ĐĂNG NHẬP
Chuyện gì đã xảy ra với chặng F1 Vietnam GP?

Chuyện gì đã xảy ra với chặng F1 Vietnam GP?

4 năm sau khi bị hủy bỏ, hãy cùng nhìn lại những diễn biến khiến cho chặng đua Vietnam GP từ một sự kiện tầm cỡ biến thành một track viễn tưởng trong F1 2020.

23 Tháng 03, 2024

2020 là một năm đã làm cả thế giới phải gồng mình xoay sở, và F1 cùng không là ngoại lệ. Chặng GP Úc đã phải bị hủy một cách đột ngột ngay trước vòng chạy thử đầu tiên trong năm và cũng là của mùa giải tại trường đua Melbourne.

Dần dần thì các chặng đua bị hủy năm ấy cũng đã có cơ hội được quay trở lại tổ chức F1, nhưng với Việt Nam thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Trải qua nhiều năm lên kế hoạch xây dựng và tổ chức với một hợp đồng kéo dài lên tới tận 10 năm với Formula 1, chặng đua Vietnam GP năm ấy cuối cùng lại bị hủy chỉ trước 21 ngày so với thời gian dự kiến.

Một chặng đua trong một mùa giải mới mà F1 xoay sở được cuối cùng lại vì một lí do hoàn toàn khác mà không thể được tổ chức. Và với sự giải thể của Grand Prix Vietnam, công ty đứng ra tổ chức F1 của phía VinGroup, có vẻ như là đường đua mãi mãi sẽ chỉ là giấc mơ mà thôi.

Các buổi chạy thử xe, các sự kiện đua moto hay go-kart nhỏ hay là những ngày hội gymkhana lại chính là những cơ hội hiếm hoi duy nhất mà đường đua tiền tỷ này được mang ra trưng dụng trong thời buổi ngày nay.

Vậy thì lí do gì mà đến cả một trường đua F1 lại cũng có thể nằm phủ bụi như là chợ Hàng Da mới hay là làn xe đạp bên bờ sông Tô Lịch cạnh đường Láng như vậy được? Thật khó để trả lời được một câu hỏi như thế, nhưng quy cho cùng thì cũng chỉ có đúng 1 yếu tố là châm ngòi cho tất cả: Covid-19.

Tham vọng được tổ chức 1 chặng Vietnam GP đã được để xuất từ lâu dưới thời Bernie Ecclestone, nhưng phải mãi đến khi Liberty Media mua lại F1 thì chặng đua mới được chấp thuận.

Ông chủ F1 lúc bấy giờ, Chase Carey (trái) cùng Chủ tịch TP Hà Nội, Nguyễn Đức Chung (phải) sau một buổi hội thảo công bố tổ chức chặng F1 Vietnam GP 2020. Ảnh: Motor Sport Magazine

Nhân vật mà phải nói là có tầm ảnh hưởng nhất ở đây phải kể đến là Chủ tịch thành phố Hà Nội, khi đó là Nguyễn Đức Chung, người đã có mong muốn được mở rộng tầm ảnh hưởng của F1 và mang môn thể thao tốc độ này đến toàn thể công chúng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông lại không nhận được quá nhiều sự trợ giúp đến từ chính phủ, từ việc quảng bá cho đến các khoản đầu tư cần thiết.

Cuối cùng thì chặng đua cũng đã được phép tổ chức dưới sự tài trợ của Tập đoàn VinGroup, với trường đua được xây dựng trên nền đất của sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Một phần trong công tác chuẩn bị trước thềm chặng đua có bao gồm cả việc huấn luyện cho các phóng viên và nhiếp ảnh gia để họ có thể có thể tác nghiệp một cách hiệu quả nhất có thể; và khi đó thì ban tổ chức cũng nhận ra rằng F1, tuy là môn thể thao động cơ hàng đầu thế giới, lại không được quá nhiều fan ở Việt Nam quan tâm hay ủng hộ.

Và cũng không khó để mà nhận ra điều này. Chúng ta chưa bao giờ có một chặng đua trên chính sân nhà của mình, chưa có một đội đua Việt nào tham gia hay thậm chí là một tay đua nào.

