ĐĂNG NHẬP
Những tính năng xe hơi dù hay nhưng hoá ra... đã cũ (P1)

Những tính năng xe hơi dù hay nhưng hoá ra... đã cũ (P1)

Có những công nghệ tưởng chừng như rất tân tiến trên xe hơi hiện đại, nhưng hóa ra chúng lại chỉ là những tính năng được ‘hồi sinh’ lại mà thôi.

12 Tháng 02, 2023

Xe hơi ngày nay đã đạt được những điều mà có lẽ 30 năm trước ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể ngờ tới. Chúng đã có thể “tự lái” hàng giờ mà bạn chẳng cần cầm đến vô lăng, hay có thể tự “lùi chuồng” chỉ bằng một nút bấm. Thế nhưng có một điểm ít ai để ý tới là, do công nghệ quá hạn hẹp nên phải đến tận bây giờ, một số công nghệ mới hoạt động tốt trên xe hơi... chứ thực ra ý tưởng về chúng đã có từ lâu. Và khi công nghệ đã đủ mạnh, chúng lại được các hãng xe “hồi sinh”. Đây cũng chính là chủ đề mà Otoman muốn gửi tới bạn đọc trong bài viết sau đây.

Hệ thống tăng áp trên xe hơi. Ảnh: Marine Link

1. Động cơ tăng áp

Hiện nay, thật khó để có thể tìm thấy những dòng xe mới chưa được trang bị hệ thống tăng áp. Tuy nhiên vào những năm 60 của thế kỷ trước, chúng lại có một “số phận” hoàn toàn khác. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu phát triển chiếc Oldsmobile Jetfire, GM đã tính đến việc trang bị động cơ tăng áp nhằm tăng công suất của động cơ. Đáng tiếc là ở thời đó, do công nghệ tăng áp và cả tâm lý người dùng mà công nghệ này đã bị “ghẻ lạnh”. Vì vậy, động cơ tăng áp của GM cũng sớm biến mất khỏi bản đồ xe hơi.

Mãi đến khi những chiếc xe có hiệu suất cao như BMW 2002 Turbo 1974, Porsche 911 Turbo 1975 và Mercedes-Benz 300SD 1978 được trang bị động cơ tăng áp thì mọi chuyện mới dần thay đổi. Đặc biệt, sau khi tập đoàn VW tung ra động cơ 1.8L Turbo vào giữa những năm 1990, chúng đã có những bước nhảy vọt thần kỳ và dần dần biến động cơ tăng áp trở thành loại động cơ phổ biến trên mọi dòng xe.

Công tắc chỉnh đèn pha tự động trong xe hơi. Ảnh: Moto Biscuit

2. Đèn pha tự động

Nếu bạn đã từng lái những chiếc xe cũ trên những con đường đèo vào buổi sớm hoặc tối thì chắc chắn bạn sẽ phải liên tục chuyển đổi giữa đèn pha và đèn cos vì tránh làm chói mắt người đi đối diện. Điều này làm không ít tài xế cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Để chấm dứt tình trạng này, các nhà sản xuất đã trang bị cho xe hơi hệ thống đèn pha tự động, mà sớm nhất là Cadillac. Cụ thể, hãng xe Mỹ đã tung ra phiên bản đầu tiên của công nghệ có tên là Autronic Eye vào năm 1952. Mặc dù đã được nâng cấp và đổi tên thành Guide-Matic vào những năm 1980 nhưng cả hai phiên bản của chúng hoạt động khá tệ. Nhưng nó lại chính là tiền đề để những công nghệ tương tự được ra đời.

Cadillac giới thiệu về tính năng Autronic Eye. Video: Christian Doerk

3. Ngắt xi lanh theo yêu cầu

Trong nhiều trường hợp, xe hơi chỉ cần một phần nhỏ của công suất tối đa để có thể hoạt động trơn tru. Vì vậy ý tưởng về việc tắt một phần của động cơ khi không cần thiết để tiết kiệm nhiên liệu là một ý tưởng tuyệt vời. Nhiều người sau khi đã lái một chiếc Dodge hoặc Jeep có động cơ 5.7L Hemi và được trang bị tính năng này đều nói rằng chúng rất tuyệt vời.

