ĐĂNG NHẬP
7 sự thật về Aston Martin mà ai yêu xe Anh cũng cần biết

7 sự thật về Aston Martin mà ai yêu xe Anh cũng cần biết

Aston Martin nổi tiếng không chỉ vì những chiếc xe mà còn vì những câu chuyện lịch sử của mình.

01 Tháng 03, 2022

Những di sản từ xa xưa là nền tảng cốt lõi của thương hiệu Aston Martin. Công ty này được thành lập bởi Lionel Martin và Robert Bamford vào năm 1913 tại Vương quốc Anh. Ban đầu, hai người hợp tác dưới tên công ty Bamford Martin, với hoạt động chính là bán những chiếc xe do Singer (một công ty độ xe Mỹ) sản xuất. Sau đó, Martin đã có dịp lái những chiếc xe đua đặc biệt tại sự kiện Aston Hill. Kể từ đây, cặp đôi quyết định sẽ chế tạo ra những chiếc xe của riêng mình.

Năm 1915, hai nhà sáng lập đã tự chế tạo được chiếc xe đầu tiên mang tên Coal Scutsate. Trước Thế chiến thứ nhất, công ty được đặt tên là Aston Martin với một đội đua mang tên Aston. Khi chiến tranh nổ ra, công việc sản xuất không thể được tiến hành. Tuy nhiên sau chiến tranh, công việc kinh doanh được nối lại, nhờ đó công ty đã sản xuất thêm những mẫu xe đua mới và một số mẫu xe đường trường.

Năm 1924, công ty Bamford Martin phá sản. Cuối năm 1925, một doanh nhân tên Bill Renwick cùng các nhà đầu tư khác mua lại công ty và đổi tên thành Aston Martin Motor. Trải qua nhiều thăng trầm, nền tảng của công ty vẫn là sản xuất những chiếc xe sang hoàn toàn thủ công. Nhìn lại lịch sử gần một thế kỷ của Aston Martin, trong bài viết dưới đây, Otoman sẽ cùng bạn điểm lại 7 sự thật thú vị về hãng xe danh tiếng này.

1. Nguồn gốc của cái tên Aston Martin DB

Trong các dòng xe của Aston Martin, DB luôn được đánh giá cao nhất. Ở thời điểm hiện tại, DBS đã trở thành mẫu xe đầu bảng của thương hiệu xe Anh. Hai chữ cái D và B là hai ký tự đứng đầu trong tên của David Brown – một doanh nhân người Anh đã mua lại Aston vào năm 1947.

Với mong muốn dùng động cơ mạnh mẽ hơn cho Aston Martin, Brown đã bị thu hút bởi khối động cơ 2.6L I6 Lagonda mới của Bentley. Do đó, ông đã quyết định mua lại thương hiệu xe hơi hạng sang Lagonda và bắt đầu chế tạo dòng xe DB cổ điển sử dụng khối động cơ này.

Năm 1948, mẫu xe DB1 được ra mắt. Tuy nhiên, nó không đạt được nhiều thành công. Trái ngược hoàn toàn, mẫu xe DB2 được ra mắt vào năm 1950 lại gặt hái nhiều thành tích, ví dụ như hạng nhất và nhì tại giải đua xe Le Mans 24h. Từ đó, Aston Martin trở thành hãng xe thể thao hàng đầu thời hậu chiến.

classic driver

Tiếp nối thành công ban đầu, các phiên bản khác của DB lần lượt ra đời các năm sau đó. Trong đó, phiên bản DB5 đã trở thành một biểu tượng văn hóa khi nó trở thành chiếc xe của James Bond trong series phim “Điệp viên 007”.

wikipedia

2. Từng được Ford từng “giải cứu”

Trong giai đoạn những năm từ 1970 - 1980, nội bộ Aston Martin xảy ra xung đột giữa các chủ sỡ hữu. Công ty luôn ở trong tình trạng có thể mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào, và do đó cần được “bơm“ tiền để có thể tồn tại lâu dài. Tháng 5/1987, chủ sở hữu của Aston Martin vào thời điểm đó và Walter Hayes – phó chủ tịch Ford ở châu Âu đều có mặt tại sự kiện Mille Miglia được tổ chức bởi công ty rượu Contessa Maggi. Lúc đó, Hayes thấy được giá trị của Aston Martin và một cuộc thảo luận đã diễn ra. Kết quả là Ford tiến hành mua lại cổ phần của Aston Martin, và đến năm 1993 thì sẽ mua lại toàn bộ công ty.

