Thách thức khi đua trên bề mặt đường đua hoàn toàn mới
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Sau đây sẽ là những nhận xét đến từ Oliver Card – trưởng ban sáng tạo và thiết kế của tòa soạn The Race về thiết kế màu sơn của 10 đội đua trong mùa giải 2024
Năm nay có vẻ như các nhà thiết kế của chúng ta chỉ được phép phủ sơn lên 50% bề mặt xe mà thôi. “Cố mà thiết kế cho đẹp đấy. Chúc may mắn!” có lẽ là điều mà các đội đua đã “nhắn nhủ” với họ.
Để thiết kế một màu sơn cho mỗi chiếc xe F1 là điều không hề dễ dàng gì. Sẽ có hàng biết bao nhiêu là con mắt đánh giá và bình phẩm đến từ phía dư luận, và chắc chắn là ta không thể làm tất cả mọi người hài lòng được. Ai rồi cũng sẽ có một cái gì đó để nói, ai rồi cũng sẽ đưa ra ý kiến của mình.
Không chỉ có vậy, các nhà đầu tư và tài trợ sẽ không quên nhắc nhở các nhà thiết kế để sao cho logo của họ có thể được thấy rõ nhất trên màn hình TV.
Nó sẽ như một màn tung hứng một cách cân bằng để làm sao mà livery được tạo ra vừa bắt mắt, dễ nhận biết mà lại còn phải đúng với những tiêu chuẩn khắt khe mà đội đua cũng như là các nhà tài trợ họ để ra nữa.
Sợi carbon để trần, tuy được coi là một lựa chọn thiết kế táo bạo trên những chiếc siêu xe đình đám, lại là một yếu tố mà nhiều fan F1 coi là mất thẩm mĩ, và cho thấy sự thực dụng thái quá khi thiết kế xe của đội ngũ các kĩ sư chế tạo xe.
Như ta có thể thấy, những chiếc xe nặng nề của thế hệ 2022+ đã khiến cho các nhà thiết kế phải tính tới cả chuyện “cạo bớt” sơn đi (cho dù nó cùng lắm cũng chỉ lợi thêm được vài trăm gram đi chăng nữa). Nhưng có vẻ có một số đội đua, điển hình là Ferrari, đã quyết giảm trọng lượng ở những mảng khác của xe để mà có thể giữa được hình ảnh của riêng mình.
Hình ảnh con bò đỏ trên mạn sườn xe đã được đội dịch chuyển đôi chút để sao cho chúng hướng hẳn về phía trước thay vì hướng xuống dưới xe. Nhưng ngoài yếu tố đó (và một số tiểu tiết như là sự hiện diện của một số tài trợ mới trên xe) thì livery nhìn chung không có gì quá mới mẻ.
Có thể đây là một thiết kế mà sau này sẽ được nhớ tới như một phần tất yếu của lịch sử F1. Từ RB12 cho đến RB20, thiết kế bò đỏ và vòng tròn vàng tương phản trên nền xanh navy nhám luôn luôn khiến người ta phải chú ý tới sự hiện diện của Red Bull và liên tưởng tới những môn thể thao tốc độ, mạo hiểm và đỉnh cao.
Nhưng liệu 8 năm liên tiếp với cùng 1 motif thiết kế có phải là hơi nhàm chán? Một hãng nước tăng lực với một đội ngũ marketing thường được biết tới về những màn trình diễn táo bạo của mình?
Nhưng mà người ta cũng thường nói là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Và có vẻ như chính Red Bull cũng biết tới điều này. Họ rõ ràng là có nhiều mảng quan trọng hơn để mà tập trung vào để mà có thể giữ được vị trí đầu bảng mà khó khăn lắm họ mới giành lại được sau 8 (7,5?) năm thống trị của Mercedes.
Có rất nhiều điều đang diễn ra ở đây nhưng hàm ý đằng sau thiết kế là rất rõ. Sự kết hợp hài hòa giữa màu bạc truyền thống và màu đen hầm hố đã nói lên mong muốn được trở lại thời hoàng kim của Mercedes.
Chiếc W15 không chỉ kết hợp những điểm nhấn của các thế hệ xe Mercedes trước, như là chiếc W11 màu đen huyền thoại hay là chiếc W10 màu bạc với ngôi sao đỏ để tưởng nhớ Niki Lauda, nó còn khiến cho nhiều fan hâm mộ liên tưởng đến cả chiếc McLaren Mercedes MP4-20 từ tận năm 2005.
