Cánh linh hoạt và lợi thế đã mất của Red Bull trước McLaren
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Tìm hiểu về các nút chức năng ra vào đường pit, nút giao tiếp radio, đèn LED hiển thị... trên vô lăng xe đua F1
Việc ra vào pit cũng như chiến thuật lốp chiếm vai trò tất yếu cho kết quả của mỗi cuộc đua. Một mắt xích quan trọng trong quá trình liên lạc giữa xe và đội kỹ thuật chính là chiếc vô lăng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các nút chức năng cơ bản còn lại trên vô lăng xe đua F1. Bạn đọc có thể xem lại phần 1 tại đây.
Trước khi đọc tiếp, bạn đọc hãy bấm vào đây để thuận tiện hơn trong việc theo dõi. Lưu ý rằng, đây là hình ảnh chiếc vô lăng chuẩn của đội Mercedes. Vô lăng của các đội khác ít nhiều sẽ có sự khác biệt. Để tắt hình ảnh, bạn đọc bấm vào hình ảnh.
Sẽ là một ý tưởng tồi nếu xe đua đâm đầu vào đội kỹ thuật thay lốp bên trong đường pit ở tốc độ 300 km/h. Vì thế, F1 đặt ra một điều luật giới hạn tốc độ tối đa trên đường pit trong khoảng từ 60 - 80 km/h (tùy đường đua).
Khi được kích hoạt, nút này tự động giảm tốc độ của xe xuống mức cho phép và giữ nguyên tốc độ đó. Điều này giúp cho tay đua không cần cố gắng cân bằng chân ga và phanh nữa.
Sau khi nghe thấy đoạn tin nhắn “box, box, box” phát qua đài hoặc nhìn thấy bảng hiệu đưa ra từ trong đường pit, các tay đua có thể xác nhận nhanh với đội của mình bằng cách bấm nút Pit Confirm (PC). Nút này báo về cho đội kỹ thuật rằng tay đua đã nghe thấy hiệu lệnh và sẽ vào pit ở cuối lap đang chạy.
Giao tiếp qua đài vô tuyến (radio) là phương pháp thông dụng nhất được sử dụng trong F1. Đây là công cụ giúp cho Lewis Hamilton có thể phàn nàn về việc lốp xe quá mòn, để Lando Norris hả hê hát hò trong xe, hay đặc biệt nhất là để Kimi Raikkonen đưa ra thông điệp nổi tiếng “Leave me alone. I know what I’m doing.” (tạm dịch “Để tôi yên. Tôi biết mình cần làm gì.”) của mình.
Đài vô tuyến là một thiết bị quan trọng để tay đua và các kỹ sư trò chuyện liên tục trong suốt cuộc đua. Nút TALK giúp tay đua tắt và mở mic ở đầu của mình.
Trung bình, các tay đua F1 mất trung bình từ 2 - 3 kg trọng lượng nước trong cơ thể cho mỗi cuộc đua. Để bù nước cho họ, một gói nước điện giải được đặt ở sau lưng tay đua. Nút uống nước khi được kích hoạt có tác dụng bơm chất lỏng trực tiếp vào miệng tay đua thông qua một ống dẫn.
Trong khoảnh khắc một vài giây ngắn ngủi, chức năng vượt (overtake) cho phép xe đua tăng công suất động cơ và sức mạnh của hệ truyền động hybrid. Cũng như nút “boost” trong các tựa game đua xe phổ biến, mục đích của nút vượt là để tay đua vượt qua chiếc xe phía trước.
DRS là viết tắt của Drag Reduction System, tức Hệ thống Giảm thiểu Lực cản. Khi xe đang trong các khu vực DRS (DRS zone) của đường đua và khoảng cách với xe phía trước là 1 giây trở xuống, tay đua có thể bấm nút kích hoạt DRS trên vô lăng. Khi đó, một tấm cánh con của cánh đuôi xe được lật lên, giúp giảm lực cản cho xe.
Khi được bật, DRS cung cấp thêm cho xe đua mức tộc độ khoảng 10 - 15 km/h ở cuối đoạn đường thẳng. Con số này tùy thuộc vào từng đường đua. Ví dụ, ở các đường đua quanh co như Monaco thì xe chỉ tăng được khoảng từ 10 - 12 km/h mà thôi.
