Ferrari nâng cấp xe của mình tại Monza như thế nào?
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Một chi tiết mà ít ai nghĩ tới lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với các tay đua F1, cả về độ an toàn lẫn thoải mái khi ngồi trong xe.
Phải đến một vài năm gần đây khán giả mới có cơ hội được chứng kiến quy trình chế tạo và lắp đặt ghế lái thông qua trang mạng xã hội của các đội đua. Câu hỏi là, một chiếc ghế thôi thì có gì mà lại quan trọng đến thế?
Nếu ghế lái thông thường đặt sự thoải mái lên hàng đầu với những tiện nghi từ chỉnh ghế điện, bọc da cho đến sưởi ghế. Với một tay đua F1, ghế lái là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp họ thể cảm nhận được sức nặng, phản ứng cũng như những chuyển động của chiếc xe mà họ đang cầm lái.
Khi các lực tác động lên xe thay đổi, các tay đua cũng cảm nhận được những thay đổi ấy thông qua vô lăng và ghế lái. Chỉ cần ghế lái hơi rộng một chút thôi là sẽ làm trì hoãn phản ứng của họ, nó giống như khi bạn trượt patin trong một đôi giày quá khổ vậy!
Ngày xưa quá trình này tương đối là đơn giản. Một tay đua sẽ ngồi trong chassis và đè lên một chiếc túi nylon trống rỗng. Họ sẽ ngả một chút về phía trước để một hỗn hợp xốp nở có thể được đổ vào trong túi. Và sau đó thì họ sẽ chỉ cần ngả ra sau và chờ đợi, với hy vọng là chiếc ghế thành phẩm sẽ vừa với lưng mình.
Nếu như mà đổ không đủ xốp thì hỗn hợp ấy sẽ không nở ra được như ý, nếu như mà đổ quá nhiều thì nó sẽ có thể tràn thủng túi mà làm hỏng bộ quần áo bảo hộ mới toanh của họ (và theo như lời kể của các thành viên trong đội đua thì sự cố này xảy ra thường xuyên hơn ta nghĩ).
Khi có được thành phẩm gần như ưng ý, nó sẽ được gọt bớt đi một cách tỉ mỉ và dán lại bằng băng dính và gắn trực tiếp vào chassis.
Sau khi chạy thử thì dần dần người ta sẽ chỉnh sửa chiếc ghế từng chút một sao cho tay đua có thể ngồi thoải mái nhất có thể... bằng cách là dùng búa đập lấy đập để vào chiếc ghế. Tuy nhiên, chiếc ghế ấy cũng sẽ bị hỏng và yếu dần sau một thời gian dài tháo ra lắp vào, và nó sẽ lại rung lắc khập khềnh ở trong xe nếu như không được sửa chữa hoặc là thay mới.
Theo như cựu kỹ sư F1, Gary Anderson, khi ông còn đang làm việc với tay đua Roberto Moreno tại Indianapolis với đội Galles Racing, đây cũng là một vấn đề nan giải đối với họ. Moreno là một “anh chàng nhỏ”, vậy nên ghế lái của anh ấy là vô cùng dày dặn nhưng lại lỏng lẻo khi lắp vào chassis.
Để gắn chặt nó lại thì họ đã phải đặt một tấm ván gỗ dày tầm 1,27cm ở bên thành xe sao cho nó khớp được với ghế lái.
Tuy là một giải pháp phải nói là vô cùng là thô sơ, sau này nó lại trở nên vô cùng hữu ích. Trong buổi chạy thử cho Carburetion Day tại Indy, anh đã đụng phải một chiếc xe khác ở turn 4, sau đó mất lái và tông vào một chiếc xe khác đang được nâng lên trong đường pit với vận tốc lên đến 320km/h.
Do va chạm mạnh mà trục lái của chiếc xe đang dừng kia đã đâm thẳng vào vị trí ghế lái trên xe của Moreno. May mắn thay là tấm ván gỗ ép kia đã bật phần trục lái kia ra phía sau và ngăn không cho nó đâm sâu hơn vào chassis.
Giờ đây thời thế đã thay đổi. Một quy định về khoảng cách tối thiểu nhất định từ lưng ghế cho đến đỉnh trước chassis trong F1 đã được đưa ra. Khi chưa có quy định này, các tay đua thấp bé hơn trước đây đôi khi lại giành được một chút lợi thế.
Hệ thống ghế lái hiện tại cũng quy định rằng ghế lái phải là loại tháo ra được, kể cả khi tay đua vẫn đang còn ngồi ở bên trong. Quy định này bắt nguồn từ việc cần phải có một cách để mà hỗ trợ tay đua ra khỏi xe phòng trường hợp họ gặp phải chấn thương nặng, nhất là ở vùng lưng. Khi đó thì chiếc ghế sẽ giúp đỡ phần cột sống mà không làm ảnh hưởng đến công tác cứu hộ cũng như là sức khỏe của tay đua.
