Tay đua mô phỏng F1 là ai? Công việc của họ là làm những gì?
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Trước khi có được thành công vang dội như ngày hôm nay, BMW đã từng trải qua một quá khứ chật vật.
Bayerische Motoren Werke, hay BMW như chúng ta thường biết, vốn là một công ty sản xuất động cơ máy bay được thành lập vào năm 1916. Sản phẩm đầu tiên của hãng là động cơ 6 xi lanh thẳng hàng (I6) nổi tiếng, thường xuất hiện trong những mẫu xe hiện nay của hãng.
Về sau, những ý tưởng cho động cơ máy bay tối ưu hơn chỉ sử dụng 4 xi lanh đã được kỹ sư Max Friz đề ra. Đáng chú ý, động cơ IIIA đã được át chủ bài của không quân Đức – Nam tước Đỏ Manfred von Richthofen – ngợi khen là động cơ máy bay xuất sắc nhất.
Năm 1919, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, BMW bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm sản xuất động cơ máy bay của quân đồng minh và phải bắt đầu chuyển sang sản xuất mọi thứ từ thiết bị nông nghiệp cho đến đồ gia dụng, trong đó có cả động cơ xe máy. Năm 1923, chiếc mô tô đầu tiên của BMW là R32 được sản xuất. Cho đến năm 1928, hãng mua lại công ty sản xuất xe hơi Austin Stevens của Anh theo hình thức nhượng quyền và nhanh chóng cho ra đời chiếc xe hơi đầu tiên – mẫu Dixi 3/15 PS.
Truy nhiên, tình hình trở nên ảm đạm hơn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. BMW bị cấm sản xuất động cơ xe cơ giới lẫn động cơ máy bay và chỉ có thể cầm cự bằng việc sản xuất nồi, chảo cùng với xe đạp. Quả là một điều kỳ diệu khi BMW vẫn tồn tại sau hơn 100 năm và thậm chí còn trở thành một “ông lớn” trong ngành công nghiệp xe hơi. Thương hiệu của Đức đã phát triển mạnh mẽ, mang đến cho chúng ta rất nhiều mẫu xe tuyệt vời, nhưng có thể bạn chưa biết đến những điều dưới đây về BMW.
Gần đây, BMW đã nhận được rất nhiều ý kiến tiêu cực về lưới tản nhiệt hình quả thận quá khổ của hãng. Tuy nhiên, những tấm lưới tản nhiệt kép kích cỡ lớn này không hề mới mẻ, mà thực tế đã bắt đầu xuất hiện trên những mẫu xe được sản xuất vào năm 1933 và duy trì cho đến những năm ‘70.
Lưới tản nhiệt kép trên các mẫu New Class ra mắt vào năm 1962 đã có những cải biến đáng kể khi được thu hẹp chiều ngang và mở rộng chiều dọc. Nhưng mãi cho đến khi các dòng xe Series xuất hiện thì chúng mới được thu nhỏ lại thành kích cỡ “thông thường” như ngày nay.
BMW thường được biết đến nhiều hơn với động cơ 6 xi lanh, nhưng chính các động cơ 4 xi lanh mới là gốc rễ cho sự thành công của hãng. Năm 1962, BMW giới thiệu động cơ trục cam đơn (SOHC) mang mã M10 với công suất 72 hp. Động cơ này tiếp tục được phát triển cho đến khi ngừng sản xuất vào năm 1988.
Năm 1982, phiên bản tăng áp M12 lần đầu được ứng dụng trong những chiếc xe đua F1 và mang về danh hiệu vô địch cho Nelson Piquet cùng đội đua Brabham của ông vào năm 1983. Khi tăng tốc tối đa trong vòng loại, động cơ này đã có thể đạt công suất từ 1,400 - 1,500 hp. Đây là một trong những động cơ đua nói riêng và động cơ xe nói chung thành công nhất của hãng trong suốt nhiều năm trời.
Mẫu xe 1602e (hay 1602 Elektro Antrieb) được giới thiệu vào năm 1972 là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của BMW. Tuy không được bày bán trên thị trường khi phạm vi hoạt động chỉ đạt 60 km sau mỗi lần sạc đầy, 1602e vẫn được BMW cho ra mắt tại thế vận hội Olympic 1972 diễn ra ở Munich như một phương tiện chở khách VIP đi dạo, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thi marathon.
BMW 1602e sở hữu động cơ điện mạnh 43 hp, có thể tăng tốc từ 0 - 97 km/h trong vòng 8 s. Không giống như những mẫu xe hiện đại, chiếc xe này sử dụng 12 khối pin chì và động cơ được gắn ở phía trước, dẫn động bánh sau.
Năm 1959, một người đàn ông tên Herbert Quandt đã cứu BMW khỏi nguy cơ phá sản khi mua lại 50% cổ phần của hãng, đồng thời đầu tư phát triển mẫu BMW 700. Bên cạnh sự giàu có gắn liền với hãng xe Đức, gia đình Quandt cũng vướng vào không ít bê bối liên quan đến chế độ Đức Quốc xã. Việc nắm cổ phần của BMW đã bị gia đình này che giấu và chỉ được tiết lộ vào năm 1995, khi quy định về chống giao dịch nội gián trong pháp luật Đức được sửa đổi.
