Thách thức khi đua trên bề mặt đường đua hoàn toàn mới
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Những trường đua từng chứng kiến những giây phút lẫy lừng nhất của lịch sử F1 giờ đây lại chỉ còn là kí ức xa vời.
Các trường đua là một trong những yếu tố tất yếu của một môn thể thao động cơ. Đó là nơi mà những tay đua được trổ tài, các đội đua được thi đấu và các fan hâm mộ được tận mắt chứng kiến những khoảnh khắc thể thao vô cùng kịch tính.
Tuy nhiên, F1 đến rồi lại đi. Không phải trường đua nào cũng may mắn được chào đón giải đua quay trở lại thi đấu, bất kể những chặng đua ấy có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa.
Nếu như Spa, Silverstone hay thậm chí là Baku được thay đổi theo từng năm tháng để trở thành những trường đua hiện đại bậc nhất của FIA và trở thành những điểm đến quen thuộc của F1 ngày nay, 15 những trường đua sau đây lại bị bỏ quên một cách không thương tiếc.
Valencia đã từng là nơi được tổ chức chặng GP Châu Âu (European GP) từ năm 2008 đến năm 2012. Tuy là nơi chứng kiến cú va chạm trên không của Mark Webber vào năm 2010 hay là màn chiến thắng tuyệt đỉnh của Fernando Alonso năm 2012, chính trường đua ấy lại không có gì quá là đặc sắc, và vì lí do tài chính về phía ban tổ chức mà Valencia bị bỏ hoang cho đến tận ngày nay.
Trường đua Hockenheim đã từng có một đoạn thẳng trải dài theo cánh rừng trước khi được tu sửa lại và đổi mới layout vào đầu những năm 2000. Các khúc cua ở phía sân vận động (stadium section), đoạn thẳng vạch đích/xuất phát và một số khoảnh nhỏ của đoạn thẳng đầu tiên là những gì còn sót lại của trường đua năm xưa.
Kể cả cho tới bây giờ thì Spa vẫn là một trường đua đầy thử thách, nhưng đã từng có một thời các tay đua phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ trước, Spa được biết như là một trong những trường đua nổi tiếng nhưng cũng là chết chóc nhất trong toàn bộ giải đua.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công của các tay đua vào năm 1969, trước khi chặng đua cuối cùng được tổ chức vào năm 1970. Sau một dự án tầm cỡ để có thể rút ngắn chiều dài cũng như là cải thiện tính an toàn của trường đua, phải đến năm 1983 thì các tay đua F1 mới có thể quay trở lại thi đấu.
Trường đua Istanbul Park tọa lạc tại một vị trí mà không hẳn là quá được “đắc địa” cho lắm, với khoảng cách là 2 tiếng đi xe kể từ trung tâm thành phố Istanbul, dẫn đến việc nó không được trưng dụng bởi người dân địa phương cho bất kì mục đích nào khác ngoài tổ chức F1.
Với điểm nhấn là khúc cua thứ 8 đầy thử thách, chặng GP Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức từ năm 2005 cho đến 2011. Nhưng từ đó trở về sau, trường đua chỉ còn là một khu bày bán xe hơi second-hand với một test track cỡ lớn...
Tuy nhiên, sau một năm mà không chỉ F1 mà cả thế giới bị đảo lộn thì Istanbul Park lại có cơ hội được tổ chức thêm tận 2 chặng đua nữa vào năm 2020 và 2021. Và sau thành công của 2 chặng đua vô cùng kịch tính và đáng nhớ ấy, đây có lẽ là trường đua với nhiều cơ hội comeback nhất trong danh sách này.
Về cơ bản thì Budh không hẳn là bị bỏ hoang bởi vì thi thoảng người ta vẫn dùng nó để đua một hai giải nhỏ nào đó, nhưng lần cuối F1 ghé thăm trường đua này là vào 2013. Sebastian Vettel là tay đua duy nhất giành chiến thắng tại đây trong suốt 3 năm từ 2011 đến 2013, với những biển hiệu vẫn còn đó kể từ hơn gần 11 năm trước.
Layout của trường đua Hàn Quốc là vô cùng độc đáo và được đông đảo các fan hâm mộ cũng như là tay đua ưa thích. Và có vẻ là các nhà đầu tư Nam Hàn cũng vậy, với tầm nhìn biến nơi đồng không mông quạnh thành một trường đua tầm cỡ và dần dần xây nên cả một thành phố xung quanh đó, tạo thành một khu đô thị sầm uất và náo nhiệt.
Tuy nhiên, sau vô vàn những trở ngại về tài chính thì cuối cùng chỉ có mỗi trường đua là được xây dựng. Lần cuối mà F1 được tổ chức tại đây là vào năm 2013, và doanh thu bán vé ít ỏi có lẽ cũng là một phần lí do mà ban tổ chức không thể tiếp tục mang F1 về với xứ sở kimchi. Dẫu vậy, một số giải đua khác vẫn còn được tổ chức ở đây, điển hình là giải Porsche 911 Carrera Cup khu vực châu Á, với lần gần đây nhất là vào năm 2023 vừa qua.