Để tránh rủi ro các tay đua chọn nhầm số N khi đang chạy trên đường đua, số N của hộp số chỉ có thể được chọn thông qua một nút bấm trên mặt trước của vô lăng. Điều này có nghĩa là xe không thể về số N thông qua các lẫy chuyển số.
Mỗi một đội đua đều có một số chức năng được giữ bí mật vì chúng có thể tạo ra các lợi thế mang tính “sống còn” cho họ. Tương tự, một số tay đua cũng có thể yêu cầu một vài chức năng được thiết lập riêng theo hành vi lái của mình. Do đó, chúng ta có thể bắt gặp nhiều nút khác nhau giữa vô lăng của các đội. Về ý nghĩa (và vị trí trên vô lăng) của chúng, có lẽ chỉ có tay đua và các kỹ sư mới biết được mà thôi.
Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết rằng vô lăng của một số đội có không chỉ 1 mà là đến 3 bộ lẫy nằm ở mặt sau.
Thiết lập của các bộ lẫy này là khác nhau giữa các tay đua và đội đua. Ví dụ, trong hình ảnh dưới đây, các lẫy phía trên có thể được thiết lập để giúp tay đua truy cập nhanh vào một cài đặt cụ thể cho một góc cua nào đó. Ngoài ra, chúng cũng có chức năng chọn thiết lập bộ động cơ, chế độ vượt, cài đặt DRS...
Trong khi đó, bộ lẫy ở giữa thực hiện chức năng chuyển số cho hộp số 8 cấp. Cuối cùng, bộ lẫy ở dưới thường dùng cho công việc điều khiển ly hợp. Các lẫy này chủ yếu được tay đua sử dụng khi bắt đầu cuộc đua, làm nóng lốp hoặc thực hiện một vài vòng donut đẹp mắt nếu giành chiến thắng.
Tay cầm là nơi các tay đua nắm lấy vô lăng trong suốt quá trình đua, đồng thời quay vô lăng ở tốc độ khoảng 200 km/h, có khi lên đến 310 km/h. Mỗi bộ tay cầm cũng được đúc theo hình dạng bàn tay của tay đua tương ứng để đảm bảo hiệu quả công thái học. Các đội sử dụng rất nhiều vật liệu cao cấp để tạo ra tay cầm này, với mục đích hạ thấp trọng lượng càng nhiều càng tốt.
Lẫy này cho phép tay đua ra vào buồng lái của xe dễ dàng hơn. Lẫy gỡ là rất cần thiết trong các trường hợp va chạm, hay tệ hơn là hỏa hoạn (như trường hợp của Romain Grosjean ở GP Bahrain 2020).
Giống như trên xe đường trường, các tay đua F1 cũng cần có màn hình trên xe của mình. Màn hình này cung cấp cho họ vô số thông tin, ví dụ như cấp số đang chọn, thời gian chạy lap, cách biệt thời gian (delta) với xe phía trước và phía sau, trạng thái năng lượng của xe...
Tay đua được đào tạo để đọc các thông số này khi di chuyển ở tốc độ lên tới hơn 300 km/h.
Dài đèn chạy ngang phía trên màn hình được dùng để biểu thị vòng tua máy. Mục đích của đèn này là để tay đua biết được thời điểm cần sang số.
Trong khi đó, 2 cột đèn dọc (mỗi cột có 3 đèn) được dùng để biểu thị các thông tin cảnh báo từ ban kiểm soát cuộc đua. Ví dụ, 2 đèn trên cùng sẽ phát sáng màu đỏ để báo hiệu cờ đỏ được vẫy. Tương tự, 2 đèn ở giữa là cho cờ vàng, và 2 đèn ở dưới cùng là cho cờ xanh lá.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Hãy cùng nhìn lại những gì mà các đội đua F1 đã mang lại trong nửa đầu mùa giải 2024 để có thể bám trụ được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của F1.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Lando Norris đã làm tất cả để có thể mang về một chiến thắng vô cùng ấn tượng cho McLaren tại chặng GP Hà Lan 2024 với khoảng cách dẫn đầu lên tới 20 giây.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.