ĐĂNG NHẬP
Công nghệ kết nối phương tiện tới vạn vật (V2X)

Công nghệ kết nối phương tiện tới vạn vật (V2X)

Thế giới kết nối ngày nay có thể khiến chúng ta cảm thấy mất phương hướng với những thuật ngữ viết tắt, và bài viết ngày hôm nay sẽ giải thích về thuật ngữ V2X.

21 Tháng 09, 2023

Khi nói về những mẫu xe có khả năng kết nối, điều đó giờ đây không còn mang ý nghĩa kết nối với điện thoại thông qua Bluetooth để thực hiện cuộc gọi và sử dụng hệ thống giải trí nữa. Các mẫu xe trong tương lai sẽ tương thích với công nghệ “phương tiện kết nối vạn vật” (V2X), vậy nó là gì?

Hiểu một cách đơn giản, dù chiếc xe về bản chất có kích thước lớn thì vẫn chỉ là một thiết bị nhỏ trong mạng lưới các thiết bị thông minh được liên kết bằng công nghệ Internet vạn vật (IoT), tương tự như những thiết bị điều khiển sử dụng Alexa hay Siri.

Chiếc xe có thể trờ thành một thiết bị trong mạng lưới hoạt động nhờ IoT. Ảnh: SeeControl

Ví dụ, một chiếc xe có khả năng kết nối với xe khác, với mạng lưới điện toàn quốc (National Grid), hoặc với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Tất cả các kết nối này đều nằm trong phạm vi của công nghệ “phương tiện kết nối vạn vật”, còn được gọi là “V2X” – trong đó X đại diện cho biến số bất kỳ tùy trường hợp sử dụng.

Các hãng xe đã bắt đầu phát triển các mẫu xe “tương thích ngược”, vì vậy chúng ta có thể tìm hiểu trước khi công nghệ này đi vào đời sống hàng ngày.

1. Bắt đầu tìm hiểu từ đâu?

Chúng ta có thể tìm hiểu về công nghệ mà Ford, Renault và Rivian đang phát triển. Các hãng đang tạo ra những mẫu xe với phần cứng cho phép dòng điện đi theo cả hai chiều. Đồng nghĩa với việc phương tiện không chỉ nhận năng lượng từ lưới điện mà ngược lại, chúng có khả năng cung cấp điện cho mạng lưới.

2. Mục đích của công nghệ đó là gì?

Khi quá trình điện hóa diễn ra nhanh chóng, một vấn đề đáng lo ngại là việc không có đủ năng lượng để nạp vào giờ cao điểm. Trong trường hợp chủ xe nạp điện vào ban đêm – khi giá điện thấp – và sau đó sử dụng xe vào giờ cao điểm, khi giá năng lượng cao hơn, phần năng lượng dư ra hoàn toàn có thể được “bán lại”.

Điều này có thể đem lại lợi ích cả cho mạng lưới điện (giảm tải vào giờ cao điểm) và chủ xe (tiết kiệm hay thậm chí là kiếm được một khoản tiền). Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào quan điểm của từng chủ xe.

Ford F-150 Lightning cung cấp điện cho hộ gia đình khi mạng lưới điện tạm thời gián đoạn do thời tiết. Ảnh: The Driven

3. Có phải tất cả các giải pháp công nghệ V2X đều đem lại thu nhập không?

Đáng tiếc câu trả lời là không, tuy nhiên chắc chắn chúng giúp việc sử dụng hàng ngày tiện nghi hơn. Ví dụ, công nghệ “phương tiện kết nối hạ tầng”, viết tắt là V2I, có thể giúp xe “giao tiếp” với đèn tín hiệu giao thông hay trạm thu phí. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ không còn nỗi lo gặp liên tiếp nhiều đèn đỏ nữa, bởi hạ tầng giao thông có khả năng nhận biết các mẫu xe đang tiếp cận khu vực giao nhau và từ đó điều chỉnh tín hiệu đèn phù hợp.

4. Liệu tất cả các mẫu xe đều sẽ được trang bị V2I không?

Mục tiêu của công nghệ này không phải là giúp chủ xe gặp đèn xanh bất cứ khi nào đi qua giao lộ, bởi điều đó chỉ khả thi vào buổi đêm muộn. Vào ban ngày, khi mật độ giao thông dày đặc hơn, sự giao tiếp hai chiều giữa cơ sở hạ tầng – ví dụ ở đây là đèn giao thông – và xe sẽ giúp chủ xe sớm nhận biết khoảng thời gian còn lại tới khi đèn chuyển xanh.

Minh họa “phương tiện kết nối hạ tầng” (V2I). Ảnh: United States Department of Transportation

Công nghệ này đã được triển khai tại một số khu vực ở Mỹ và nhiều khả năng sẽ được trang bị trên tất cả các dòng xe, tất nhiên không phải trong tương lai gần.

5. Đối với các trạm thu phí thì sao?

Các trạm thu phí cũng sẽ có khả năng giao tiếp với xe – quy định tốc độ tối đa, thông báo mức phí phải trả, chỉ dẫn đi đúng làn để vào trạm. Hệ thống này sẽ đòi hỏi thiết lập phức tạp hơn so với công nghệ hiện nay. Các giao tiếp V2I cũng sẽ đem đến lợi ích cho các phương tiện ưu tiên.

Đối với thời điểm hiện tại, dù có thể nghe được tiếng còi báo hiệu, các tài xế vẫn cần nhìn thấy xe ưu tiên để xác định phương án xử lý phù hợp. Những thông tin đó - chẳng hạn như hướng mà phương tiện đang tới – sẽ được cung cấp trên màn hình trung tâm hoặc màn hình HUD của xe trong tương lai. Từ đó người lái có thể dễ dàng đưa ra quyết định đi tiếp hay nhường đường.

6. Hạ tầng và mạng lưới điện không đại diện cho “vạn vật”

Chắc chắn cần phải nhắc đến công nghệ “phương tiện kết nối phương tiện” hay V2V. Đây là công nghệ cho phép các xe gửi đi thông tin thông qua hệ thống máy tính được trang bị trên đó.

Giả sử ở đoạn đường phía trước, tình hình giao thông xấu và các phương tiện không thể di chuyển, khi đó chiếc xe đầu tiên tiếp cận với đám đông sẽ gửi đi tín hiệu cho các phương tiện phía sau. Một cách khác là thông tin này sẽ được đưa lên đám mây, và sau đó được gửi tới các phương tiện khác theo thời gian thực.

Giải thích về công nghệ V2V. Video: YouTube/SaferCarTV

7. Chúng ta có thực sự cần những công nghệ này không, khi mà quá trình tham gia giao thông vẫn đang diễn ra bình thường?

Chắc chắn là một số công nghệ nêu trên có vẻ chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người dùng sẽ có tư tưởng cởi mở để chấp nhận rằng tới một thời điểm nhất định, những công nghệ này hoặc biến thể của chúng sẽ được ứng dụng một cách hiệu quả, chẳng hạn như việc “bán lại” điện cho mạng lưới điện quốc gia.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Công nghệ
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.