Một trong những điểm mạnh của thiết kế này là góc nhìn trực diện từ đằng trước, đứng với cái tên “Silver Arrows” truyền thống cũng như là nhấn mạnh được sọc xanh turquoise nổi bật của Petronas.
Sắc đỏ đậm của INEOS (nhà tài trợ và đồng sở hữu 1/3 đội đua) có thể khiến cho chiếc xe nhìn hơi rối so với trước đây, nhưng yếu tố này cũng đã được kết hợp một cách hài hòa trên xe thông qua những sọc đỏ ở hai bên mũi xe, đuôi cánh trước, đằng sau tấm DRS cũng như là phần tựa đầu của xe.
Thật tiếc khi họ đã loại bỏ việc sơn màu cho số để dễ nhận biết các tay đua hơn, nhưng có lẽ cũng vì thế mà sọc xanh của Petronas sẽ hoàn toàn chiếm được spotlight.
Phần gradient hòa từ màu bạc cho đến màu đen đáng lẽ nên được thiết kế mượt hơn, nhưng cũng dễ hiểu tại sao họ lại muốn cắt mảng màu đó đột ngột như vậy để cho logo tài trợ được nổi bật hơn. Mercedes đã tiếp tục motif sao ba cánh của mình kể từ năm 2019, với phần các ngôi sao được phóng đại hơn để phù hợp với thiết kế của xe.
Đây có thể nói là một trong những màu sơn hoàn hảo nhất trong năm 2024, vừa hiện đại mà lại có nét cổ điển. Ferrari đã mạnh dạn phủ kín gần như toàn bộ thân xe trong sắc đỏ nhám mà đã quá quen thuộc với đội đua đến từ Ý bấy lâu nay.
Điển hình như là dải sơn đỏ được bổ sung trên cánh gió trước và sau để tạo nên những dải màu đen-đỏ đan xen nhau (quào, Ferrari lại còn THÊM cả sơn sao?), từ đó đảm bảo sự tiếp nối của màu sơn rosso corsa truyền thống trên khắp các bề mặt thân xe. Molto Maranello.
Phần sọc trắng và vàng chạy khắp thân xe và bộ đồ đua, một yếu tố lấy cảm hứng từ chiếc Ferrari 499P Hypercar vô địch Le Mans 24h, đã giúp cho màu logo của các nhà tài trợ cũng như là màu cờ của 2 tay đua có thể được kết hợp hài hòa với nhau trên xe.
Tất nhiên là không thể không có các chi tiết sợi carbon trên xe, nhưng có vẻ như chúng đã được dời tới những vị trí khuất mắt hơn. Thay vì để một số ô trống như là trên chiếc SF-23, họ đã dời phần carbon hở lên trên bề mặt sau của sidepod, vừa đảm bảo sự xuyên suốt của màu sơn đỏ, vừa làm ta gợi nhớ đến thời mà xe F1 với động cơ V8 hay là V10 với ống xả ở hai bên thân xe.
Điều duy nhất mà họ có thể thay đổi ở đây có lẽ là vị trí của các logo tài trợ. Hiện tại đang có quá nhiều logo ở phía dưới mà lại vẫn còn một khoảng trống lớn ở phía trên vỏ động cơ. Tuy nhiên, nhìn chung thì đây vẫn là một lựa chọn thiết kế livery sáng suốt đến từ Ferrari.
Kể từ khi màu cam đu đủ truyền thống được McLaren trưng dụng trở lại từ năm 2018 (tất nhiên 2017 cũng là màu cam, nhưng mà không phải cam đu đủ), quả đu đủ ấy đã bị gọt bỏ để giảm trọng lượng xe kể từ 2022. Bây giờ có vẻ họ đang có một chiếc xe màu đen với một vài điểm nhấn màu cam.
Và cũng vì thế, màu cam đu đủ (được pha lại đôi chút cho mùa giải năm nay) lại không được kết nối xuyên suốt mà có phần rời rạc.