Năm 1994, Ford mở một nhà máy mới cho Aston. Nhờ vào công việc kinh doanh thuận lợi, thương hiệu đã tạo ra một dòng xe sang mới có tên Vanquish vào năm 2001. Mẫu xe này sử dụng khung sườn bằng nhôm hỗn hợp kết hợp sợi carbon và được trang bị khối động cơ V12 Vanquish (dựa trên hai động cơ Ford Duratec V6).

auto evolution

Từ đó, mẫu xe Vanquish đã đưa Aston Martin trở lại bản đồ các nhà sản xuất xe hơi trên thế giới. Năm 2004, phiên bản Vanquish S xuất hiện với công suất 460 hp và có thể đạt vận tốc 97 km/h trong khoảng 4.5 s.

3. Sức mạnh từ Mercedes-AMG

Aston Martin có một mối quan hệ đặc biệt với Daimler AG – tập đoàn sở hữu Mercedes-Benz và có 5% cổ phần trong công ty xe Anh. Do vậy, Aston được hưởng lợi từ công nghệ của Mercedes, ví dụ như hệ thống thông tin giải trí và điều hướng.

Năm 2016, một thỏa thuận giữa hai bên cho phép Aston đặt động cơ của Mercedes-AMG vào dòng xe DB11 mới của hãng. Theo truyền thống, Aston phát triển động cơ của riêng mình, nhưng tận dụng thêm các công nghệ từ động cơ AMG.

car buzz

Điều này đã làm thay đổi cuộc chơi đối với Aston Martin. Cụ thể, những chiếc cấp thấp (entry-level) của hãng bắt đầu sử dụng động cơ 4.0L V8 tăng áp kép, trong khi các dòng cao hơn được trang bị động cơ 5.2L V12 hoàn toàn mới. Với sức mạnh 600 hp tại 6,500 rpm và momen xoắn 700 Nm trong khoảng từ 1,500 - 5,000 rpm, khối máy V12 đã đưa chiếc xe DB11 đạt vận tốc 100 km/h trong 3.9 s. Kể từ khi được giới thiệu, DB11 vẫn tiếp tục được nâng cấp về động cơ và hệ truyền động để đạt được hiệu suất cao hơn.

4. Cuộc cách mạng về logo của Aston Martin

Ban đầu, logo của hãng chỉ đơn giản là một vòng tròn với chữ A và M lồng vào nhau. Từ năm 1927, logo này được thay đổi hoàn toàn khi chuyển sang hình dạng đôi cánh. Với hình dạng này, Aston Martin được cho là đã “mượn” ý tưởng từ Bentley (đôi cánh rất giống logo của Bentley) nhằm thể hiện tốc độ và sự tự do.

Money Inc

Vào thời điểm đó, Ai Cập học là một chủ đề phổ biến trong cộng đồng người Anh, và nguồn cảm hứng của Aston Martin đến từ đôi cánh của loài bọ cánh cứng Scarab.

5. Sự liên kết với Lagonda

Một cái tên được nhắc đến khá nhiều cùng với Aston Martin là Lagonda. Trên thực tế, tên đầy đủ của công ty khi được sáp nhập là Aston Martin Lagonda Global Holdings PLC. Công ty Lagonda được thành lập vào năm 1906 bởi một cựu ca sĩ opera có tên Wilbur Gunn. Ông sinh ra tại Mỹ và nhập quốc tịch Anh vào năm 1891.