Reims là một trong những trường đua khắc nghiệt nhất của thế kỉ 20, nổi tiếng với layout tuy đơn giản nhưng độ khó và tốc độ vô cùng cao. Với 11 chặng đua kể từ 1950 cho đến 1966, rất nhiều kỉ lục trong các bộ môn đua xe thể thao lúc bấy giờ từng bị phá vỡ tại đây.
Lại là một trường đua đầy thử thách với vận tốc đua lớn, những dấu tích của Rouen-Les-Essarts giờ đây lại không còn là bao, với phần khán đài bị dỡ bỏ nhiều năm trước. Giống như nhiều trường đua thuở sơ khai của F1, Rouen-Les-Essarts vốn là đường bộ được quay lại để tổ chức một chặng GP, cho phép các nhiếp ảnh gia có thể được thỏa sức ghi hình những tay đua như là Juan Manuel Fangio hay là Sterling Moss thời bấy giờ.
Nhưng sự phát triển của bộ môn đua xe lại đi kèm với không ít những rủi ro về mặt an toàn, và cũng vì lí do này mà F1 không thể quay trở lại nơi đây.
Dijon-Prenois, khác với 2 trường đua Pháp vừa rồi, may mắn là không bị phá bỏ (tuy đã từng đứng trước nguy cơ bị đóng cửa trong một thời gian dài). Có thể là vô cùng hiếm các fan F1 hiện tại đã từng chứng kiến những khoảnh khắc kịch tính nhất diễn ra tại đây, nhưng hãy thử lên YouTube và gõ từ khóa “Arnoux vs Villeneuve Dijon 1979” mà xem, đảm bảo là bạn sẽ không thất vọng đâu.
Với biệt danh là “Green Hell of France”, lấy cảm hứng từ trường đua Nürburgring tại Đức, trường đua này thực sự là một đối thủ đáng gờm với các tay đua. Nằm ngay giữa 2 chiếc núi lửa, Clermont-Ferrand là một trường đua vô cùng nguy hiểm so với tiêu chuẩn đua xe hiện tại. Có lẽ vì thế mà giờ đây chỉ có một phần vô cùng nhỏ của trường đua là còn được trưng dụng mà thôi.
Đúng vậy, Fuji cũng đã từng có một đoạn oval nhiều năm trước. Nó từng là một trong những trường đua lớn nhất thế giới, và kể cả F1 cũng đã từng đua ở đây vào năm 1976, và kể cả những năm đầu thế kỉ 21 cũng vậy (cho dù nó là phiên bản mới nhất và ngắn hơn của trường đua này đi chăng nữa).
Khoảng trường đua Fuji hiện tại được sở hữu bởi Toyota và vẫn đang được sử dụng thường xuyên để tổ chức các giải đua trong và ngoài nước, nhưng phần oval cũ thì chắc chắn là sẽ không bao giờ sử dụng lại được nữa.
Phiên bản đầu tiên của trường đua Red Bull Ring, từng được biết đến với cái tên là Österreichring hoặc là A1 Ring, tương tự như Spa hay Hockenheim cũ, cũng đã được rút ngắn và cải tạo sau chặng đua cuối cùng vào năm 1987.
Dưới sự sở hữu của hãng nước tăng lực cùng tên, trường đua Red Bull Ring chứng kiến sự quay trở lại của F1 vào năm 2014 với quyền tổ chức chặng GP Áo cũng như là chặng GP Styria vào năm 2020 và 2021.
Đáng lẽ là chặng Vietnam GP đã có thể có một chỗ đứng vững chắc trên lịch trình đua của F1 với một hợp đồng dài 10 năm và một trường đua tầm cỡ được hoàn thành đúng thời hạn.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm cả thế giới bị đảo lộn, và F1 cũng không là ngoại lệ. Nhưng vì nhiều lí do về mặt tài chính cũng như chính trị mà giờ đây chặng đua F1 GP tại Mỹ Đình lại chỉ còn là một ván đua trên phần mềm mô phỏng F1 2020.
Với sự đầu tư mạnh tay của Hoa Kì (với 3 chặng đua tại Miami, Austin và Las Vegas) cộng với các nước Trung Đông, lịch trình 24 chặng đua dày đặc của F1 ở thời điểm hiện tại cũng như là sự giải thể của công ty tổ chức chặng Vietnam GP vào năm 2023 vừa qua, có lẽ việc mang hơi thở F1 về Việt Nam vẫn sẽ chỉ còn là một giấc mơ xa vời mà thôi.
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Sau sự chia tay đầy nuối tiếc của Daniel Ricciardo, cùng xem 10 tay đua khác trong lịch sử F1 đã kết thúc sự nghiệp của mình theo cách không ai ngờ tới.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.