Với tư cách là một đội đua thì McLaren lại khá là thành công trong việc quảng bá hình ảnh của mình thông qua mạng xã hội cũng như là merchandise. Đặc biệt là đối với đội IndyCar của mình, họ cũng đã nối tiếp một motif thiết kế tương tự với 3 màu sơn khác nhau nhưng cũng 1 điểm nhấn, khơi gợi lại kí ức của màu sơn Marlboro cuối thế kỉ 20.
Bằng việc để lộ ra quá nhiều sợi carbon, chiếc xe F1 của họ có phần hơi quá “trần trụi” và dang dở.
Tuy nhiên, việc sử dụng màu chrome cho số hiệu của các tay đua là một lựa chọn độc đáo, và mong là họ sẽ không cạo bớt chi tiết này trong mùa giải sắp tới để “giảm cân” cho xe.
Aston Martin đã rất là “láu cá” trong việc đặt những phần sơn trống ở đúng chỗ sao cho dùng ít sơn nhất có thể mà vẫn giữ được đủ màu cho xe. Khác biệt so với năm trước, những mảng màu xanh hiện tại đã được chia ra thành nhiều mảnh nhỏ thay vì được phủ kín hẳn như trước.
May mắn thay là họ đã để vừa đủ sơn để mà không làm lu mờ đi hiệu ứng của màu xanh lục truyền thống kết hợp với dải màu xanh nõn chuối bắt mắt. Nhưng liệu lượng sơn bỏ đi có thể giúp cho họ tái hiện lại thành tích của mùa giải năm trước hay không?
Alpine đã hợp tác với Felipe Pantone, họa sĩ nổi tiếng mang quốc tịch Argentina-Pháp, trong việc thiết kế màu sơn cho chiếc A524; nhưng có vẻ ông lại không có được nhiều đất diễn cho lắm.
Trên những phần sơn ít ỏi còn sót lại, ta có thể thấy được những tông màu xanh dương và hồng với nhiều lớp khác nhau cũng như những chi tiết đầy tính sáng tạo. Tuy nhiên, ta không thể không đề cập tới sự quá đà trong khâu “cạo sơn” của Alpine, điều đã làm mất đi vẻ đẹp của hai sắc màu mà đáng lẽ là vô cùng nổi bật trên xe.
Kể cả phiên bản đặc biệt (trong hình trên) cũng không quá khác biệt là bao; và có lẽ là sau hai chặng đua mở màn mùa giải như vừa rồi thì có lẽ người xem còn không biết là đã có hai chiếc Alpine ở đó chứ đừng nói là việc họ chuyển sang màu hồng trong một số chặng đua nhất định.
Họ thậm chí còn khiến ta hồ hởi hy vọng với hình ảnh mà hóa ra là “chỉ mang tính chất minh họa” với mũi xe màu hồng với họa tiết ngụy trang trên Twitter, điều mà hóa ra đã không trở thành sự thật.
Nếu mà ta đem màu sơn đi so với phim ảnh, Alpine chắc chắc sẽ là Oppenheimer (mặc dù đáng ra họ phải là Barbie mới đúng)
Sau một thời gian thay đổi bộ mặt liên tục ở thời kì hậu Martini của mình, có vẻ như Williams cuối cùng cũng đã có được một ngôn ngữ thiết kế cho riêng mình.
Màu sơn hiện tại của họ có lẽ đã... trưởng thành hơn? Chín chắn hơn? Có lẽ là như vậy. Một sắc xanh có phần đậm hơn và chuyên nghiệp hơn cả.
Và cũng thật là thảnh thơi khi được thấy một chiếc xe được phủ kín bởi các nhà tài trợ, nhất là khi đó lại là một đội đua mang tính lịch sử như là Williams. Và hy vọng là họ cũng sẽ tổ chức thêm một buổi bình chọn nữa sau thành công của năm 2023 với màu sơn Gulf nổi tiếng.
Và ta không thể không nhắc tới hộp gió trên với thiết kế của hãng pin điện Duracell – một sự lựa chọn vô cùng sáng tạo và độc đáo.
Cho dù có một cái tên tràng giang đại hải đi chăng nữa, đây có lẽ là một trong những màu sơn ấn tượng nhất trên trường đua trong mùa giải hiện tại.
Một khi mà Visa được công bố là một trong những nhà tài trợ chính cho đội đua thì chắc hẳn nhiều fan hâm mộ đã chờ đón sự quay trở lại của một màu xanh lam với những nét sơn bạc tô điểm quen thuộc thuở nào.