David Brown đã mua lại Lagonda vào năm 1947 và chuyển nó vào cơ sở hoạt động của Aston Martin để tái khởi động sản xuất. Những tưởng thương hiệu Lagonda sẽ biến mất, nhưng vào năm 1961, cái tên Lagonda Rapide đã được hồi sinh dưới hình dạng một chiếc sedan 4 cửa (dựa trên thiết kế của mẫu DB4). Năm 1976, chiếc Aston Martin Lagonda được giới thiệu với đa số thiết kế được “vay mượn” từ Aston Martin V8.

autocar

Aston sau đó đã thông báo về việc đưa Lagonda trở lại như một công ty xe hạng sang. Điều này sẽ giúp hãng xe có thể mở rộng thị trường, trong khi vẫn giữ cái tên Aston Martin cho phân khúc xe thể thao. Cụ thể, 120 chiếc Lagonda Taraf (có nghĩa là “siêu sang” trong tiếng Ả Rập) đã được sản xuất từ năm 2015 – 2016. Có lẽ trong tương lai, Lagonda sẽ được định hướng trở thành một thương hiệu xe điện.

motor1

6. SUV của Aston Martin

Song song với thời điểm Aston Martin nói về việc mang cái tên Lagonda quay trở lại, họ đã tung ra thị trường mẫu xe DBX. Đây là một chiếc crossover sang trọng dùng động cơ 4.0L V8 tăng áp kép. Tuy nhiên, DBX nhận được nhiều chỉ trích rằng nó không nhanh như các đối thủ cạnh tranh.

ray haber

Cảm nhận được sự thất thế của DBX so với các đối thủ, Aston Martin quyết định làm lại hoàn toàn mẫu xe này. Từ đó, phiên bản DBX707 được ra đời như một “siêu anh hùng” lấy lại danh tiếng cho hãng xe. Aston quyết định vẫn dùng động cơ V8 thay vì đổi sang V12 để trọng lượng được phân bố cân bằng nhất. Khối động cơ V8 này tạo ra sức mạnh đến 697 hp và 899 Nm thông qua bộ truyền ly hợp ướt. Kể từ đây, Aston Martin DBX707 trở thành mẫu SUV hạng sang mạnh và nhanh nhất thế giới.

motor1

7. Đội đua Aston Martin

Sau một thời gian dài, Aston Martin trở lại đường đua với việc thành lập đội đua Aston Martin Racing vào năm 2004, đồng thời hợp tác với tập đoàn kỹ thuật Prodrive. Trong thời gian này, đội chủ yếu nghiên cứu chế tạo những mẫu xe đua GT Racing và phát triển động cơ V12 cho các nguyên mẫu xe đua Le Mans. Từ năm 2012, Aston Martin Racing đạt một số danh hiệu khi tham gia đua giải Vô địch Thế giới Độ bền (WEC) của FIA với chiếc Aston Martin Vantage GTE.

car pixel

Chưa hết, bước đi đầu tiên của Aston Martin vào đấu trường F1 là vào năm 1959. Tuy nhiên ngay sau đó, đội đã rút khỏi giải đấu vào năm 1960 bởi kết quả khá tệ. Năm 2018, Aston Martin quay trở lại F1 với vai trò là một nhà tài trợ cho đội đua Red Bull Racing. Tới cuối năm 2020, tỷ phú Lawrence Stroll đã mua lại đội đua Racing Point để chính thức tham gia F1 với tư cách là một đội đua từ mùa giải 2021, với chiếc xe Aston Martin AMR21.

MAX F1

Họ cũng chiêu mộ thành công tay đua từng 4 lần vô địch thế giới Sebastian Vettel. Kết thúc mùa giải 2021, đội đứng ở vị trí thứ 7. Đây là thành công tương đối lớn đối với một đội đua chỉ vừa mới trở lại đấu trường F1 trong khoảng thời gian ngắn.

Trên đây chính là 7 sự thật thú vị về hãng xe Aston Martin. Tuy rằng ở thị trường Việt Nam, mức độ phổ biến của những dòng xe mang thương hiệu Anh quốc này vẫn còn khá nhỏ.

Tuy nhiên, mong rằng trong tương lai, thương hiệu cao cấp nhiều danh tiếng này sẽ tập trung đầu tư hơn vào thị trường nước ta.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.