Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Từ bước ngoặc mang tên ’New Class’ khi BMW M ra đời, phân hệ hiệu năng cao của hãng xe Đức đã tạo dựng được DNA thiết kế của mình qua các mẫu xe 2002 Turbo, M3 E30 hay M3 E46.
Trong phần trước của chuỗi bài viết giới thiệu về nguồn gốc của những thiết kệ đậm “chất” BMW, chúng ta đã được lắng nghe Marcus Syring – người đứng đầu studio thiết kế BMW M giải thích về lịch sử ra đời của phân hệ hiệu năng cao của BMW, cũng như những chiếc xe mang tính biểu tượng thời kỳ hậu Thế chiến 2.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá một số mẫu xe có thiết kế đặc biệt, luôn gắn liền với tên tuổi của BMW M.
Sự thành công của “New Class” cho phép BMW sản xuất thêm nhiều dòng xe thuộc các phân khúc khác nhau, nhưng vẫn dựa trên một nền tảng công nghệ chung mà trong công nghiệp được gọi là “mở rộng quy mô”.
Mặc dù đang trên con đường mở rộng quy mô sản xuất của mình, BMW vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc từng được thông qua vào năm 1961 – cung cấp các tùy chọn mang lại cảm giác lái xe thể thao và sành điệu nhất.
Năm 1966, BMW giới thiệu 2 Series. Số lượng xe được sản xuất liên tục tăng trưởng, trong khi thiết kế của thương hiệu thì ngày càng trở nên lôi cuốn. Thành công này sau đó được tiếp nối bởi sự ra mắt của dòng BMW 5 Series đầu tiên vào năm 1972.
Sau hàng loạt những màn “chào sân” đầy thành công, năm 1972, BMW quyết định thành lập bộ phận BMW Motorsport GmbH. Đây là bộ phận phụ trách mảng kinh doanh cho các sản phẩm thể thao mang đậm DNA nguyên tắc 1961 mà BMW đang hướng tới.
Chỉ sau một năm thành lập, BMW Motorsport GmbH đã giới thiệu chiếc xe “lạ mắt” nhất thời bấy giờ – chiếc BMW 2002 Turbo. Cụ thể, chiếc xe mang trên mình một thiết kế cánh đuôi độc đáo và vòm bánh xe rộng hơn. Ngoài ra, BMW đã ứng dụng thêm các yếu tố từ những chiếc xe đua thể thao vào hệ thống truyền động và khí động học cho xe.
2002 Turbo được xem là tiền thân của dòng BMW 3 Series cực kỳ thành công, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1975 với phiên bản M3 E21.
Đến với thế hệ thứ hai của dòng 3 Series (E30, từ năm 1982), BMW Motorsport GmbH đã phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức. Họ phải kết hợp công nghệ và thiết kế trên xe đua vào xe thương mại.
Sản phẩm của sự kết hợp này chính là chiếc BMW M3 đầu tiên được giới thiệu vào năm 1986. Kết quả là, chính chiếc xe mang tính biểu tượng này đã tạo nên ngôn ngữ thiết kế riêng cho BMW M.
Syring giải thích: “Lấy ví dụ, giống như CSL 3.0, chiếc M3 đầu tiên cũng mang một ý nghĩa to lớn. Phiên bản 3 Series chỉ có hai cửa, và được cho là phù hợp để đua. Vì vậy, đó là một chiếc xe rất nhỏ gọn và mang ‘gen’ cực kỳ thể thao.”
Xét về quy trình thiết kế, đầu tiên, các nhà thiết kế sẽ phác thảo ngoại hình xe. Công việc này phải tuân thủ theo các nguyên tắc thiết kế một cách có hệ thống – một nguyên tắc mà BMW vẫn áp dụng cho các mẫu xe của mình ngày nay.
“Ý tưởng chung là tạo thêm không gian trong các hốc bánh xe. Điều này cho phép người dùng dễ dàng cá nhân hoá mâm và lốp xe hiệu suất. Và đó là lý do tại sao các vòm bánh xe được mở rộng ra.”
Vì vậy, các chi tiết thiết kế như tấm chắn bùn nhô ra, vòm bánh xe mở rộng, lỗ thông hơi lớn hơn ở mặt trước đã trở thành một phần DNA trong ngôn ngữ thiết kế của BMW M kể từ chiếc M3 đầu tiên.
“Cần nhắc lại là với trường hợp của E30, chúng tôi đã xem xét vấn đề một cách chặt chẽ và tự đặt ra những câu hỏi: Đâu là nơi không khí đọng lại? Cần bao nhiêu không khí là đủ? Bởi vậy mà mặt trước của xe đã được mở rộng để vừa với các ống dẫn khí phanh.” – Marcus Syring chia sẻ thêm.
Còn đối với những chi tiết nằm ở phía sau xe, ông nói: “Chúng tôi cần tập trung vào việc xác định bao nhiêu lực downforce sẽ được tạo ra ở đuôi xe.”