Kết quả là một thiết kế khiến cho ta lại hoài niệm về thời kì 2017-2019 của Toro Rosso với một số chi tiết mới để phù hợp hơn với những nhà tài trợ hiện tại.
Những chặng đua mở màn cho thấy đội đua đã tùy chỉnh lại những phần viền đỏ và sọc trắng trên xe để phù hợp hơn với điều kiện thực tế, giúp cải thiện bố cục của các mảng màu trên xe.
Sự kết hợp giữa màu xanh bóng và màu bạc bắt mắt sẽ khiến cho chiếc xe nổi bật hơn so với các đối thủ, nhưng có vẻ phần mảng màu đỏ/trắng của Hugo-Honda-Orlen có phần không được liên kết với mảng màu xanh/bạc của Visa cho lắm.
Phần sọc chéo ở mảng hai bên khoang lái và sọc cắt ngang ở phần sau xe là một lựa chọn không tồi, nhưng có lẽ họ đã có thể có một lựa chọn nào đó khác hài hòa hơn thay vì chia nó ra làm 2 phần riêng lẻ như hiện tại.
Màu xanh lục đã được quảng cáo khắp mọi nơi, và chiếc C44 của họ cũng không thiếu gì ngoài màu xanh lục sặc sỡ (và có lẽ là sự ủng hộ từ Audi).
Vậy là ta có thể mường tượng được là nếu như mà một đội Kawasaki F1 Team sẽ trông như thế nào. Nhưng tin tốt cho Stake (thi thoảng là Kick, luôn luôn là Sauber) chính là chiếc xe màu bút highlighter của họ sẽ không bao giờ lẫn đi đâu được cả, nhất là trong những chặng đua trời tối.
Tuy nhiên, màu sắc chói lóa như vậy có lẽ sẽ là một cực hình đối với một số loại camera nhất định.
Tuy nhiên, Sauber đã bỏ lỡ một cơ hội để tạo ra siêu phẩm cũng mang màu xanh, như là chiếc Jordan 191 với màu sơn 7UP chẳng hạn.
Sauber cũng không còn nhiều thời gian trước khi được Audi toàn quyền sở hữu vào năm 2026, vậy nên tại sao không bạo thêm một chút nữa? Có lẽ họ cũng muốn “cạo bớt” sơn như bao đối thủ khác, nhưng xét đến vị trí hiện tại của họ thì việc này cũng không mấy hiệu quả là bao.
Haas có một lợi thế là màu đen từ lâu đã là một phần tất yếu trong thiết kế của họ sẵn rồi, nên là để chừa một mảng lớn carbon cũng không ảnh hưởng gì.
Với các nhà tài trợ tương tự như năm trước, thật không có lí do gì để Haas cần phải thay đổi quá nhiều cả. MoneyGram vẫn là nhà tài trợ chính cho họ, và thiết kế cũng vì thế mà không quá thay đổi nhiều.
Việc lật ngược mảng màu trắng/đen là một nước đi không tệ, và phần viền đỏ cũng đã được chỉnh sửa lại sao cho tinh tế hơn. Logo của Haas cũng đã được thiết kế sao cho hài hòa với phần sidepods hơn ở hai bên.
Phần duy nhất cần phải được cải thiện ở đây là số của tay đua cầm lái. Hiện tại thì số xe cũng không phải là dễ đọc cho lắm – điều mà có thể khiến các fan theo dõi khó có thể phân biệt được giữa hai xe đang đua.
Nhìn chung thì các màu sơn xe của mùa giải 2024 khá là nổi bật và có phần bắt mắt do sự có mặt của màu xanh và cam neon đến từ Sauber và McLaren.
Tuy nhiên, để tái hiện lại vẻ đẹp của F1 thời kì 2017-2021 vừa rồi, họ sẽ cần phải giảm trọng lượng xe ở những mảng khác để cho những chiếc xe của mình được hoàn thiện hơn thay vì “ăn bớt” đi những mảng sơn ở hai bên thân xe.
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Sau sự chia tay đầy nuối tiếc của Daniel Ricciardo, cùng xem 10 tay đua khác trong lịch sử F1 đã kết thúc sự nghiệp của mình theo cách không ai ngờ tới.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.