Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Subaru chấp nhận những ‘đau thương’ của F1 để rồi vực dậy mạnh mẽ với giải đua rally.
Hạng C (Group C) là nơi chứng kiến dấu vết cuối cùng của động cơ Subaru 1235 trong đua xe thể thao. Tuy nhiên, trong giới xe siêu sang, khối động cơ này vẫn có những khách hàng tiềm năng cho riêng mình.
Cụ thể, cả Dome (một hãng sản xuất xe đua nổi tiếng tại Nhật Bản) và Christian von Koenigsegg đều muốn thử sức với khối động cơ Subaru 1235 trên các mẫu xe Jiotto Caspita (của Dome) và nguyên mẫu đầu tiên của Koenigsegg.
Các mẫu Jiotto Caspita được ra mắt tại Triển lãm Xe hơi Tokyo năm 1989 đều được trang bị khối động cơ 3.5L 12 xi lanh của Subaru.
Dù vậy, sau khi hãng xe Nhật Bản ngưng dự án F1 của mình thì Dome cũng không còn hứng thú với việc tái sử dụng khối động cơ 1235 của Subaru nữa. Song song với đó, ông chủ của Jiotto là Kunihisa Ito cũng hướng đến việc sử dụng động cơ V10 truyền thống.
Ở câu chuyện còn lại thì sau những thất bại trên trường đua, một “cánh cửa” khác lại mở ra với động cơ Subaru 1235 khi nó thu hút được sự chú ý của Koenigsegg. Khi qua tay anh chàng kỹ sư tài năng người Thuỵ Điển, khối động cơ phẳng 12 xi lanh đã được nâng dung tích lên 3.8L, từ đó sản sinh 580 hp công suất tối đa tại 9,000 rpm.
Sau khi đạt được thỏa thuận với Motori Moderni, đội chế tạo xe Koenigsegg đã thay thế khối động cơ Audi V8 (được sử dụng trên nguyên mẫu của Koenigsegg) bằng sản phẩm mới vào năm 1996. Thế nhưng người tính lại không bằng trời tính – không lâu sau khi khối động cơ phẳng 12 xi lanh của Subaru được lắp đặt vào khung xe thì Carlo Chiti qua đời.
Sự kiện này đánh dấu chấm hết cho quá trình hợp tác giữa Motori Moderni và Koenigsegg. Sau đó, Koenigsegg đã mua lại bản vẽ và các thiết bị để sản xuất động cơ 1235 của Subaru, nhưng nhà sản xuất Thuỵ Điển lại cảm thấy việc tự sản xuất khối động cơ phẳng 12 xi lanh là quá phức tạp.
Quay trở lại với Subaru, cái giá mà họ phải trả cho mục đích duy trì hình ảnh thể thao của mình là rất nhiều thiệt hại tại F1. Chúng ta có thể thấy được những vấn đề xung quanh trọng lượng của động cơ 1235, cùng với sự không phù hợp giữa động cơ với khung xe (monocoque) F1 lúc bấy giờ.
Thậm chí, thời điểm hãng bắt đầu “nhen nhóm” ý định thì cũng đã là gần một thập kỷ kể từ khi có một đội từng chế tạo thành công động cơ phẳng với 12 xi lanh.
Nói chung, việc bỏ qua tất cả những chi tiết này và chọn điều hành đội đua Coloni là những nguyên do chính dẫn đến màn trình diễn kém cỏi của Subaru. Còn động cơ 1235 từng là niềm hy vọng lớn lao của hãng lại sớm trở thành “trò cười” tại F1.
Khối động cơ phằng 12 xi lanh sẽ luôn là một “vết đau” trong lịch sử của Subaru. Kể từ đó, hãng đã không bao giờ gia công một khối động cơ mới lạ nào tương tự, đồng thời cũng không tham gia vào bất kỳ giải đua đua xe bánh hở cấp cao nào khác.
Thế nhưng trong cái rủi cũng có cái may. Cuối thập niên 1990, đồng Yen Nhật tăng giá mạnh khiến cho nền kinh tế Nhật Bản suy thoái nghiêm trọng. Những dự án nhận về tổn thất nặng nề nhất trong cuộc suy thoái này là các dự án phát triển xe sang và xe thể thao tân tiếng. Subaru vì tập trung toàn lực vào F1, cho nên đã không gặp phải những vấn đề quá nghiêm trọng như nhiều đối thủ của mình.
Ba năm sau “thảm họa” F1 của mình, Subaru cho ra mắt đội đua rally và một chiếc xe đua dựa trên mẫu xe Impreza. Cùng lúc đó, hãng cũng phát hiện ra rằng các mẫu xe thương mại mà mình bán cho người dùng cũng có tiềm năng trở nên thành công trong đua xe thể thao.
Liên tiếp các chiến thắng chặng tại giải đua rally đã giúp Subaru thu hút đông đảo người dùng đến showroom và mua về chính chiếc xe trên màn ảnh nhỏ.
Chỉ từ khi bước chân vào rally, Subaru mới có thể làm tốt công việc định hướng sản phẩm, cũng như tham gia các giải đua xe thể thao và gặt hái được nhiều thành công. Chính những thành công tại đua rally đã giúp Subaru phân nào quên đi thất bại ê chề tại F1 với động cơ phẳng 12 xi lanh.
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.