Ferrari nâng cấp xe của mình tại Monza như thế nào?
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Các nghiên cứu và mô phỏng va chạm có một vai trò to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho từng tay đua.
Ngày nay, có vô số biện pháp an toàn cho các tay đua F1 như mũ bảo hiểm, HANS, dây an toàn, quần áo bảo hộ, tựa đầu, khoang sinh tồn (survival cell), hệ thống chữa cháy và halo thiết bị bảo vệ buồng lái. Tuy nhiên, sau khi Romain Grosjean của Haas gặp một tai nạn suýt nữa đã cướp đi sinh mạng tại GP Bahrain 2020, FIA đã bắt đầu một cuộc điều tra chuyên sâu về hệ thống an toàn của F1.
Với mọi hình thức nghiên cứu thì dữ liệu luôn được lấy làm trọng tâm. Và đối với F1, dữ liệu đóng vai trò quan trọng hơn cả. Các nhà nghiên cứu của FIA thu thập dữ liệu từ các luồng video khác nhau, bao gồm camera tốc độ cao trước mặt tay đua. Chúng được quay ở tốc độ 400 fps với mục đích tái hiện lại thật chậm những gì đã xảy ra trong một vụ tai nạn.
Mỗi xe F1 đều được trang bị một bộ ghi dữ liệu tai nạn. Nó sẽ lưu lại vận tốc và độ lớn phần lực mà xe phải chịu trong vụ tai nạn. Thêm vào đó, một gia tốc kế (accelerometer) cũng được trang bị bên trong tai nghe của mỗi tay đua với công dụng tính toán chuyển động của đầu khi va chạm diễn ra.
Những thông tin này sẽ được đưa vào Cơ sở dữ liệu Tai nạn Toàn cầu (World Accident Database, WADB) của FIA. Hệ thống này tập hợp dữ liệu về các vụ tai nạn của các giải đua trên thế giới bao gồm: đua xe công thức, đường trường và địa hình. Nó cho phép các chuyên gia nghiên cứu tai nạn của từng cá nhân để đi đến thống kê chung. Thông qua đó, các chuyên gia sẽ xác định được các yếu tố rủi ro dẫn đến va chạm và định hình được hướng đi cho các nghiên cứu.
Số liệu này được sử dụng trong các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu Tai nạn Nghiêm trọng (Serious Accident Study Group, SASG) của FIA, do Chủ tịch FIA Jean Todt chủ trì và có sự tham gia của mọi lãnh đạo hội đồng thể thao FIA bao gồm: đua xe công thức, đua đường trường, đua xe du lịch, go-kart, drift, đua đường thẳng và leo núi. Ngoài ra SASG còn có các nhân viên Ban An toàn FIA (FIA Safety Department) và các trưởng ban thể thao.
Họ là một nhóm tập hợp những thành viên thuộc nhiều lĩnh vực từ bác sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu đến quan chức, tất cả để đảm bảo được tính toàn diện của cuộc họp. Dữ liệu được trình bày có các yếu tố kỹ thuật, vận hành, y tế, và cuộc họp sẽ thảo luận về các đề xuất cải tiến, sau đó chuyển sang giai đoạn nghiên cứu.
SASG và Nhóm Nghiên cứu FIA (FIA Research Working Group, RWG) sẽ cùng tiến hành đánh giá liên tục về các trang thiết bị an toàn mới và điều tra tai nạn. RWG bao gồm một nhóm các kỹ sư dày dặn kinh nghiệm ở các cấp độ đua xe thể thao và các chuyên gia y tế liên quan đến vấn đề an toàn.
RWG có nhiệm vụ xem xét các điều tra liên quan đến các tai nạn nghiêm trọng và các trường hợp gây tử vong trước khi được kiểm tra bởi một cuộc họp của Ủy ban An toàn FIA (FIA Safety Commission), do Patrick Head chủ trì. Tất cả sẽ được trình bày trước Hội đồng Thể thao Mô tô Thế giới (World Motor Sport Council) – một cơ quan có quyền lực tối cao.
Trong trường hợp tai nạn tại trường đua Shakhir, vì rào chắn (barrier) lúc đó không kìm hãm được tốc độ xe của Romain Grosjean, mạng sống của anh hoàn toàn phụ thuộc vào khoang sinh tồn và halo – một thiết bị bảo vệ vùng đầu mới được ra mắt gần đây. Hiện thiết bị này đã trở thành công cụ bắt buộc trong thể thức đua F1 trở xuống.
Trước khi đưa vào sử dụng, halo đã được thử nghiệm rộng rãi tại Trung tâm Va chạm Cranfield (Cranfield Impact Centre) trong quy trình phát triển bởi FIA. Tiến sĩ James Watson, Giám đốc tại Cranfield Impact Centre cho biết: “Halo cùng các tính năng an toàn khác trên xe F1 hiện tại đã tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc bảo vệ tay đua trong các vụ tai nạn. Trong trường hợp xảy ra va chạm, việc bảo toàn không gian xung quanh người lái là điều bắt buộc và halo được tạo ra với vai trò đó.”
Ông James nói thêm: “Trước khi cho ra mắt halo vào năm 2018, chúng tôi đã tiến hành nhiều thử nghiệm nén dựa trên nhiều tình huống khác nhau, để xác định được độ bền của thiết bị. Các thử nghiệm tĩnh (static test) trên halo được thực hiện ở tải trọng tương đương với năm chiếc xe SUV cỡ lớn. Tương tự như mọi thiết bị an toàn khác trong F1, halo được thiết kế để giảm thiếu nguy cơ chấn thương từ nhiều tình huống khác nhau cho tay đua.”
Việc tiến hành phân tích khung gầm và tác động của rào chắn sau va chạm (chẳng hạn như sự cố của Romain Grosjean ở Bahrain) sẽ thúc đẩy quá trình cải tiến xe đua, vận hành, và cách bố trí rào chắn trên đường đua. Sự cố ở Bahrain đã khiến xe của Grosjean đâm xuyên qua rào chắn, làm đứt bộ nguồn khỏi khung xe, và dẫn đến một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.
Rút kinh nghiệm từ tai nạn này, ban điều hành đường đua Shakir đã thực hiện thay đổi bằng cách nối liền hai hàng lốp (lần lượt ba và bốn lốp lại với nhau), đồng thời hàng rào lốp bên phải của Turn 8, 9 được nối dài và tăng số lượng lên thành bốn hàng lốp. Ngoài ra, để giảm nguy cơ xe bị văng khi bẻ cua, ban tổ chức đã loại bỏ góc cua phải giữa Turn 8 và 9 và thiết kế lại đường đua mới. Tất cả được hoàn thành chỉ trong một tuần giữa hai chặng đua liên tiếp GP Bahrain và GP Sakhir tại Shakhir vào mùa giải 2020.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Sau sự chia tay đầy nuối tiếc của Daniel Ricciardo, cùng xem 10 tay đua khác trong lịch sử F1 đã kết thúc sự nghiệp của mình theo cách không ai ngờ tới.
Sau khi chứng kiến hai chiếc McLaren làm bá chủ tốc độ tại Monza, Red Bull và Ferrari đã đặt ra những câu hỏi thách thức cho FIA về cánh trước của McLaren.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.