Khi mà Ricciardo từng được coi là tay đua đỉnh cao trong F1
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Thể chất của các tay đua F1 cũng tương tự như vận động viên chuyên nghiệp ở bất kỳ môn thể thao nào khác.
Công thức 1 vẫn thường được xem là thể thức đua xe một chỗ ngồi “tối thượng”. Về cơ bản, các tay đua ngồi trên những chiếc ghế kim loại có gắn động cơ, và đôi khi chúng có thể đạt tốc độ gần 500 km/h.
Điều này đặt ra câu hỏi, vậy những “tác dụng phụ” mà các tay đua phải chịu với lựa chọn nghề nghiệp đầy rủi ro này là gì?
Mà các tay đua F1 có nên được coi là các vận động viên không? Bởi vì rốt cuộc thì họ cũng chỉ ngồi trong xe và lái quanh một cung đường kín. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng công việc này chủ yếu yêu cầu sự vận hành nhịp nhàng của máy móc, còn các tay đua thì không cần phải vận động và mất sức như các vận động viên thể thao chuyên nghiệp.
Chà, nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã khá nhầm rồi đấy!
Bởi vì, hóa ra là các tay đua F1 lại cần phải giữ được thể trạng ở mức rất cao. Lý do là bởi vì việc điều khiển những chiếc xe với tốc độ chóng mặt có thể đẩy cơ thể của họ đến những giới hạn rất lớn, thậm chí vượt xa một số môn thể thao chuyên nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao một cuộc đua không được phép kéo dài quá 2 giờ.
Suy cho cùng, người ta giới hạn thời gian rất nghiêm ngặt cũng là vì sự an toàn của các tay đua.
Đua xe F1 tạo ra rất nhiều sự căng thẳng về thể chất cho tất cả các nhân sự có liên quan. Thế nhưng về cơ bản, các tay đua căng thẳng hơn nhiều so với toàn đội đua. Các tác nhân chính gây áp lực cho họ bao gồm lực G, căng thẳng nhiệt (heat stress) và áp lực cơ bắp.
Không nhất thiết phải là các nhà khoa học, chúng ta cũng có thể đoán được rằng các tay đua phải chịu các dao động của lực hấp dẫn (lực G). Trong quá trình xe chạy, tổ hợp của lực khí động học và lực phanh tạo ra các hợp lực tác dụng lên tay đua theo phương ngang, dọc và đứng.
Điều đáng kinh ngạc là tay đua F1 có thể phải chịu mức gia tốc thẳng đứng lên đến 3 g. Con số này tạo ra cảm giác giống như trải nghiệm của một phi hành gia khi được phóng vào không gian.
Bình thường trên Trái Đất, con người chịu một lực bằng 1 g (tương đương 9.8 m/s). Như vậy, 3 g tương đương với 3 lần lực hấp dẫn.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc phải chịu lực g cao như vậy, cùng với tần suất thay đổi của chúng, gây tiêu tốn một lượng lớn năng lượng của các tay đua. Mark Webber – cựu tay đua F1 của Red Bull cho biết anh thường xuyên phải nín thở khi lái xe. Lý do là bởi vì khi gia tốc xe đạt trên 3 g, con người sẽ cảm thấy rất khó thở. Đồng thời, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ở khoảng từ 2 - 3 g, thị lực của tay đua sẽ bị mờ đi.
Một trong những yếu tố gây căng thẳng nhất trong môn thể thao này là mức nhiệt cao mà các tay đua phải tiếp xúc khi lái xe ở tốc độ cao. Để đảm bảo an toàn, các tay đua còn mặc nhiều lớp quần áo chống cháy (Proban hoặc Nomex).
Cùng với nhiệt lượng tỏa ra từ động cơ, trang bị này có thể khiến tay đua mất tới 5% tổng lượng chất lỏng trong cơ thể dưới dạng mồ hôi trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng thêm đến khả năng tập trung và điều phối vận động.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng ở nhiệt độ cao, các tay đua dễ bị tai nạn hơn, vì họ có biểu hiện mất tập trung do căng thẳng nhiệt.
Lượng cơ bắp cần để tay đua nhấn ga hoặc phanh của xe F1 không hề giống với bất kỳ chiếc xe nào khác.
Cụ thể, một tay đua trung bình phải tác dụng một lực khoảng 60 kg vào bàn đạp phanh trong khoảng 100 phút đua, đồng thời nhấn bàn đạp phanh khoảng hơn 250 lần. Trong khi lái, anh ta cũng cần tác động một lực khoảng 15 kg cho mỗi lần quay vô lăng, và điều này xảy ra khoảng 1,000 lần mỗi lap.
Tổng hợp tất cả những điều này lại với nhau, người ta có thể kết luận rằng các tay đua F1 trên thực tế thi đấu ở mức thể chất tương đương với các vận động viên chuyên nghiệp.
Ngoài những tác động ở trên, có nhiều suy đoán rằng những rung động từ xe và động cơ cũng có những tác động bất lợi đến khả năng tri giác, vận động và nhận thức của các tay đua. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để định lượng mức áp lực do những rung động này gây ra.
Các tay đua F1 cần phải cực kỳ khỏe mạnh, cả về tinh thần và thể chất. Họ được yêu cầu phải luôn nhạy bén, tập trung, tích đủ nước và tỉnh táo trong suốt các cuộc đua khốc liệt. Nên nhớ rằng, không giống như những vận động viên thể thao chuyên nghiệp khác, họ phải thi đấu trong khi chịu mức tải trọng G rất cao – thứ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của họ).
Một tay đua F1 cần phản xạ tốt, đặc biệt là khi cố gắng tránh va chạm. Tốc độ phản ứng của một tay đua F1 trung bình là 100 mili-giây, trong khi của người bình thường là 300 mili-giây. Các tay đua F1 thường xuyên tập gym để tăng cường sức mạnh cho cơ cổ, cơ tam đầu (tricep), bắp tay và thân trên của họ. Các bài tập chân cũng hết sức cần thiết vì họ cần sức mạnh để nhấn phanh và chân ga.
Các nghiên cứu đã kết luận rằng các tay đua F1 có cơ cổ khỏe nhất so với các tay đua ở thế thức khác. Đây là yêu cầu hàng đầu để ngăn ngừa chấn thương cổ do va chạm – một hậu quả tự nhiên của việc phải chịu tác động của lực g lớn ở tốc độ cao.
Tóm lại, các tay đua F1 cũng giống như các vận động viên chuyên nghiệp. Do sự yêu cầu về thể chất của giải đấu, họ cần phải tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt và lành mạnh.
Thậm chí, hàng triệu USD được chi ra mỗi năm chỉ để phát triển xe đua theo hướng tối ưu hóa cho trải nghiệm người lái. Chúng cần trở nên phù hợp với nhu cầu thể chất và tinh thần của môn đua xe thể thao “tàn bạo và mệt mỏi” này.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.