ĐĂNG NHẬP
Lốp xe F1 có thể chịu đựng được bao lâu?

Lốp xe F1 có thể chịu đựng được bao lâu?

Tùy vào thành phần hợp chất cao su và các điều kiện khác, tuổi thọ của lốp xe F1 là khác nhau giữa các loại.

22 Tháng 01, 2022

Lốp xe F1 bị biến dạng rất nhiều trong suốt cuộc đua. Chúng phải chịu được các lực rất lớn vì đôi khi xe có thể vào cua với tốc độ lên đến hơn 300 km/h. Lốp xe cần phải đủ cứng để có thể chịu được nhiều lap đua liên tục, tuy nhiên số lap đua mà các loại lốp chịu được là rất khác nhau.

Lốp F1 có thể “trụ” được từ vài cho đến hơn 50 lap đua. Lốp xe chủ yếu được thiết kế cho mục đích hiệu suất hơn là tuổi thọ (longevity). Thông thường, những bộ lốp bền nhất cũng không thể kéo dài được hơn 40 lap đua (gần 200 km), tùy vào điều kiện đường đua và loại lốp được sử dụng.

1. Lốp F1 chạy được bao nhiêu lap đua?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu một số yếu tố khác. Có nhiều tác nhân gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của lốp xe.

Đầu tiên là mỗi đường đua đều khác nhau. Chúng không chỉ khác nhau về độ dài mà còn ở một số khía cạnh khác. Một số đường đua có bề mặt gồ ghề (abrasive) hơn, góc cua nhanh hơn hoặc nhiệt độ mặt đường trung bình cao hơn. Những đường đua khác lại có các góc nghiêng (bank) hoặc nhiều đoạn thẳng dài.

Formula 1

Các chặng đua F1 có độ dài khác nhau. Do đó trên thực tế, số lap đua mà lốp có thể chạy không phải là con số chính xác để đo tuổi thọ của lốp. Đường đua F1 trung bình có chiều dài khoảng 5.6 km. Tuy nhiên, Monaco (ngắn nhất) chỉ dài có hơn 3.2 km, trong khi Spa (dài nhất) lại dài đến hơn 6.9 km, gấp đôi Monaco.

Cũng cần lưu ý rằng mỗi chặng đua lại có một thiết lập (set up) lốp khác nhau. Trong khi ba hợp chất (compound) lốp luôn được cung cấp ở mỗi chặng, chúng vẫn có thể khác nhau giữa các chặng. Các hợp chất được tiêu chuẩn hóa là mềm (soft), trung bình (medium) và cứng (hard).

2. Cách Pirelli lựa chọn lốp

Trong bức tranh lớn hơn, đây chỉ là ba trong số năm lựa chọn có sẵn của nhà cung cấp lốp xe Pirelli. Toàn bộ các loại hợp chất lốp xe F1 là C1, C2, C3, C4 và C5. Trong đó, lốp C1 là hợp chất cứng nhất, và lốp C5 là hợp chất mềm nhất.

Pirelli là người đưa ra quyết định khi chọn các hợp chất lốp cho mỗi đường đua, tùy thuộc vào đặc điểm của đường đua đó. Tuy nhiên trong cuộc đua, các hợp chất lốp vẫn được gọi theo tên tiêu chuẩn hóa là mềm, trung bình và cứng, và có các màu đỏ, vàng và trắng tương ứng.

Để cho dễ hiểu hơn, chúng ta hãy xem một ví dụ sau đây. Giả sử F1 đang diễn ra ở Tây Ban Nha – một đường đua rất khắc nghiệt cho lốp xe vì nhiệt độ cao và tính chất tốc độ cao. Pirelli có thể chọn các hợp chất lốp C2, C3 và C4 cho chặng này. Khi đó, lốp C4 trở thành lốp mềm, C3 là lốp trung bình và C2 là lốp cứng.

Planet F1

Sau đó, chặng tiếp theo là Monaco – một đường đua hẹp và ngoằn ngoèo, nơi những chiếc xe cần rất nhiều lực bám cơ học. Với các góc cua ở tốc độ thấp, đồng thời tốc độ tối đa chỉ khoảng 260 km/h, lốp xe sẽ ít bị biến dạng hơn nhiều. Do lực downforce thấp hơn, các tay đua sẽ cần nhiều hơn độ bám của lốp.