Quảng cáo về động cơ V8-6-4 của Cadillac. Video: De La Fuente Cadillac

Để nói về nguồn gốc của tính năng ngắt xi lanh theo yêu cầu, chúng ta cần quay về những năm 70 của thế kỷ trước. Ở tại thời điểm đó, cuộc khủng hoảng xăng dầu đang diễn ra. Để phần nào giải quyết vấn đề những nhà khoa học đã nghĩ ra cách ngắt bớt một số xi lanh khi không cần thiết. Cụ thể là GM, họ đã chế tạo ra động cơ Cadillac V8-6-4 và ra mắt năm 1981. Dù đem lại kết quả khá tích cực về mặt nhiên liệu, tuy nhiên do hệ thống máy tính thời kỳ này hoạt động kém ổn định nên tính năng này dần bị “dè bỉu”. Cadillac đã phải ngừng sản xuất mô hình động cơ V8-6-4 chỉ một năm sau đó.

Hình ảnh về một động cơ V8-6-4 được trang bị trên xe. Ảnh: Automotiveblogz

Trải qua hai thập kỷ, khi công nghệ đã trở nên đáng tin cậy hơn, các nhà khoa học mới một lần nữa đưa công nghệ ngắt xi lanh trở lại xe hơi và may mắn rằng chúng đã được cả thế giới công nhận.

4. Đánh lái cầu sau

Hệ thống đánh lái bốn bánh lần đầu tiên được công bố bởi Porsche trên mẫu Porsche 928 grand tourer. Công dụng của chúng là giúp chiếc xe ổn định hơn khi vào cua. Sau đó, chúng dần phổ biến khi những nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản sử dụng nó trên những chiếc xe như Honda Prelude và Mazda 626… Ngay cả Nissan cũng đã trang bị chúng lên mẫu Skyline GT-R vào năm 1989 và ngay lập tức giành nhiều chức vô địch trong suốt những năm 1990. Tuy vậy, nhiều hãng xe khác ở thời điểm này vẫn không chấp nhận vì họ coi chúng không có nhiều tác dụng.

Một chiếc Nissan GT-R 1990 đang đỗ trên đường. Ảnh: MotorTrend

Mãi đến một vài năm gần đây khi một số hãng như Mercedes, BMW một lần nữa áp dụng chúng trên một vài mẫu xe đầu bảng của họ và nhận được nhiều sự thích thú đến từ khách hàng. Các mẫu xe S-Class và EQS mới nhất của Mercedes-Benz được cho là có hệ thống lái cầu sau tiên tiến nhất hiện nay.

Hệ thống này có thể đánh lái bánh sau lên tới 4.5 độ và cơ chế hoạt động của chúng cũng rất tinh vi. Khi xe di chuyển ở tốc độ dưới 60 km/h hệ thống sẽ đánh lái bánh sau ngược chiều với chiều đánh lái bánh trước để chiếc xe di chuyển dễ dàng trong khu vực hẹp. Nếu vận tốc đạt trên 60 km/h, hệ thống lại đánh lái bánh sau cùng chiều với bánh trước để cải thiện độ ổn định khi vào cua. Ở một số tùy chọn, hệ thống đánh lái của Mercedes còn có thể quay bánh sau tối đa 10 độ. Điều này đảm bảo chiếc S-Class thế hệ mới có bán kính vòng quay tương tự như mẫu A-Class – mẫu xe nhỏ nhất của Mercedes.

Một chiếc Mercedes đang sử dụng hệ thống đánh lái bánh sau. Ảnh: Autoblog

Tham vọng của các hãng xe về hệ thống đánh lái đang ngày càng lớn khi mới đây, General Motors đã sử dụng hệ thống lái cầu sau để phát triển công nghệ “Crabwalk” cho chiếc GMC Hummer EV mới của mình. Theo tên gọi của nó, tính năng này cho phép xe di chuyển theo đường chéo, giống như cua đang đi ngang, giúp xe thoát ra khỏi các điểm rẽ hẹp hoặc vượt qua nhiều chướng ngại vật ngoài đường. Tính năng này hoạt động bằng cách đảm bảo rằng bánh trước và bánh sau quay cùng một góc, song song.

Trên đây là 4 tính năng đã được các hãng xe hơi “hồi sinh” nhờ sự phát triển ngày càng cao của công nghệ. Trong kỳ tới, Otoman sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc phần 2 của chuỗi bài viết này, đặc biệt trong đó sẽ xuất hiện một số tính năng khiến không ít người phải ngạc nhiên.

Trong những tính năng trên, theo bạn, tính năng nào là ấn tượng và có vai trò lớn nhất trong ngành công nghiệp xe hơi?

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.