Tất tần tật về hệ thống tính điểm trong F1
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Đây là những điều bạn cần biết để trở thành một fan hâm mộ thực thụ của môn đua xe thể thao F1.
Nếu bạn chưa quen với F1 và những chiếc xe đua nhanh đến mê hoặc, Otoman sẽ giúp bạn làm quen thông qua chuỗi bài viết F1 cho người mới bắt đầu sau đây. F1 là một môn thể thao hấp dẫn và rất dễ để bạn yêu thích nó “ngay từ cái nhìn đầu tiên”.
Khi mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi “lạc lõng” một chút khi những người hâm mộ liên tục thảo luận về các tay đua, xe đua hoặc chặng đua. Điều này không có gì đáng lo ngại cả, vì trong chuỗi bài viết này, Otoman sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức để giúp bạn trở thành một người hâm mộ F1 thực thụ.
F1 (Formula One) là giải đua xe được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Xe đua F1 là những chiếc xe nhanh nhất, có cabin mở, bốn bánh và một chỗ ngồi.
Từ Công thức được sử dụng để đặt tên cho giải đua vì nó đại diện cho hệ thống luật mà tất cả các đội đua cũng như tay đua phải tuân theo.
Ở thời kỳ sơ khai, các cuộc đua xe hoàn toàn không có quy định nào về sức mạnh động cơ cũng như kích thước của xe đua. Do đó, chúng dần trở nên thiếu công bằng khi các đội với xe lớn hơn, có động cơ mạnh hơn gần như chắc chắn thắng những xe còn lại. Ngoài ra, tai nạn trong đua xe cũng là một vấn đề lớn khi các quy định về thiết kế xe và an toàn chưa được ban hành.
Sau Thế chiến thứ hai, các cuộc đua trên thế giới tiếp tục diễn ra. Khi này, Liên đoàn Xe hơi Quốc tế (FIA) bắt đầu đưa ra hệ thống luật quy định kích thước cũng như sức mạnh động cơ. Điều này giúp các giải đấu công bằng hơn và dồn mọi sức ép lên công việc thiết kế, vận hành xe, cũng như khả năng của từng tay đua.
F1 được điều hành bởi FIA – tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 20/06/1904. FIA đại diện cho các tổ chức đua xe và người lái trên toàn thế giới.
FIA có trách nhiệm ban hành và thực thi các quy định của F1 để đảm bảo tính công bằng, sự an toàn cho các tay đua, nhằm hướng đến việc phục vụ các fan hâm mộ F1 tốt hơn.
F1 ra đời từ các cuộc đua thuộc giải Vô địch Grand Prix Châu Âu (European Championship of Grand Prix). Mặc dù các quy định của F1 đã được thông qua từ trước Thế chiến thứ 2, giải đua đã phải tạm dừng trong thời gian chiến tranh.
F1 chỉ thực sự được ra mắt chính thức vào năm 1946. Cuộc đua thử nghiệm đầu tiên được tổ chức tại Ý, lúc đó được gọi là GP Turin.
Sau đó không lâu, chặng đua đầu tiên của giải Vô địch Thế giới F1 được tổ chức tại đường đua Silverstone ở Vương Quốc Anh vào năm 1950. Tay đua vô địch mùa giải năm đó là Guiseppe Farina – tay đua người Ý của đội Alfa Romeo.
Kể từ đó, tay đua huyền thoại người Argentina Juan Manuel Fangio đã xác lập kỷ lục 5 năm lần vô địch thế giới vào các năm 1951, 1954, 1955, 1956 và 1957.
Phải mất 45 năm sau mới có một tay đua khác xô đổ kỷ lục này, và đó không ai khác chính là Michael Schumacher. Ông giành chức vô địch thế giới lần thứ 6 của mình vào năm 2003 để xác lập kỷ lục mới.
Danh hiệu vô địch đội đua cũng đã được FIA giới thiệu vào năm 1958, và năm đó Vanwall là đội đầu tiên giành giải này.
Lúc bấy giờ, đội đua tham gia F1 được FIA định nghĩa là các “nhà sản xuất (độc lập hoặc có hợp tác) khung gầm và động cơ cho xe F1, và có quyền sở hữu trí tuệ của những sản phẩm này”. Các hãng có quyền hợp tác với nhau để thành lập các đội đua phù hợp với khả năng của mình. Do đó, sự xuất hiện của các đội như McLaren-Renault là hoàn toàn hợp lệ, khi McLaren sản xuất khung sườn và Renault cung cấp động cơ cho chiếc xe của họ.
Cho đến nay, chỉ có 5 nước trên thế giới có các đội đua đoạt danh hiệu này. Vương Quốc Anh dẫn đầu với 33 chức vô địch, theo sau là Ý với 16 lần vô địch, Đức với 6 lần, Áo với 4 lần và Pháp với 3 lần. Trong đó, đội Ferrari đang dẫn đầu với tổng cộng 16 lần vô địch.
Hàng năm, FIA sẽ đưa ra nhiều quy định và thay đổi mới để giảm thiểu rủi ro cho các tay đua và xe đua, đồng thời tạo thêm sự cạnh tranh hấp dẫn cho giải đấu. Những quy định mới này có thể được áp dụng cho mọi ngóc ngách của F1, từ kích thước động cơ, chiều dài, chiều rộng, kích thước bình nhiên liệu và kích thước của vỏ xe.
Hệ thống tính điểm trong F1 đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt chiều dài 74 năm lịch sử của giải đua (và có vẻ F1 sẽ lại thay đổi nó một lần nữa).
Kỷ nguyên 2022 kết thúc cũng là lúc những chiếc xe 2026 lên ngôi. FIA đang liên tục đưa ra những thay đổi trong bộ quy tắc thiết kế xe đua F1 của mình.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.