Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Cuộc chơi nào cũng phải có kẻ thắng người thua, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Và đây là 5 cái tên đã ‘hồi sinh’ ngoạn mục trong nghịch cảnh.
Ngành công nghiệp xe hơi là một “chiến trường” không khoan nhượng, nơi chỉ cần mắc phải một sai lầm thường thấy cũng có thể khiến bạn nhận “trái đắng”. Rủi ro đó còn biểu hiện rõ ràng hơn trong phân khúc xe hiệu suất, nơi mà sản phẩm được tạo ra thường không dành cho thị trường đại chúng.
Có thể nói, những chiếc xe không đạt tiêu chuẩn, chính sách quản lý sai lầm và tham nhũng chỉ là một trong số hằng hà lý do khiến các thương hiệu siêu xe rơi vào tình thế khó khăn.
Nhiều cái tên không thể vực dậy được và cuối cùng biến mất khỏi thị trường. Tuy nhiên, cũng có những thương hiệu thành công “sống sót” trong nghịch cảnh tài chính thảm khốc. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình cho nghị lực phi thường ấy.
Tính đến nay, thương hiệu ô tô nước Anh đã tồn tại hơn một thế kỷ. Aston Martin được thành lập vào năm 1913 bởi Lionel Martin và Robert Bamford. Sự hiện diện của Aston Martin trên thị trường ô tô hiện tại chính là một minh chứng cho khả năng phục hồi sau những thất bại của thương hiệu.
Aston Martin đã gây kinh ngạc khi phá sản tới 7 lần trong suốt lịch sử 110 năm của thương hiệu. Lần đầu tiên là vào năm 1924, tiếp đó là năm 1924 sau khi công ty được chuyển giao cho các nhà đầu tư và đổi tên thành Aston Martin. Vụ phá sản gần đây nhất là vào năm 2007.
Điều thú vị là cho đến hiện tại, công ty vẫn đang gặp một số khó khăn, chủ yếu là vấn đề trong chuỗi cung ứng và hậu quả của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của thương hiệu tự tin rằng họ có thể vượt qua cơn bão này.
Thương hiệu nước Pháp cũng từng gặp khó khăn về tài chính trước đây. Được thành lập vào năm 1909, Bugatti đã phá sản một số lần trước khi doanh nhân người Ý, Romano Artioli, mua bản quyền nhãn hiệu Bugatti và thành lập Bugatti Automobili S.p.A vào năm 1987.
Sự sống còn của công ty phụ thuộc vào sự thành công của siêu xe Bugatti EB110. Nhưng thật không may, mức giá hơn 600 nghìn đô la của chiếc xe, cùng với suy thoái kinh tế bao trùm toàn châu Âu vào thời điểm đó, đã dập tắt mọi cơ hội để vực dậy Bugatti.
Bugatti một lần nữa tụt dốc vào năm 1995 và tạm dừng mọi hoạt động cho đến khi được mua lại bởi “gã khổng lồ” Volkswagen AG vào năm 1998.
Đến năm 2021, Volkswagen đã loại bỏ thương hiệu này khỏi danh mục đầu tư, và hiện tại Bugatti vẫn đang tồn tại như một phần của Liên doanh Bugatti-Rimac.
Có thể nói, Lamborghini hiện đang tận hưởng một khoảng thời gian tốt đẹp nhất trong toàn bộ lịch sử hoạt động của mình. Lợi nhuận của thương hiệu đang ở mức cao nhất mọi thời đại, và công ty cũng đang có lợi thế trong bước đột phá vào kỷ nguyên điện khí hóa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có thể “thuận buồm xuôi gió” đến vậy. Trước đây, Lamborghini đã phá sản trong suốt 4 năm từ 1978 đến 1981.
Ngoài ra, từ đầu những năm 1970 đến 1998, một loạt các buổi biểu diễn cùng với vấn đề quản lý kém hiệu quả đã dẫn đến việc thay đổi quyền sở hữu của thương hiệu 6 lần trong 16 năm.
May thay, số phận của Lamborghini đã thay đổi sau khi được Tập đoàn Volkswagen mua lại vào năm 1998. Nhận được sự hỗ trợ từ nguồn lực tài chính và nhân lực khổng lồ, Lamborghini đã kịp thời ngăn chặn sự trượt dốc của mình. Hiện tại, họ đã trở thành một trong những tên tuổi sừng sỏ trong phân khúc xe hiệu suất.
DeLorean Motor Company được vinh danh vì đã mang đến cho thế giới xe hơi một chiếc xe mang tính biểu tượng bậc nhất từ trước đến nay - DeLorean DMC-12.
Sự xuất hiện của chiếc xe trong loạt phim Back to the Future đã khiến độ phủ sóng của nó lan rộng và nhận được sự sùng bái mạnh mẽ từ giới mộ điệu.
Thật không may là danh tiếng của chiếc xe không đủ để chống đỡ công ty vượt qua những thách thức tài chính nghiêm trọng vào thời điểm đó.
Rời xa phim trường, DMC-12 không phải là một chiếc xe tốt. Do đó, doanh số bán hàng chậm chạp của nó thậm chí còn đẩy nhanh sự sụp đổ của công ty, vốn đã bị cản trở bởi công tác quản lý và lựa chọn kinh doanh yếu kém. DeLorean nộp đơn xin phá sản vào năm 1982, gây thất nghiệp cho 2,500 người và suy thoái hơn 100 triệu đô la đầu tư.
Ngày nay, nhà sản xuất ô tô này đã được trao cho một sự sống mới với cái tên DeLorean Motors Reimagined LLC. Họ đang chuẩn bị để ra mắt Alpha5, một chiếc coupe điện hiện đại sử dụng chung các yếu tố thiết kế với mẫu DMC-12 lừng lẫy.
Nói một cách công tâm thì Lotus Cars không thực sự phá sản. Tuy nhiên, thương hiệu cũng đã đứng trên “bờ vực thẳm”.
Câu chuyện của Lotus bắt đầu từ một nhà kho vào năm 1948, khi kỹ sư thiết kế người Anh, Colin Chapman, chế tạo thành công một chiếc xe đua. Nhà sản xuất non trẻ khi đó đã tiếp nối thành công bằng những chiếc xe đường phố và xe đua chính thống trong suốt những năm 60 và 70.
Tuy nhiên, đến năm 1980, Lotus “chìm sâu” trong vũng lầy tài chính. Do bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu và doanh số bán hàng giảm dần ở Hoa Kỳ, sản lượng của công ty đã giảm từ 1,200 xe mỗi năm xuống chỉ còn 283 xe.
Năm 1982, Chapman đột ngột qua đời vì một cơn đau tim. Mọi thứ trở nên trầm trọng hơn khi mà Lotus vướng vào mối quan hệ đối tác bất chính với Delorean Motor Company. Họ bị thanh tra Cục thuế Nội địa định giá mức tài sản thế chấp trị giá 84 triệu bảng Anh.
Vào năm 1983, David Wickins, người sáng lập British Car Auctions, đã trở thành chủ tịch mới của Lotus. Người được mệnh danh là “Vị cứu tinh của Lotus” đã mang đến các khoản đầu tư mới và suy chuyển tình thế của công ty lúc bấy giờ. Thương hiệu Lotus vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và đang sẵn sàng cho một giai đoạn mới trong lịch sử của mình với một loạt xe điện hiệu suất.
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.