Thật may là tính năng này rất hiếm khi được sử dụng, nhưng mà nếu cần thì nó có thể làm giảm tỉ lệ rủi ro bị liệt cho các tay đua khi gặp nạn.
Thông thường thì việc chế tạo ra ghế sẽ được thực hiện theo 2 bước, vào như trong video trên thì khả năng là họ đang tiến hành bước thứ 2 rồi.
Bước đầu tiên có thể là đã được thực hiện từ vài tuần trước để mà có thể tạo ra được một tấm vỏ carbon ưng ý theo từng tay đua.
Tấm ảnh dưới đây được chụp từ khi mà Yuki Tsunoda mới bước vào F1 với AlphaTauri. Như ta có thể thấy là đằng sau anh là một chiếc túi nylon lớn chứa hỗn hợp xốp nở đang được chờ để đông lại. Sau đó thì miếng xốp thành phẩm sẽ được gọt bớt đi để có thể vừa với tay đua cũng như là chassis và từ đó, tạo ra một bộ khuôn cho chiếc ghế được làm bằng sợi carbon sau này.
Những chiếc xe F1 hiện đại ngày nay thường được thiết kế dựa trên vị trí đầu của các tay đua, với những chi tiết xung quanh đệm đỡ đầu được dùng để tối ưu hóa những dòng khí chảy qua mũ bảo hiểm và từ đó bám vào bề mặt vỏ động cơ.
Nếu như mà luồng gió ấy không được như ý thì không chỉ chiếc mũ bảo hiểm mà cả cánh sau cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những luồng gió bị nhiễu. Nhưng đôi khi luồng gió lí tưởng ấy cũng khó để mà đạt được.
Trong video của McLaren, một trong các thợ máy đã chỉ ra rằng vị trí đầu lí tưởng ấy là vào khoảng 5mm, tức là khá là ổn thỏa.
Nếu quay ngược thời gian trở về năm 2020 thì chắc hẳn một số độc giả sẽ còn nhớ sự kiện George Russell, vốn là một tay đua Williams, đã có cơ hội thế chỗ cho Lewis Hamilton khi anh bị nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, anh đã phải rất là cố gắng mới có thể cầm lái được chiếc Mercedes W11 huyền thoại ấy, bởi so với người đồng hương Hamilton thì chân anh là quá to và đầu là quá cao để mà vừa vào chiếc buồng lái ấy.
Một trong những vấn đề muôn thuở trong xưởng chế tạo ghế là các tay đua của họ thường thích ngồi thấp hơn mức mà họ nên ngồi. Và phải đến khi cố bám vào apex của một khúc cua ở vận tốc 240km/h thì họ mới nhận ra để mà phàn nàn với vị kỹ sư trưởng của mình.
Sự thật thì tầm nhìn rất quan trọng trong những trường đua như Monaco. Với hàng loạt những rào chắn sát nút xe như thế thì ta cần phải quan sát và căn chỉnh thật là tỉ mỉ khi mà cầm lái. Nếu lái cách rào chắn 10cm thì phải mất đi 1-2 vị trí xuất phát, nhưng nếu lái 1cm quá gần thì lại được đi xe máy cùng marshall để về garage.
Một điều nữa mà Ricciardo đề cập đến trong video là vị trí bàn đạp và việc khi mà anh nhấn nó hết sức thì chân anh lại không còn chạm vào sàn xe nữa. Đây là hệ quả cho thấy điểm trục xoay của bàn đạp là quá xa về phía trước so với vị trí đặt chân lên bàn đạp.
Nếu như chân bàn đạp chuyển động quá nhiều mà không có điểm tựa như vậy thì thật khó để có thể cảm nhận xem là ta đang đạp ga mạnh đến cỡ nào. Không chỉ có vậy, trong trường hợp ấy thì bàn chân sẽ phải gánh cả trọng lượng của phần cẳng chân, dẫn đến mỏi mệt sau một thời gian dài.
Thiết kế buồng lái là quan trọng nhất đối với tất cả tay đua. Phần ghế, vô lăng và bàn đạp là tất cả những gì mà một tay đua cần để có thể thoải mái lái một chiếc xe đua. Với tư cách là một kỹ sư thì phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc tự nhiên và thoải mái nhất có thể.
Nhờ vậy, họ mới có thể tập trung lái xe mà không phải nghĩ ngợi gì nhiều, từ đó phát huy được hết tiềm năng của chiếc xe ấy hay thậm chí là vượt qua cả hiệu suất vốn có.
Ngược lại, nếu họ phải liếc mắt xuống vô lăng hay bị phân tâm thì chắc chắn sẽ giảm sự tập trung và bị phân tán trước những gì đang diễn ra trong và ngoài chiếc xe.
Điều duy nhất và cũng là cuối cùng mà Anderson chia sẻ sau khi xem video trên về Ricciardo là: “Đáng lẽ trước khi làm ghế lái thì họ không nên cho anh ấy ăn cá rán và khoai tây chiên thoải ga như thế được. Có lẽ vì thế mà phần hông ghế mới phải gọt nhiều như thế...”
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.