Tất tần tật về hệ thống tính điểm trong F1
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Kể từ khi cờ ca rô lần đầu được vẫy trong đua xe thể thao vào năm 1906, cho đến nay F1 đã có rất nhiều loại cờ báo hiệu.
Ngồi ở tuyến đầu của F1 là “Đội quân Da cam” (Orange Army) bao gồm các nhân viên phòng chế (marshal) tình nguyện. Đội này “đóng quân” xung quanh đường đua, được trang bị các bộ cờ và nút bấm, luôn sẵn sàng phản ứng trong tích tắc với bất kỳ tình tiết nào xảy ra trên đường đua.
Các tín hiệu cờ (flag signal) lần đầu được sử dụng trong F1 để tạo “liên lạc” giữa ban điều hành đường đua (trackside) với xe đua là vào năm 1963. Đường đua được chia thành nhiều khu vực phòng chế (marshalling sector), nhiều hơn nhiều so với ba khu vực thời gian (timing sector). Ở đầu mỗi khu vực phòng chế có một chốt phòng chế (marshal post), nơi các lá cờ được vẫy để thông báo cho xe về những nguy hiểm trên đường đua.
Để bổ sung (không thay thế) cho các lá cờ phòng chế truyền thống, F1 hiện cũng sử dụng hệ thống phòng chế GPS (GPS marshalling system). Cụ thể, các nhân viên phòng chế có thể sử dụng các nút bấm để gửi tín hiệu cờ trực tiếp đến ban điều hành cuộc đua (race control), bảng đèn đua (circuit light panel) và bộ đèn LED trên vô lăng của các xe. Bộ đèn này sáng lên khi màu cờ tương ứng được vẫy.
Nhân viên phòng chế nắm trong tay rất nhiều loại cờ. Mời bạn đọc cũng Otoman tìm hiểu ý nghĩa của tất cả các lá cờ này, cũng như cách mà chúng từng được sử dụng trong quá khứ. Bài viết này sẽ giới thiệu cờ ca rô, cờ vàng và cờ xanh lá.
Chúng ta đều biết rằng cờ này được vẫy khi cuộc đua (và các vòng luyện tập, vòng loại, vòng đua nước rút) kết thúc. Tuy nhiên cho đến nay, ít ai biết chính xác lần sử dụng đầu tiên là khi nào hoặc ở đâu. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra.
Một số người nói rằng nguồn gốc của cờ ca rô là từ bộ môn đua ngựa, trong khi một số khác cho rằng nó liên quan đến các cuộc đua xe đạp của Pháp vào những năm 1800. Thế nhưng cả hai bên đều không có bằng chứng. Ghi nhận chính thức về lần đầu cờ ca rô được sử dụng trong đua xe thể thao là trong một bức ảnh từ giải đua tranh Cúp Vanderbilt ở New York năm 1906. Bức ảnh cho thấy một lá cờ ca rô được hạ xuống trước mặt tay đua người Pháp Louis Wagner khi anh này chuẩn bị vượt qua vạch về đích.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng vẫy cờ ca rô là một việc khá đơn giản thì có lẽ bạn đã nhầm. Trên thực tế, từng có 5 chặng đua F1 bị tạm dừng sớm, và nguyên nhân là do vẫy cờ sai. Lần đầu tiên sai lầm xảy ra là khi lá cờ nằm trong tay của huyền thoại Juan Manuel Fangio.
Đó là tại chặng GP Argentina 1978, khi Fangio vô tình vẫy cờ ca rô với chiếc Lotus của Ronnie Peterson sau khi anh nhầm nó với chiếc Lotus còn lại Mario Andretti (lúc đó đang dẫn đầu). Điều tương tự cũng đã xảy ra với Alain Prost ở GP Anh 1985, Lewis Hamilton ở GP Trung Quốc 2014 và Sebastian Vettel vào năm 2018.
Để loại bỏ sai lầm do con người, F1 đã chuyển từ cờ vẫy sang sử dụng bảng đèn vào năm 2019. Tuy nhiên vào cuối mùa giải đó, ở Suzuka (Nhật Bản), bảng đèn lại bật sáng cho tay đua về nhất là Valtteri Bottas sớm 1 lap trước khi anh về đích. Tấm bảng đèn ngay lập tức được gỡ bỏ và thế là lá cờ đã quay trở lại.
