ĐĂNG NHẬP
Một vài điểm thú vị về động cơ Y-Block V8 của Ford

Một vài điểm thú vị về động cơ Y-Block V8 của Ford

Động cơ chữ Y không quá phổ biến trên thị trường nhưng lại mang những nét thiết kế rất riêng biệt.

27 Tháng 04, 2022

Động cơ Y-Block của Ford được sản xuất từ năm 1954 - 1962. Đây không phải là khối động cơ được yêu thích nhất trong dòng động cơ Ford V8, nhưng nó lại là kiểu động cơ thú vị với nhiều điểm thiết kế đáng chú ý.

Y-Block V8 là khối động cơ V8 đầu tiên của Ford có cách bố trí các xu páp nạp và thải nằm trên buồng đốt (Overhead Valve, OHV). Nhờ việc ra mắt khối động cơ mới này, chiến thắng của Henry Ford với động cơ V8 “đầu phẳng” (Flathead V8) vào năm 1932 mới được xem là đã có sự thay thế xứng đáng.

flickr

Tuy nhiên, Ford không phải là nhãn hiệu đầu tiên chế tạo ra khối động cơ Y-Block V8. Trên thực tế, hãng xe đầu tiên làm ra kiểu động cơ độc đáo này là Lincoln – vào năm 1952, với dung tích 5.2L.

Mặc dù thế hệ động cơ Y-Block V8 đầu tiên của Ford và Lincoln là các động cơ khác nhau, không chia sẻ bất kỳ bộ phận nào, nhưng chúng lại có một số điểm thiết kế giống nhau. Khối chữ Y – giống như tên gọi – là một biến thể của động cơ chữ V. Vì là động cơ OHV nên phần nắp máy có phần nhô cao hơn, kết hợp với cácte dầu kéo dài xuống phía dưới, trông giống như chữ Y. Tên gọi của động cơ Y-Block cũng được xuất phát từ đây.

curbside classic

Vào những năm 1954, hầu hết các động cơ của Ford đều lắp bộ chia điện (distributor) ở phía trước. Đây là một đặc điểm nhận diện thương hiệu của Ford. Tuy nhiên trên động cơ Y-Block, cả Ford và Lincoln đều lắp bộ chia điện ở phía sau (được dẫn động bởi trục cam). Nhờ cách bố trí này, bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay động cơ Y-Block V8, đồng thời có thể phân biệt được chúng với kiểu động cơ V8 nguyên bản.

Đối với phiên bản đầu tiên được sản xuất năm 1954, động cơ Y-Block V8 có thể tích công tác 4.0L, tương đương với người anh em Flathead V8 trước đó. Tuy nhiên, Y-Block có một vài thay đổi về kích thước ở một số bộ phận. Cụ thể, đường kính piston được làm lớn hơn và hành trình xi lanh bị rút ngắn lại (88.9 mm x 78.74 mm). Điều này làm giảm tốc độ piston nhưng lại giúp tăng tuổi thọ động cơ.

Do động cơ Y-Block V8 dùng cách bố trí xu páp treo, công việc đóng mở xu páp được điều khiển bởi trục cam thông qua cò mổ (rocker arm). Mặt xả của nắp máy có sự tương đồng với khối động cơ Chevy V8 (1955). Trogn khi đó, điểm đáng chú ý trên Y-Block chính là vị trí các cổng nạp. Chúng được đặt nghiêng một góc 90 độ so với cấu hình thông thường, cùng với 2 cổng nạp cạnh nhau và nằm chồng lên nhau.

On All Cylinders

Nguyên nhân đằng sau sự sắp xếp cổng nạp khác thường này chưa bao giờ được Ford giải thích một cách rõ ràng. Thế nhưng bài báo kỹ thuật “SAE Technical Paper Series” của Robert Stevenson có nhắc đến mục đích của thiết kế này. Đó là làm ngắn đi đường ống nạp, tối ưu hóa dòng khí nạp và quá trình phân phối nhiên liệu đến các xi lanh.

Năm 1957, Ford đã chế tạo ra khối Y-Block mang mã 312 CID V8. Động cơ này được trang bị hệ thống siêu nạp với tên gọi McCulloch, tạo ra công suất gần 300 hp và là khối động cơ chữ Y mạnh nhất thời điểm đó. Xét theo thời gian từ năm 1955 - 1957, những khối Y-Block của Ford luôn dẫn trước các đối thủ khác về thông số mã lực và momen xoắn.

flickr

Sự sắp xếp các cổng nạp không phải là thiết kế khác lạ duy nhất trên động cơ Y-Block. Điểm đặc biệt thứ hai của nó là tất cả động cơ đều được lắp một bình dầu phân phối ngay phía trên động cơ.

Bên trong bình phân phối này có van điều khiển bằng cơ khí (thay vì van thủy lực). Điều thú vị là bộ phận này có hình dạng giống như cây nấm – thiết kế phần nào làm cho động cơ thêm phần gồ ghề và mất mỹ quan.

Ford

Mặt khác, động cơ Y-Block được chứng minh là một động cơ khỏe và bền. Dù cho được thay thế bởi khối Windsor V8 (để sử dụng cho xe con) vào năm 1962, nó vẫn giữ vị thế “trụ cột” trên các dòng xe tải của Ford trong nhiều năm về sau.

Nhưng công bằng sẽ đến với tất cả mọi thứ trên thế giới này. Động cơ Y-Block đã có cơ hội được phục hưng lại số phận của mình ở thị trường Argentina, nơi mà nó vẫn được tiếp tục cải tiến và sản xuất vào thập niên ’80 của thế kỷ trước. Những động cơ Y-Block được sản xuất trong thời gian này sử dụng thiết kế đầu xi lanh Fase II với vị trí các cổng nạp như thiết kế thông thường (tất cả cổng nạp nằm trên một đường thẳng).

Ngày nay, chúng ta dần ít quan tâm hơn đến động cơ Y-Block. Điều đó hoàn toàn đúng bởi sự cải tiến và phát triển không ngừng của những kết cấu động cơ khác như I4, I6, V6… Dù vậy, trong quá khứ, Y-Block đã có những thành tích thực sự đáng tự hào.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.