Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Thành công vang dội từ mẫu siêu xe đầu tiên đã góp phần tạo nên thương hiệu McLaren nổi tiếng ngày nay.
Bạn có biết rằng cái tên McLaren có nguồn gốc từ New Zealand? Đúng vậy, Bruce McLaren là một nhà thiết kế xe, tay đua, kỹ sư đến từ Auckland – thành phố lớn nhất của New Zealand. Khi mới 9 tuổi, ông đã được chẩn đoán mắc căn bệnh Perthes ở hông làm cho chân trái ngắn hơn chân phải.
Tuy nhiên, căn bệnh này không làm khó được Bruce. Cha của ông là Les McLaren sở hữu một trạm dịch vụ và xưởng sửa xe, do đó Bruce đã dành cả tuổi trẻ của mình bên trong xưởng và hình thành niềm đam mê với những chiếc xe từ đó.
Bruce McLaren đã tham gia vào đội đua Cooper từ khi còn trẻ và gặt hái khá nhiều thành công ở các giải đua xe F2 và F1. Năm 1963, ông thành lập McLaren Automotive ở tuổi 26 để cạnh tranh với những đội đua khác tại các cuộc đua Grand Prix.
Kể từ đó, đội đua này đã trở thành một trong những đội thành công nhất trong lịch sử giải vô địch F1. Thật không may, Bruce đã qua đời khi chiếc xe của ông gặp sự cố trên đường đua Goodwood Circuit ở Anh vào ngày 2 tháng 6 năm 1970.
Thế nhưng, niềm đam mê của Bruce với những chiếc xe tốc độ cao, bền bỉ và hoàn hảo vẫn còn đó. Văn hóa này đã góp phần tạo nên một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới – McLaren.
Vào năm 1985, doanh nhân người Anh (và là một người đam mê đua xe) Ron Dennis đã thành lập tập đoàn McLaren nhằm mở rộng công việc kinh doanh bên cạnh đội đua F1. Từ đây, một thị trấn nhỏ ở vùng Tây Bắc Surrey (Anh) có tên Woking được xem là quê hương ra đời của tập đoàn McLaren và những chiếc siêu xe mang thương hiệu McLaren.
Câu chuyện cũng hãng xe Anh Quốc bắt đầu với chiếc McLaren F1. Dù ban đầu chỉ là một mẫu xe ý tưởng, Gordon Murray – nhà thiết kế xe đua người Anh gốc Nam Phi đã có một tầm nhìn lớn hơn cho mẫu F1 mà ông thiết kế. Ý tưởng của ông là tạo ra một chiếc xe thể thao có độ hoàn hảo cao nhất mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Kể từ khi được giới thiệu, McLaren F1 đã trở thành một trong những mẫu xe mà các nhà sưu tập xe hơi trên toàn thế giới đều mong muốn được sở hữu.
Tại sao lại có sự săn đón đặc biệt này? Lý do là bởi vì McLaren F1 cực hiếm. Chỉ có 106 chiếc được sản xuất từ năm 1992 - 1998, trong đó chỉ có 64 chiếc được bán ra là phiên bản đường trường.
McLaren F1 là mẫu xe có 3 ghế, với ghế lái và vô lăng được đặt ở giữa cùng 2 ghế phía sau. Kiểu mở cửa trên F1 có dạng cắt kéo (scissor door), hay còn gọi là kiểu cánh bướm. Đây là kiểu mở cửa đặt trưng trên tất cả các dòng siêu xe của McLaren (ngoại trừ dòng Spider có một chút khác biệt).
Khối lượng của xe khá nhẹ – chỉ 1,138 kg – nhờ vào phần khung sườn được làm hoàn toàn bằng sợi cacbon. Động cơ dùng trên F1 là khối động cơ 6.1L V12 hút khí tự nhiên của BMW, có mã BMW S70/2. McLaren đã chọn hợp tác với bộ phận đua xe thể thao BMW M để chế tạo ra khối động cơ với công suất 618 hp cùng với momen xoắn 650 Nm.
Ngoài ra, McLaren cũng đã tạo ra một phiên bản nâng cấp của F1 dành riêng cho đường đua, có tên là McLaren F1 GTR. Mục đích của hành động này là nhằm cạnh tranh với những chiếc xe đua như Jaguar XJ220 hay Ferrari F40 LM. Quyết định này đã đem lại nhiều thành quả xứng đáng: McLaren F1 GTR giành được một số danh hiệu, bao gồm cả cuộc đua khắc nghiệt 24 Hours of Le Mans (Le Mans 24h) vào năm 1995.
Để đánh dấu thành quả này, McLaren tiếp tục sản xuất một phiên bản đặc biệt khác có tên là McLaren F1 LM (LM viết tắt cho ‘Le Mans’). Phiên bản giới hạn này chỉ có 5 chiếc, trong đó McLaren lưu giữ một nguyên mẫu. Hãng muốn vinh danh 5 chiếc McLaren F1 GTR đã cùng kết thúc cuộc đua Le Mans 24h 1995, bao gồm cả chiếc xe chiến thắng.
Vì là phiên bản đặc biệt, những chiếc McLaren F1 LM mang trên mình một vài khác biệt. Các thay đổi nổi bật đến từ vị trí cánh gió đuôi xe và một số thiết kế nhỏ trên xe.
Năm 1998, McLaren F1 nhận được kỷ lục Guinness cho chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới với vận tốc 386.4 km/h, phá vỡ kỷ lục đạt được vào năm 1992 của chiếc Jaguar XJ220 (với 349 km/h). Đến năm 2005, kỷ lục của McLaren F1 bị phá vỡ bởi chiếc Koenigsegg CCR.
Có một sự thật thú vị về McLaren F1 là việc nhà sáng lập Ron Dennis từng đưa ra một lời hứa với tay đua F1 Lewis Hamilton, rằng nếu Hamilton giành được hai danh hiệu vô địch thế giới F1 cùng đội McLaren, anh sẽ được phép mua chiếc Papaya Orange F1 LM Prototype nổi tiếng. Tuy nhiên vào năm 2013, Hamilton đã rời McLaren khi chỉ có một danh hiệu (để về đầu quân cho Mercedes). Do đó, chiếc xe hiện vẫn thuộc quyền sở hữu của McLaren.
Sự thành công của mẫu xe McLaren F1 đã đóng góp những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của hãng xe McLaren. Không còn chỉ là một đội đua F1, McLaren giờ đây đã trở thành một tập đoàn lớn, một tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất siêu xe.
Câu chuyện đằng sau chiếc xe F1 và thương hiệu McLaren cũng rất đặc biệt. Chúng ta có thể thấy chiếc McLaren F1 đã được áp dụng những tư tưởng cá nhân của Bruce một cách hoàn hảo như thế nào.
Theo bạn, mẫu xe nào trong thế giới xe hơi có thể sánh ngang được với huyền thoại McLaren F1?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.