Một fanbase nhỏ và lẻ tẻ, một môn thể thao ngoài tầm với cũng đồng nghĩa với việc giới truyền thông cũng không quá mặn mà đưa tin về vấn đề này. Tất nhiên là ngoại trừ một số thành viên có cơ hội được công tác tại trường đua Sepang tại Malaysia một vài năm trước.

David Coulthard vẫy là cờ đỏ sao vàng trong một buổi chạy thử của Red Bull vào năm 2018 tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: MotorSport

Nhưng điều này đã dần thay đổi sau khi Red Bull tiến hành 2 buổi chạy demo trước thềm chặng đua ấy, một chặng đua mà tưởng chừng là không có lí do gì mà không thể diễn ra. Trường đua đã có, tài trợ đã đủ, mùa giải thì cũng đã được lên kế hoạch chặt chẽ như thường lệ.

Nhưng rồi đại dịch Covid-19 xảy ra…

Chủ tịch F1, Chase Carey, bay thẳng từ Việt Nam đến Melbourne (Úc) để công bố hủy chặng đua mở màn của năm 2020 trước khi bất kì chiếc xe F1 nào có thể lăn bánh. Ông đã ở Hà Nội và đã biết trước được tình hình Covid tại đây đã và đang diễn ra như thế nào. Cho đến ngày 13/3 năm ấy, chặng đua tại Vietnam cũng đã bị trì hoãn, và có vẻ như ta thấy được hiện nay, trì hoãn một cách vô thời hạn.

Cũng thật dễ hiểu khi mà ban tổ chức không muốn sự kiện mở màn của mình vắng bóng đi các fan hâm mộ. Vậy là như bao nhiêu chặng đua khác của năm 2020 (bao gồm cả sự trở lại của Zandvoort sau nhiều năm vắng bóng), tuần đua ấy đã bị hủy bỏ. Và đến thời điểm đó thì tình hình chính trị ở Việt Nam lại chuyển sang một diễn biến khác.

Một tấm banner quảng bá chặng đua năm 2020. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh

Cái diễn biến khác ấy lại không hề liên quan gì đến chặng đua kể trên, hay thậm chí là đua xe nói chung. Ông Nguyễn Đức Chung đã phải ngồi tù 5 năm trước những cáo buộc về việc sở hữu trái phép tài liệu mật của Nhà nước.

Thế là nhân tố chính và cũng là duy nhất thúc đẩy việc tổ chức chặng đua Vietnam GP đã không còn, và sau này cũng không một ai trong giới chức trách có ý định là thay thế ông cả.

Trường đua F1 tại Mỹ Đình đã sẵn sàng để đua, mà chất lượng mặt đường thì phải nói là miễn chê nhờ có sự giám sát của bộ phận Thể thao Động cơ của chính F1. Tuy nhiên, nó lại nằm ở một khu vực không quá gần trung tâm mà lại không quá là hào nhoáng mà cũng chả mấy ai ngó ngàng tới nếu như không có ngập lớn trên đường Phạm Hùng hay là bóng đá tại sân Mỹ Đình.

Dẫu vậy thì khác so với nhiều phần còn lại của thành phố, chất lượng mặt đường cũng đã được cải thiện đáng kể (nhưng thật lòng mà nói, đây cũng chỉ là một “tác dụng phụ có mong muốn” mà thôi)

Nếu như mà muốn tổ chức một chặng đua GP trong những năm tiếp theo, trường đua ấy phải được chăm chút và bảo trì thường xuyên. Không chỉ có vậy, nó cũng đòi hỏi một khoản đầu tư không hể nhỏ để mà có thể quảng bá chặng đua trong năm 2021, điều mà khi đó VinGroup khó có thể xoay sở sau một năm đầy sóng gió như vậy.

Trường đua đã hoàn toàn sẵn sàng cho năm 2020, với cả trường đua chính lẫn đường đua go kart phía bên, nhưng cuối cùng lại không thể được trưng dụng cho F1. Ảnh: Formula Rapida

Chắc chắn là họ sẽ không thể nào mà trông chờ vào tiền vé hay là lượng khách du lịch đổ về trong thời buổi như vậy. Trong khi Zandvoort nhận được một khoản hỗ trợ lớn đến từ chính phủ Hà Lan và sự hồ hởi nào nhiệt của đội quân các fan trong màu áo da cam, Việt Nam lại không có được diễm phúc đó.

