nhờ đó rất có khả năng tay đua dẫn trước sẽ bị bỏ lại khi anh ta vào pit (muộn hơn). Cắt dưới thường được các đội áp dụng trong trường hợp đang cạnh tranh cho thứ hạng cao.

Ví dụ: “He’s going to try to use the undercut to get ahead.”

Tạm dịch: “Anh ta đang muốn cắt dưới để vượt lên.”

Static Automotor

2. Dirty air, clean air (dòng khí bẩn, dòng khí sạch)

Dòng khí bẩn là dòng không khí nhiễu động được tạo ra bởi xe đua phía trước, ảnh hưởng đến lực downforce của xe phía sau. Ngược lại, khi một xe đua không phải bám đuổi một xe nào khác (trước mặt là đoạn đường trống) thì dòng không khí tác động lên cánh trước của xe và tạo ra lực downforce được xem là dòng khí sạch.


Ví dụ: “I tried to get past but I was stuck in his dirty air. But once he pitted and I got some clean air, I could start to put in some decent laps.”

Tạm dịch: “Tôi muốn vượt nhưng đang vướng khí bẩn của hắn. Nhưng tí nữa hắn vào pit và trả lại dòng khí sạch, tôi sẽ chạy lap tốt hơn nhiều.”

3. Bottoming (cạ gầm)

“Bottoming” là hiện tượng xe cạ gầm vào mặt đường, tạo ra các tia lửa phía dưới gầm và sau đuôi xe. Từ năm 2015, các tấm vật liệu titan đã bắt đầu được sử dụng làm tấm bảo vệ gầm xe F1. Khi các tay đua chạy qua các đoạn gồ ghề của đường đua, các tia lửa sẽ xuất hiện. Điều này là rất phổ biến và hoàn toàn bình thường.

Ví dụ: “The car had a good balance, although on my qualifying lap, it was bottoming and I lost some time.”

Tạm dịch: “Xe cân bằng tốt, nhưng trong lap chạy phân hạng của tôi, nó cạ gầm hơi nhiều nên tôi đã đánh mất một ít thời gian.”

Formula 1

4. Backmarker (nhóm dưới)

“Backmarker” là thuật ngữ thường dùng để gọi chung cho các tay đua có thành tích tệ nhất trong vòng đua chính thức. Họ thường xuyên bị các tay đua dẫn đầu bắt vòng (lapped), tức chạy nhanh hơn đến cả một lap và vượt qua.

Ví dụ: “That backmarker blocked me and completely ruined my race.”

Tạm dịch: “Cái thằng đội sổ đấy đã chặn đứng tôi và phá hoại hoàn toàn cả cuộc đua của tôi.”

5. Flatspot (mài phẳng lốp)

Khi một tay đua khoá cứng bánh xe, một hoặc cả hai bánh trước sẽ ngừng quay. Trong khi đó, chiếc xe vẫn lao về phía trước (trượt lết), tạo ra một vệt mài phẳng trên lốp xe. Khi đó, ta nói tay đua đã mài phẳng lốp.

Ví dụ: “Unfortunately I had to pit after I got a flatspot, which took away any chance I had of getting on the podium.”

Tạm dịch: “Thật không may là lốp của tôi đã bị mài phẳng, do đó tôi phải vào pit thay lốp. Điều này đã lấy đi cơ hội giành podium của tôi.”

Formula 1

6. Brake bias (thiên hướng phanh)

Thông thường khi tay đua đạp phanh, tất cả phanh ở 4 bánh xe đều hoạt động. Tuy nhiên, tay đua hoàn toàn có thể điều chỉnh độ nhạy của phanh trước và sau. Tùy theo điều kiện đua thực tế, độ mòn lốp xe và mức nhiên liệu còn lại của xe, các tay đua sẽ phân bổ 100% lực phanh về phía trước hoặc sau để vận hành chiếc xe tối ưu nhất.

Ví dụ: “I had to move the brake bias during the race to deal with the tricky conditions.”

Tạm dịch: “Tôi phải liên tục thay đổi phân bổ lực phanh trong khi đua để xử lý những tác động khó lường từ điều kiện xung quanh.”

7. Hệ thống Giảm thiểu Lực cản (DRS)

Hệ thống Giảm thiểu Lực cản (Drag Reduction System, DRS) là một hệ thống điều khiển nằm trên cánh gió đuôi xe. Khi được kích hoạt, hệ thống này giúp giảm lực cản tác động lên xe, từ đó khiến chiếc xe chạy nhanh hơn và tăng khả năng vượt xe khác. DRS chỉ được phép kích hoạt ở một số đoạn đường nhất định trên đường đua. Đồng thời, khoảng cách giữa 2 xe phải dưới 1 giây thì xe sau mới được phép sử dụng DRS để vượt xe trước.

Ví dụ: “Lewis was quite close so he got DRS down the straight.”

Tạm dịch: “Lewis đã áp sát rất gần nên anh ta đã bật DRS khi vào đoạn đường thẳng.”

Formula 1

8. Bộ động cơ (power unit)

Ngày nay, bộ động cơ của một chiếc xe F1 được cấu tạo bởi 6 bộ phận lớn bao gồm động cơ đốt trong (ICE), bộ tăng áp (TC), máy phát điện nhiệt năng (MGU-H), máy phát điện động năng (MGU-K), bộ lưu trữ năng lượng (ES) và bộ điều khiển điện tử (CE).

Ví dụ: “The Mexico Grand Prix runs at high altitude, which puts a lot of strain on the power unit.”

Tạm dịch: “Chặng GP Mexico diễn ra ở trên cao, do đó khả năng vận hành của bộ động cơ cũng bị hạn chế.”

Motosport Tech
Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Kỹ thuật
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.