Vì vậy, Pirelli có thể sẽ mang các hợp chất lốp C3, C4 và C5 tới GP Monaco. Lúc này, lốp C5 (không có ở Tây Ban Nha) sẽ trở thành lốp mềm, C4 (mềm ở Tây Ban Nha) sẽ là lốp trung bình và C3 (trung bình ở Tây Ban Nha) sẽ trở thành lốp cứng.

3. Sự khác biệt giữa các hợp chất lốp

Vậy các hợp chất mềm, trung bình và cứng là gì và sự khác biệt giữa chúng là như thế nào? Khái niệm này liên quan đến thành phần hợp chất của cao su làm nên lốp. Lốp mềm có xu hướng bám đường hơn, cho phép tay đua chạy nhanh hơn. Tuy nhiên, lốp mềm cũng nóng lên nhanh hơn, mòn nhanh hơn và do đó sẽ không kéo dài được lâu như các loại lốp khác cứng hơn.

Reddit

Ngược lại, lốp cứng mang lại ít độ bám cho tay đua, nhưng đổi lại chúng sẽ tồn tại lâu nhất trên đường đua. Lốp trung bình được coi là điểm trung gian giữa hai thái cực nêu trên. Với những tính chất này, lốp trung bình và cứng chủ yếu được sử dụng trong vòng đua chính, trong khi lốp mềm được sử dụng nhiều trong vòng loại (để thiết lập thời gian chạy lap nhanh nhất).

4. Tỷ lệ mòn (rate of wear) khác nhau

Thông thường, lốp mềm thường chỉ có thể kéo dài khoảng từ 10 - 15 lap đua. Một số tay đua có thể làm cho chúng tồn tại lâu hơn, nhưng điều này đòi hỏi khả năng quản lý lốp (tyre management) tuyệt vời. Đồng thời, khi bị quá nhiệt, lốp mềm có thể bị mòn nhanh hơn bình thường.

Lốp trung bình là sự “pha trộn” giữa lốp mềm và lốp cứng. Do đó về mặt thời gian, chúng có thể tồn tại trong khoảng giữa tuổi thọ của hai loại lốp này. Một số tay đua có khả năng tận dụng rất tốt loại lốp này, trong khi vẫn giữ được tuổi thọ tương đương với những chiếc lốp cứng.

MAX F1

Lốp cứng thường có thể kéo dài từ 25 - 60 lap đua trong một cuộc đua F1. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào tay đua và điều kiện đường đua. Thậm chí đã có những trường hợp một số tay đua đã có thể giữ lốp cứng đi hết cả quãng đường đua. Tuy nhiên, họ đã không thể làm điều này do FIA quy định rằng ít nhất hai hợp chất lốp phải được sử dụng trong điều kiện khô ráo (dry condition).

Việc lốp xe F1 tồn tại được bao lâu rõ ràng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một điều khác cần xem xét là chính chiếc xe. Khi các tay đua sử dụng cánh đuôi với thiết lập cao (high downforce), lốp xe phải chịu thêm tải và do đó mòn nhanh hơn. Ngoài ra, việc bám sát phía sau một xe khác cũng làm cho lốp nhanh mòn hơn. Điều này là do xe phía sau phải “làm việc” nặng hơn để vẫn nằm dưới sự kiểm soát của tay đua trong vùng có dòng khí bẩn.

5. Lốp ướt kéo dài bao lâu trong F1?

Lốp ướt (wet) có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với lốp khô (dry), thậm chí lên đến toàn bộ quãng đường đua (mà không bị bắt phải dừng pit). Khi được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt, lốp luôn trong tình trạng “mát mẻ”, nhờ đó giảm được tốc độ mòn tổng thể. Tuy nhiên, lốp ướt lại có thể bị mòn chỉ trong vòng một hoặc hai lap đua nếu mặt đường khô nhanh.

Planet F1

Nếu đường chạy khô, lốp ướt và lốp trung gian (intermediate) sẽ gặp khó khăn vì chúng bị quá nhiệt rất nhanh chóng. Những chiếc lốp này có thể bị mòn cực kỳ nhanh nếu không được làm mát. Bạn sẽ thường thấy các tay đua cố tình chạy xe vào các vũng nước (trên đường khô) để giữ cho lốp được mát.

Trong F1, lốp ướt và lốp trung gian khác với lốp khô. Sự khác biệt rõ ràng nhất là hai loại lốp này có rãnh (tread), trong khi lốp khô lại có bề mặt nhẵn, hay nhiều người gọi là lốp trơn (slick).

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Kỹ thuật
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.