Đó là lý do vì sao M3 được lắp cánh lướt gió (có nguồn gốc từ xe đua) ở đuôi xe, cùng với vòm bánh xe và các tấm cản xe được thiết kế lại.
Thực tế là kể từ chiếc M3 đầu tiên, mọi mẫu xe M Performance sau này đều có cản xe được thiết kế riêng và cánh lướt gió phía sau. Tuy nhiên, công việc của nhà thiết kế là “nhào nặn” các chi tiết này, vừa để phù hợp với chức năng của nó, vừa mang lại nét thẩm mỹ cho chiếc xe.
Syring giải thích: “Chúng ta có một cánh gió phía sau. Mục đích sử dụng sẽ xuất phát từ chức năng của nó.”
“Ví dụ, trong đua xe, cánh gió giúp tạo ra nhiều lực downforce hơn, và nó đã được tích hợp vào ngôn ngữ thiết kế của M3 cực kỳ tốt. Hơn nữa, cánh gió cũng có chức năng thứ ba, đó là tạo ra tính biểu tượng. Chính những chi tiết nhỏ như cánh gió hay lưới tản nhiệt đã góp phần định hình tên tuổi BMW trong thị trường xe thể thao.”
Nhờ việc gắn bó với công việc thiết kế mẫu M3 từ những ngày đầu, các nhà thiết kế tại BMW luôn cố gắng tạo ra sự đổi mới bằng cách đưa những nét tương lai vào trong sản phẩm. Điều này được chứng minh ấn tượng bởi chiếc M3 thế hệ thứ ba (mang mã E46, được giới thiệu vào năm 2000).
Syring hồi tưởng lại giai đoạn đầu của dự án M3 này: “Nguyên bản của 3 Series, The Coupé, đã trông cực kỳ thể thao. Vì vậy, những ngày đầu tiên, mọi thứ mà tôi phác thảo đều kết thúc trong thùng rác.”
“Lý do là vì tôi đã cố gắng tạo ra nhiều đường nét sắc sảo hơn. Nhưng với nhiều đường nét góc cạnh như vậy, cái giá phải trả sẽ rất đắt. Nó sẽ trông giống như một chiếc xe đua DTM vì quá sắc nét.”
Và như vậy, Syring đã thay đổi lại nhìn nhận của mình về thế hệ thứ ba của M3.
“Sau đó, tôi nghĩ rằng tôi có thể thể hiện sức mạnh của chiếc xe theo một cách khác. Nó sẽ không giống một chiếc xe đua F1, mỏng và nhiều góc cạnh. Ngược lại, nó có thể có chút cơ bắp, và vẫn có nét thể thao trong đó. Tôi biết hướng đi này sẽ ổn.”
“Vì vậy, những gì chúng tôi thực sự cần là tăng chiều rộng cơ sở lên, thiết kế lại các tấm ốp bên. Tôi nghĩ rằng có một sự tương phản mạnh mẽ khi bạn tạo hình các đường nét cơ bắp một cách hoàn hảo.”
Từ đó, hình dáng thể thao kết hợp với những nét cơ bắp trong thiết kế cũng trở thành một phần DNA của M Division.
Syring đi sâu hơn vào các chi tiết của M3 E46: “Trong một thời gian dài, chúng tôi cho rằng phải cần có một lỗ thông hơi ở khu vực phía trước của bảng điều khiển bên. Nhưng sau đó, chúng tôi đã loại bỏ suy nghĩ này.”
Tuy nhiên, lưới tản nhiệt bằng crom giữa cột A và vòm bánh trước (dành cho mục đích thông gió) thì vẫn còn.
“Sẽ không có không khí đi qua nó, nhưng chi tiết này sẽ là một điểm nổi bật về mặt thẩm mỹ. Nếu bạn nhìn vào chiếc CSL 3.0, nó cũng có chi tiết thiết kế tương tự như M3 E46.”
Ngoài ra, Syring và các cộng sự còn đưa thêm một chi tiết độc đáo khác lên phần đầu xe – lỗ thông gió trên nắp capo. Chi tiết này giúp tăng cường khả năng tản nhiệt cho khối động cơ 6 xi lanh đầy mạnh mẽ được đặt bên dưới.
Một lần nữa, DNA thiết kế của M Division đã được bổ sung thêm lưới tản nhiệt bên và lỗ thông gió nắp capo.
Trong khi đó, cánh lướt gió phía sau lại có sự khác biệt lớn so với M30. Syring tiếp tục giải thích về điều này: “Chúng tôi không cần cánh lướt gió lớn cho mẫu xe này, như chúng tôi đã làm với E30. Chỉ cần một chiếc cánh lướt nhỏ gắn liền với cốp xe là đã đủ tạo ra lực downforce cần thiết.”
“Và trên chiếc M3 E46, chúng tôi cũng giới thiệu lần đầu tiên kiểu ống xả kép, với mỗi bên của xe có một cặp ống xả. Có một vài lý do kỹ thuật cho sự sắp xếp này, nhưng nói chung thì nó đã tạo ra dấu ấn lớn và trở thành một đặc điểm nổi bật của BMW M.”
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.