Ferrari nâng cấp xe của mình tại Monza như thế nào?
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Có hai lý do khiến tình trạng khóa cứng xảy ra thường xuyên ở F1, bao gồm lực downforce và sự thiếu vắng của hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
Ở các vòng luyện tập và vòng phân hạng vừa qua tại GP Mexico, chúng ta chứng kiến Lewis Hamilton liên tục bị khóa cứng bánh xe. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích chung của nhà đương kim vô địch.
Vậy tình trạng khóa cứng là gì? Và tại sao khóa cứng lại phổ biến trong F1? Hãy cùng tìm hiểu nhanh thông qua bài viết sau đây.
Khóa cứng (lock up) là một hiện tượng tương đối phổ biến trong F1. Hiện tượng này xảy ra khi tay đua tác động quá nhiều lực vào phanh và khiến cho đĩa phanh dừng quay hoặc quay chậm hơn so với chuyển động của xe. Khi đó, lốp xe ngay lập tức chà (scrub) dọc theo bề mặt đường đua, đôi khi tạo ra khói trắng.
Trong khi bạn có thể thấy điều này xảy ra tương đối thường xuyên trong F1, các vụ khóa cứng rất hiếm đối với xe đường trường (road car). Có hai lý do chính giải thích cho hiện tượng này: lực downforce và ABS.
Như chúng ta đã biết, khí động lực học đóng vai trò quan trọng trong F1. Điều này có nghĩa là khi một chiếc xe F1 chạy càng nhanh thì lực downforce nó tạo ra càng lớn.
Khi lực downforce tăng, mức độ bám (grip level) cũng tăng theo tương ứng. Do đó, khả năng dừng (stopping potential) của xe là cao hơn ở tốc độ cao so với ở tốc độ thấp. Ngoài ra, điều này cũng đồng nghĩa với việc độ bám đường liên tục thay đổi trong khi xe đang giảm tốc. Tất nhiên, xe sẽ khó bị khóa bánh khi đang chạy với tốc độ 300 km/h. Tuy nhiên, ở tốc độ dưới 100 km/h, hiện tượng này sẽ dễ xảy ra hơn nhiều.
Do đó, các tay đua thường có xu hướng nhấn bàn đạp phanh mạnh hơn khi vào vùng phanh (braking zone). Lý do là bởi vì đây là thời điểm khả năng dừng của xe là cao nhất, cụ thể là trước khi tiếp cận một góc cua. Tuy nhiên, nếu xe đã giảm tốc mà tay đua vẫn còn nhấn quá mạnh, nhiều khả năng bánh sẽ bị khóa.
Có một lý do khác khiến xe đua F1 bị bó cứng phanh thường xuyên hơn xe đường trường nằm ở hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Cụ thể, tất cả những chiếc xe đường trường ngày nay đều được trang bị ABS, nhưng quy định trong F1 lại không cho phép sử dụng công nghệ này.
Sự ra đời của ABS được coi là một trong những cải tiến an toàn quan trọng nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. ABS giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn nhờ khả năng giữ phản ứng của xe ngay cả trong tình trạng phanh khẩn cấp.
F1 không cho phép sử dụng ABS là do FIA xem đây là một công cụ hỗ trợ. Vì thế, ABS sẽ không cho phép các đội đua đánh giá chính xác khả năng của các tay đua đằng sau vô lăng. Quan điểm được đặt ra là cần phải có những thử thách thực sự đối với các tay đua F1, bộ môn vốn nổi tiếng là đỉnh cao của đua xe thể thao.
Theo bạn, trong tương lai F1 có nên “mở cửa” cho ABS để hạn chế tình trạng khóa cứng không? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.