Ngày 11/5/2013, trên chiếc BMW M5 2018 trang bị động cơ 4.4L V8 tăng áp kép, tay lái Johan Schwartz đã thiết lập kỷ lục với cú drift kéo dài tận 374 km trong 8 giờ đồng hồ liên tục. Để thực hiện thành công màn trình diễn này, hãng xe Đức đã bắt tay với nhà độ Detroit Speed để tạo ra một hệ thống đặc biệt. Hệ thống này cho phép một chiếc xe khác drift song song để tiếp nhiên liệu cho chiếc M5. Một nhân viên của Detroit Speed đã thực hiện thành công 5 lần tiếp nhiên liệu bằng cách trèo qua cửa sổ hàng ghế sau của chiếc xe phụ.
BMW đã không chế tạo động cơ máy bay kể từ năm 1945 nhưng gần đây lại bắt đầu đi sâu vào thiết kế nội thất máy bay. Họ làm việc này thông qua xưởng thiết kế BMW Designworks. Hiện tại, nội thất của BMW đang được sử dụng trên các máy bay của các hãng Starlux, Eva Air và Singapore Airlines.
Mới đây, BMW cũng đã bắt đầu lấn sân sang thiết kế nội thất cho các khoang tàu thuộc hệ thống tàu điện BART (sắp đưa vào vận hành tại San Francisco). Hành khách có thể chiêm ngưỡng những thiết kế này khi 775 chiếc tàu từ nhà sản xuất Bombardier Transportation chính thức được đưa vào sử dụng trong năm 2022 (thay cho những đoàn tàu hiện tại).
Ông hoàng nhạc Rock ‘n’ Roll Elvis Presley đã mua chiếc BMW 507 khi đang phục vụ cho quân đội Mỹ (đóng quân tại Đức). Chiếc xe vốn dĩ có màu trắng nhưng dần bị phủ đầy những vết son môi của các fan Đức. Điều đó khiến Presley khó chịu và anh đã quyết định mang xe đi sơn lại thành màu đỏ.
BMW 507 là một bước ngoặt lớn, biến hãng xe trở thành một nhà sản xuất xe thể thao có tiếng. Tuy nhiên, việc sản xuất mẫu xe này khá tốn kém và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản cho hãng. Đây cũng là một mẫu xe khá hiếm khi chỉ có tổng cộng 252 chiếc được sản xuất trên thế giới.
BMW đã mất rất nhiều thời gian để lần theo dấu vết chiếc xe của Presley. Chiếc xe sau khi được bán đi đã bị thay đổi động cơ, rồi tiếp tục qua tay nhiều người chủ khác cho đến khi hóa thành một đống sắt vụn trong nhà kho. Năm 2014, BMW đã phục chế thành công chiếc xe, đồng thời trả lại màu trắng ban đầu.
Chiếc Aston Martin DB5 đã quay trở lại trong phần mới nhất của loạt phim điện ảnh về James Bond. Tuy nhiên, việc sử dụng chiếc xe hàng thật “vô giá” để thực hiện các cảnh hành động mạo hiểm không phải là một phương án hay. Do đó, các nhà làm phim đã kết hợp cùng Aston Martin để sản xuất một chiếc xe phỏng theo thiết kế của DB5, với trang bị động cơ I6 do bên thứ ba cung cấp. Động cơ này có công suất lên đến 300 hp.
Những người yêu thích BMW sẽ dễ dàng nhận ra động cơ này có phần giống với khối động cơ 3.2L S54 trên mẫu E46 M3 huyền thoại. Dù Aston Martin không đưa ra bất kỳ lời xác nhận nào nhưng một số thông tin ngoài lề cho biết động cơ và hộp số là từ một chiếc Series 3 cũ hơn. Daniel Craig (nam diễn viên thủ vai James Bond) cũng tình cờ tiết lộ điều này trong một đoạn video đăng tải trên Youtube khi cho Thái tử Charles xem những chiếc xe được dùng trong phim.
Thêm vào đó, những âm thanh kim loại “khàn khàn” trong video dưới đây chắc chắn là thuộc về S54.
Một đại lý của BMW ở New Zealand đã từng đăng một quảng cáo với nội dung rằng vào ngày Cá tháng Tư, người đầu tiên đến cửa hàng của họ và tìm gặp Tom (một nhân viên làm việc tại đại lý) sẽ được đổi chiếc xe cũ lấy một chiếc BMW hoàn toàn mới.
Tất nhiên, hầu hết mọi người đều cho đấy là một lời nói đùa. Tuy nhiên, một phụ nữ trẻ có tên là Tianna Marsh đã thật sự làm theo những yêu cầu nói trên. Marsh mang chiếc Nissan Avenir 15 năm tuổi của cô đến và sau đó ra về cùng một chiếc BMW Series 1 mới toanh.
Việc tìm kiếm phụ tùng thay thế cho những chiếc BMW cổ không còn quá khó khăn khi hãng xe xứ Bavaria vẫn còn duy trì việc sản xuất chúng. Hãng thậm chí còn mua lại nhà máy đầu tiên của mình ở Munich để làm nơi phục chế phụ tùng cho xe cũ, đồng thời kiêm luôn showroom và trung tâm dịch vụ. Hơn thế nữa, đây cũng là nơi lưu trữ những chiếc xe lâu đời của hãng. Khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp để mua lại một chiếc xe đã qua phục chế.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.