Ngày nay, nếu cờ ca rô được vẫy (sai) sớm, thứ tự kết thúc được quyết định ở thời điểm khi tay đua dẫn đầu băng qua vạch đích lần cuối trước khi cờ được vẫy. Nếu vẫy cờ (sai) muộn, cuộc đua được coi là đã kết thúc tại thời điểm lẽ ra đã phải kết thúc.
Đây là lá cờ được sử dụng nhiều nhất trong F1. Nó có nghĩa là “nguy hiểm” và được vẫy tại chốt phòng chế ngay trước vị trí xảy ra tình huống nguy hiểm, đồng thời ở tất cả các chốt tiếp theo. Cờ được vẫy liên tục cho đến khi không còn nguy hiểm.
Cờ vàng đơn (singe yellow) được vẫy khi khu vực nguy hiểm nằm bên cạnh (beside) hoặc một phần (partly) trên đường đua. Khi này, các tay đua phải giảm tốc độ và không được vượt.
Cờ vàng đôi (double yellow) được vẫy nếu khu vực nguy hiểm chắn (block) toàn bộ (wholly) hoặc một phần đường đua và/hoặc có nhân viên phòng chế đang làm việc trên hoặc bên cạnh đường đua. Trong trường hợp này, các xe phải giảm tốc độ “đáng kể” (significantly), không được vượt và sẵn sàng khi cần dừng lại.
Cờ vàng cũng xuất hiện trong khoảng thời gian Xe An toàn được phát động. Cờ được vẫy kèm với một tấm bảng ghi SC hoặc VSC (nếu đó là Xe An toàn Ảo). Đồng thời, cờ vàng cũng được sử dụng khi cuộc đua bắt đầu. Khi đó, các nhân viên phòng chế đứng bên thành pit (pit wall) tại mỗi vị trí xuất phát. Nếu có bất kỳ tay đua nào giơ tay ra hiệu có vấn đề, cờ vàng sẽ được vẫy để cảnh báo nguy hiểm cho những tay đua khác.
Dù là một cảnh báo rõ ràng, trên thực tế, rất nhiều tay đua không hề tôn trọng cờ vàng trong cuộc đua. Về cơ bản, hình phạt cho hành động này được quyết định bởi ban quản lý (steward). Tuy nhiên, để hình phạt trở nên chính thức hơn, một hệ thống đã được giới thiệu vào năm 2021 nhằm xác định xe đua chạy qua chốt phòng chế (có vẫy cờ vàng đôi) mà không giảm tốc độ theo yêu cầu.
Ở thời điểm trong hoặc sau một sự cố (incident) nào đó, cờ xanh lá được vẫy để báo hiệu cho tay đua biết rằng đoạn đường (section) họ đang đi là không có trở ngại (clear). Cờ được vẫy tại chốt phòng chế nằm sau một khu vực có cờ vàng, và cũng được vẫy ngay tại chốt vẫy cờ vàng trước đó (sau khi sự cố đã được giải quyết xong).
Ngoài ra, cờ xanh lá được sử dụng để bắt đầu vòng luyện tập hoặc vòng loại. Cờ cũng được vẫy ở phía cuối dàn xe xuất phát (grid) khi bắt đầu cuộc đua chính. Khi này, mục đích của cờ là để xác nhận rằng tất cả các xe đã xếp hàng (line up).
Chưa hết, trong trường hợp cuộc đua được xuất phát động (rolling start), cờ xanh lá cũng được vẫy ở vạch xuất phát. Tương tự, nhân viên phòng chế vẫy cờ này để báo hiệu kết thúc Xe An toàn.
Mời bạn đón đọc phần tiếp theo trên Otoman để cùng tìm hiểu về cờ đỏ, cờ sọc đỏ vàng, cờ trắng, cờ xanh lá, cờ đen đĩa cam, cờ đen trắng và cuối cùng là cờ đen. Theo bạn, liệu hệ thống cờ báo hiệu trong F1 có sớm bị loại bỏ? Hãy để lại suy nghĩ của mình bên dưới nhé.
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Kỷ nguyên 2022 kết thúc cũng là lúc những chiếc xe 2026 lên ngôi. FIA đang liên tục đưa ra những thay đổi trong bộ quy tắc thiết kế xe đua F1 của mình.
Sau khi chứng kiến hai chiếc McLaren làm bá chủ tốc độ tại Monza, Red Bull và Ferrari đã đặt ra những câu hỏi thách thức cho FIA về cánh trước của McLaren.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.