Tiền vé thu được trong chặng đua mở màn đáng lẽ đã có thể cho ban tổ chức không chỉ một nguồn thu khổng lồ mà còn là một thước đo để đánh giá sự thành công của sự kiện ấy, nhưng cái mà họ thu về được lại là một chặng đua bị hủy bỏ, một trường đua bị bỏ hoang và một kế hoạch năm 2021 bị đổ bể do đợt 2 của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Và cứ như thế, dự án tiền tỷ này thế là đã bị cho ra rìa. Nếu như mà chính phủ ta đã đầu tư một khoản tiền nhất định để mà xây được trường đua thì có lẽ ban tổ chức đã có thể thúc đẩy để biến giấc mơ F1 tại Việt Nam trở thành hiện thực.

Nhưng trong con mắt của một tập đoàn lớn như VinGroup, họ chỉ có thể quan tâm đến những khoản đầu tư và lợi nhuận mà thôi. Bất kể các con số được thống kê là bao nhiêu đi chăng nữa thì việc hủy bỏ dự án đắt đỏ này là điều dễ dàng nhất mà họ có thể làm lúc bấy giờ để mà có thể cứu vãn được tình thế, nhất là khi chính họ đã phải bỏ tiền ra để xây nên và tài trợ cho một chặng đua.

Trường đua F1 tại Mỹ Đình lấy cảm hứng từ những khúc cua nổi tiếng nhất trong môn thể thao lịch sử này. Ảnh: Motorsport Magazine

Sự vắng bóng của ông Nguyễn Đức Chung đồng nghĩa với việc là không ai có thể ngăn cản được sự thật trớ trêu ấy. Có khi chính công ty họ cũng đang muốn đẩy mình ra khỏi một dự án lớn mà vị chủ tịch năm xưa đã giao cho họ. Chính F1 cũng không thể làm gì khác ngoài chờ đợi một người kế nhiệm trong vô vọng.

Mùa giải gồm 17 chặng đua đầy chắp vá của F1 cuối cùng lại tạo nên một kì tích mới cho các fan hâm mộ, với sự trở lại của các trường đua như là Imola và Mugello (Ý), Istanbul (Thổ Nhĩ Kì) hay thậm chí là cả Portimao (Bồ Đào Nha) hay Nürburgring GP (Đức), cho thấy rằng một chặng đua không có fan trong thời kì hậu Covid cũng không phải là không thể.

Trong khi các nhà đầu tư Trung Đông đã không chỉ giữ vững vị trí của mình ở Bahrain mà còn mở rộng thêm được tại Saudi Arabia và Qatar, Mỹ thì giành được thêm 2 chặng ở Miami và Las Vegas thì Việt Nam lại bỏ lỡ mất một cơ hội lớn để mà giành được vị trí trên lịch đua trứ danh của F1, một vị trí mà kể cả các đường đua truyền thống như Spa (Vương quốc Bỉ) hay thậm chí là Suzuka (Nhật Bản) đang còn phải cố mà giữ vững để không bị lép vế bởi các nhà đầu tư lớn hơn và trả giá cao hơn.

Giả sử như F1 mà quay trở lại Việt Nam trong mùa giải 2021, thì ta cũng đã có thể là một phần trong mùa giải kì tích mang tính lịch sử với cuộc so tài giữa Hamilton và Verstappen ngay tại trường đua Mỹ Đình.

Đó cũng là thời điểm mà sức nóng của F1 đang trên đà đi lên nhờ chiến dịch quảng bá của Liberty Media trên các mạng xã hội; khi mà cộng đồng các fan hâm mộ trong và ngoài nước đang ngày một đông đảo hơn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Lượng khách du lịch đến Việt Nam những năm sau đó đáng lẽ cũng đã có thể được hồi phục lại một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự kiện thể thao lớn nhất diễn ra ở đó hiện tại không có gì khác ngoài những trận bóng đá ao làng lẻ tẻ như thường lệ, với không một nhân vật chủ chốt nào có đủ tiềm năng hay là hứng thú để mà lấy lại được sự sống cho một trường đua chưa bao giờ thức tỉnh (và có lẽ là sẽ chìm mãi trong giấc ngủ ngàn thu)

Trường đua dần dần xuống cấp trong vô vọng. Ảnh: The Express Tribune
Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Chặng đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.