Tất tần tật về hệ thống tính điểm trong F1
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Điểm mặt 10 tâm điểm đáng chú ý cho mùa giải 2023 sắp tới, từ cơ cấu phân hạng mới lần đầu tiên xuất hiện kể từ 2016 cho đến hình phạt hạ bậc xuất phát.
Tuy những quy định của F1 cho năm 2023 gần như được giữ nguyên vẹn sau những thay đổi lớn của mùa giải trước, nhưng vẫn có những điều đáng chú ý về mặt kỹ thuật và thi đấu (sporting) cho chặng đường phía trước.
Vào năm ngoái, một số đội đã gặp tình trạng lướt cá heo (porpoising) với những chiếc xe thông số kỹ thuật mới của F1 - lấy cảm hứng từ hiệu ứng mặt đất (ground effect) trong khí động học.
Sau đó, một loạt các giải pháp liên quan đến độ đàn hồi và đo đạc của sàn xe đã được đưa ra cho nửa sau mùa giải 2022, và một số khác được vạch ra cho năm 2023.
Tóm lại, 4 thay đổi sẽ được ứng dụng cho năm nay gồm: mép sàn xe được nâng lên 15 mm, độ cao phần thắt cổ chai bộ khuếch tán (diffuser throat) cũng được nâng lên, độ đàn hồi mép bộ khuếch tán tăng lên, và những cảm biến bắt buộc cũng đã được thêm vào nhằm kiểm soát hiện tượng lướt cá heo.
Về mặt lý thuyết, những tùy chỉnh này sẽ loại bỏ việc xe lướt cá heo, đưa sự chú ý trở lại tới những tình tiết gay cấn mà bộ luật mới đã mang lại.
Song song với những giải pháp cho hiện tượng lướt cá heo là một số sửa đổi liên quan đến tiêu chuẩn an toàn của vòng lật (roll hoop) trên xe F1. Lý do của sự điều chỉnh này là do cú va chạm kinh hoàng của Zhou Guanyu khi bắt đầu chặng GP Anh 2022, trong đó chiếc Alfa Romeo của anh đã bị lật mạnh và trượt trên đường đua.
Bộ luật Kỹ thuật năm 2023 giờ đây quy định một vòng lật cần có đỉnh dạng tròn nhằm giảm rủi ro bộ phận này đào xuống mặt đường khi xảy ra tai nạn. Đồng thời cũng phải đảm bảo được chiều cao tối thiểu cho việc phê chuẩn.
Hơn nữa sẽ có thêm một bài kiểm tra phê chuẩn được bổ sung, trong đó sẽ có một lực tác động lên vòng lật theo chiều hướng thẳng về phía trước.
Trọng lượng xe F1 là tâm điểm trước mùa giải 2022, khi mà các đội đua bất kể thứ hạng thi nhau chạm đến mức 798 kg (không kể nhiên liệu) phải đối mặt với một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử giải đua.
Khi mà kỷ nguyên mới của F1 dần hình thành, việc giảm đi 2 kg (để đưa trọng lượng xe xuống còn 796 kg) vào năm 2023 đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế sẽ phải tiếp tục cố gắng làm cho những “chiến thần” của mình nhẹ hơn nữa.
Với nỗ lực làm tăng thêm tầm nhìn của người lái, sẽ có những thay đổi nhất định cho những chiếc gương chiếu hậu phiên bản 2023, mà bắt đầu là từ việc bề mặt phản chiếu được tăng thêm 50 mm - từ 150 mm lên đến 200 mm.
Sau những lần chạy thử của Red Bull và Mercedes lần lượt tại Hungary và Bỉ mùa trước, toàn bộ đoàn đua đã tham gia vào nỗ lực này tại GP Hà Lan. Và giờ đây những thay đổi này đã chính thức được viết vào bộ luật hiện hành.
Một trong những chuyển biến đáng chú ý của năm 2023 là việc FIA đã đưa số lượng chặng có vòng đua nước rút từ 3 lên đến 6.
Azerbaijan (Baku), Áo (Red Bull Ring), Bỉ (Spa-Francorchamps), Qatar (Losail), Hoa Kỳ (Circuit of The Americas) và Sao Paulo (Interlagos) là những địa điểm đã được lựa chọn thông qua những nghiên cứu về tính phù hợp của các chặng đua.
Trong khi đó, khoản chi tiêu để tu sửa sau va chạm cho mỗi đội sẽ được cố định cho mỗi cuối tuần đua kèm theo vòng đua nước rút.
Khoản chi tiêu được định sẵn cho mỗi lần đua nước rút sẽ được nhân đôi lên thành 3,000 đô la từ 2023 trở đi. Tất cả các khoản chi tiêu đơn lẻ khác cho chặng này đã bị loại bỏ.
Cùng với đó, luật parc ferme trong các vòng đua nước rút cũng đang được xem xét. Mục tiêu là làm đơn giản hóa các quy trình ngăn hiệu chỉnh xe (set-up-locking), sau khi FIA đề cập tới “sự tăng lên đáng kể yêu cầu parc ferme” giữa vòng phân hạng thứ Sáu và vòng đua nước rút thứ Bảy.
Thời gian làm việc của các thành viên đội F1 vào mỗi cuối tuần đua sẽ được cắt giảm cho những mùa sau. Cụ thể, khoảng thời gian thứ ba trong ba quãng thời gian giới hạn (có hiệu lực vào thứ Sáu) bắt đầu sớm hơn 1 tiếng. Và một tiếng nữa sẽ bị cắt bớt vào năm 2024.
