Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Chi phí sửa chữa xe đua luôn là một bài toán nan giải đối với các đội đua, đặc biệt là khi tài chính bị thắt chặt.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng sau khi một chiếc xe F1 gặp tai nạn thì tay đua hay đội đua sẽ phải chi trả số tiền sửa chữa không?
Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các yếu tố tài chính và chi phí phát sinh của thiệt hại do va chạm trong bộ môn đua xe thể thao F1.
F1 luôn hấp dẫn với các cuộc đua đầy kịch tính. Các tay đua sẽ phải đối đầu nhau ở tốc độ hơn 300 km/h, và những lỗi nhỏ nhất cũng có thể dấn đến tai nạn, từ đó kéo theo chi phí sửa chữa thiệt hại cũng sẽ rất lớn. Điều này khiến cho nhiều fan hâm mộ vẫn tự hỏi rằng, ai sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại do va chạm trong F1?
Từ trước đến nay, việc các đội đua phải trả tiền sửa chữa thiệt hại vẫn được coi là điều đương nhiên.Tuy nhiên ở mùa giải hiện tại, đây lại là chủ đề được tranh luận giữa các đội (chủ yếu là vì giới hạn ngân sách mới rất nghiêm ngặt). Thiệt hại do va chạm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài chính mà các đội sẽ phải để mắt tới suốt mùa giải năm nay.
Chuyện những chiếc xe F1 gặp tai nạn không phải là hiếm. Tuy nhiên, chỉ cần một chút va chạm nhỏ thôi cũng có thể gây hư hỏng cho bộ phận cánh, hoặc các thành phần quan trọng khác, và khiến cho chiếc xe trở nên vô dụng.
Các vụ tai nạn trong F1 có thể khiến đội đua tiêu tốn rất nhiều tiền để sửa chữa và thay thế. Con số này đôi khi lên tới 1 triệu USD, tùy thuộc vào bộ phận bị hư hỏng và mức độ thiệt hại. Ví dụ, một bộ phận của cánh trước sẽ có giá thành thấp hơn sàn xe, nhưng nó vẫn có thể tốn tới 150,000 USD để thay thế.
Có một điều cần lưu ý với những chiếc xe F1 là chúng cực kì nhạy cảm với lực khí động. Chỉ một chút hư hỏng đối với cánh trước cũng có thể khiến chiếc xe mất đi một khoảng thời gian chạy lap quý giá. Thậm chí, chúng cũng có thể khiến cho cánh trước không còn có thể sử dụng được nữa.
Trong mùa giải 2022, sàn xe trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các đường thông gió Venturi (venturi tunnel) được gắn vào sàn xe. Khi một trong các đường thông gió này bị hư hỏng, điều này đồng nghĩa với việc tay đua sẽ phải nghỉ ngang (retire) ngay lập tức. Khi đó, chi phí sửa chữa sàn xe có thể lên tới 600,000 USD.
Lý do chính khiến cho những bộ phận này có giá thành cao là bởi vì xe F1 được lắp ráp bằng những vật liệu cực kì bền và nhẹ. Những vật liệu này rất phù hợp để làm gia tăng hiệu suất của xe, nhưng ngược lại chúng cực kỳ đắt đỏ.
Sau khi các tay đua gặp va chạm, họ sẽ phải đưa chiếc xe về pit để được sửa chữa. Tuy nhiên, quá trình sửa chữa này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiệt hại mà chiếc xe phải hứng chịu. Ví dụ, cánh trước có thể được thay thế trong vài giây, nhưng nếu sàn xe, cánh đuôi hoặc các bộ phận khác bị hư hỏng thì nhiều khả năng tay đua sẽ phải nghỉ ngang.
Nếu xe hỏng hóc trong vòng luyện tập hoặc vòng phân hạng, các đội sẽ phải sửa chữa và chuẩn bị cho các vòng đua tiếp theo. Trong một số trường hợp, một tai nạn nghiêm trọng quá mức cũng sẽ khiến chiếc xe không thể tham gia vòng đua tiếp theo. Ví dụ, nếu tay đua gặp tai nạn trong vòng luyện tập 3 (FP3), anh ta có thể sẽ phải bỏ lỡ vòng phân hạng và phải xuất phát trong cuộc đua chính ở cuối đoàn đua.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại việc sửa chữa nhanh các bộ phận bị hư hỏng trên xe, đặc biệt là khi va chạm mạnh xảy đến với khung gầm, hộp số hoặc động cơ. Những bộ phận quan trọng này cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xe trở lại đường đua.
Thật may mắn là các tay đua không phải trả tiền cho việc sửa chữa xe. Tuy nhiên, thay vào đó, sẽ có những hậu quả khác mà họ có thể gặp phải khi đâm đụng xe. Đầu tiên, các kỹ sư sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, do sẽ có thêm rất nhiều việc mà họ phải làm. Đôi khi, họ sẽ phải ở lại gara suốt đêm để hoàn thành công việc sửa xe và chuẩn bị xe cho vòng đua tiếp theo.
Ngoài ra, các tay đua sẽ mất thời gian chạy trên đường đua. Nếu gặp tai nạn trong khoảng thời gian đầu của vòng luyện tập 1, tay đua rất có thể sẽ không thể tiếp tục chạy hết phần còn lại vòng này. Điều này khiến cho anh ta mất đi khoảng thời gian cần thiết để thiết lập xe và điều chỉnh chiến thuật cho phù hợp với đường đua.
Các vòng luyện tập thường được sử dụng để mô phỏng quá trình đua ở vòng phân hạng và vòng đua chính. Những chương trình mô phỏng này là rất quan trọng để các đội phân tích và vạch ra chiến lược của họ. Nếu một tay đua gây va chạm và chiếc xe gặp quá nhiều thiệt hại, họ đơn giản sẽ không thể thu thập những dữ liệu cần thiết.
Cuối cùng, nếu một tay đua gây tai nạn quá nhiều, đội đua có thể phạt anh ta theo một cách nào đó. Ví dụ, người đồng đội của anh ta có thể sẽ nhận được các nâng cấp mới trước, hoặc các nhà tài trợ của tay đua cũng có thể được yêu cầu phải đóng góp nhiều tiền hơn cho vị trí của tay đua của họ trong đội.
Câu trả lời là các đội đua sẽ phải trả chi phí sửa chữa xe của họ. Bất kỳ bộ phận hư hỏng nào đều sẽ cần phải được sản xuất thay thế bởi các đội. Điều này gây nên một sự tốn kém trong quản lý ngân sách, đặc biệt là khi số tiền này có thể được sử dụng cho hoạt động nâng cấp, phát triển (thay vì sửa chữa xe).
Các đội đua coi thiệt hại do va chạm là một khoản chi phí. Lý do là bởi vì các bộ phận hư hỏng thường không được tái sử dụng trên xe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tay đua làm hỏng phụ tùng nâng cấp (mà đội mang đến một cuộc đua nào đó để kiểm tra độ hiệu quả), anh ta có thể chuyển sang dùng lại bộ phận cũ. Khi đó, bộ phận nâng cấp sẽ được chuyển sang làm linh kiện thay thế.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.