Kèm theo đó, lượng thời gian giới hạn cho phép thứ nhất (thứ Tư) và thứ hai (thứ Năm) cũng sẽ giảm đi một nửa, lần lượt từ 8 xuống 4 và 6 xuống 3. Và con số này sẽ được giảm thêm một lần nữa vào năm sau.
Một Cơ cấu Phân hạng Sửa đổi (Revised Qualifying Format, RQF) sẽ được đưa vào thực nghiệm cho 2 chặng của năm 2023, nhằm “đánh giá sự phù hợp của những sửa đổi cho các mùa giải sau”, theo như bộ luật đã được cập nhật.
Điều này nghĩa là hợp chất lốp bắt buộc cho mỗi lượt của vòng phân hạng thường thấy sẽ là: lốp cứng chỉ cho Q1, lốp trung bình chỉ cho Q2 và lốp mềm chỉ cho Q3.
Lốp trung gian và lốp đường ướt sẽ chỉ được đưa vào sử dụng nếu vòng RQF đó có mưa.
Tại một vòng RQF, mỗi tay lái được sử dụng không quá 11 bộ lốp khô, 4 bộ lốp trung gian và 3 bộ lốp ướt. Điều này khác so với những chặng đua cuối tuần bình thường khi cho phép sử dụng 13 bộ lốp khô, 4 bộ lốp trung gian và 3 bộ lốp ướt.
Với DRS, việc kích hoạt sau khi xuất phát, tái xuất phát hoặc xuất phát với Xe An toàn cũng sẽ được cân nhắc. Ủy ban F1 đang hướng tới khả năng kích hoạt DRS sớm hơn 1 lap khi bắt đầu vòng đua chính, vòng đua nước rút, hay khi cuộc đua được xuất phát lại.
“Việc này sẽ được đưa vào thực nghiệm trong mỗi vòng đua nước rút vào nằm 2023 với tầm nhìn ứng dụng cho tất cả các chặng năm 2024.” – FIA tuyên bố.
Nếu trước đây các đội chỉ được chỉnh sửa hộp số đã được phê chuẩn để “giải quyết vấn đề về độ bền” hoặc “tiết kiệm chi phí bắt đầu mùa giải”, thì giờ đây họ sẽ được thực hiện chỉnh sửa “trong trường hợp vật liệu, quy trình hay chi tiết thay thế không còn khả dụng”.
Tài liệu ghi chép những chỉnh sửa phải được cung cấp trong mọi trường hợp, dưới sự chấp thuận trước của FIA, và những chỉnh sửa này không được liên quan đến lợi thế về hiệu suất. Một bản tóm tắt về những thay đổi đó sau này sẽ được FIA chuyển tiếp cho các đội còn lại.
Hình phạt hạ bậc xuất phát (grid penalty) đã trở thành trọng tâm của chặng GP Ý trong năm vừa qua. Nguyên nhân là do nhiều tay đua phải chịu các mức phạt liên quan đến việc thay bộ động cơ và hộp số, dẫn đến việc xáo trộn vị trí đứng.
Sau những “bối rối” về việc áp dụng hình phạt này, người ta đã thay đổi cách diễn đạt của các quy định. Giờ đây bộ luật quy định rằng: “Những tay đua chính thức nào chịu phạt giảm hơn 15 bậc, hoặc bị phạt đứng vị trí cuối, sẽ đứng sau bất kì tay đua chính thức nào khác. Vị trí tương đối sẽ được quyết định dựa trên thành tích phân hạng của họ.”
Một thay đổi nhỏ về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng đến độ bền của động cơ vào 2023 (nhất là ở các chặng đua nóng bức) là quy định nới lỏng trong việc làm mát nhiên liệu.
Cụ thể thì từ 2023, nhiên liệu trong xe không được phép lạnh hơn mức thấp nhất là 10 độ C dưới nhiệt độ môi trường, hoặc 10 độ C (đã được giảm xuống từ 20 độ C) tại bất kỳ thời điểm nào, khi xe đang được vận hành sau khi rời khỏi khu vực gara đã định sẵn cho mỗi đội tham gia thi đấu.
Ngoài 10 thay đổi trước mùa giải 2023, nhiều hoạt động cũng đã và đang được hoàn thành (hoặc ít nhất là đang được cân nhắc) cho những năm tiếp theo từ 2024 trở đi.
Một “cải tiến đáng kể” liên quan tới việc kiểm tra độ an toàn của vòng lật đã được lên kế hoạch cho năm sau - một lần nữa do hệ quả từ vụ va chạm của Zhou. Mục đích của công tác này chủ yếu là để định hướng cho những chiếc xe F1 có thể chống chịu lực mạnh hơn trong tương lai.
Hình phạt hạ bậc xuất phát cũng sẽ là vấn đề được bàn bạc kĩ lưỡng. Trong khi đó, Ủy ban F1 đã trì hoãn quyết định cuối cùng cho đến tháng 7/2023 về khả năng loại bỏ chăn lốp (tyre blanket) vào năm 2024. Những thay đổi về bộ luật sẽ phải chờ sự chấp thuận từ Hội đồng Đua xe Thể thao Thế giới.
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Kỷ nguyên 2022 kết thúc cũng là lúc những chiếc xe 2026 lên ngôi. FIA đang liên tục đưa ra những thay đổi trong bộ quy tắc thiết kế xe đua F1 của mình.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.