ĐĂNG NHẬP
Các tay đua F1 có bắt buộc phải nói tiếng Anh hay không?

Các tay đua F1 có bắt buộc phải nói tiếng Anh hay không?

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trên các kênh sóng, trừ một số trường hợp đặc biệt.

27 Tháng 06, 2022

F1 là môn thể thao mang tầm cỡ quốc tế với các đội đua và tay đua đến từ nhiều đất nước khác nhau. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy rằng mặc dù các kỹ sư đôi khi sẽ nói cùng ngôn ngữ (mẹ đẻ) với tay đua, nhưng gần như họ luôn dùng tiếng Anh qua sóng radio trong khi đua.

Vậy liệu các tay đua F1 có bắt buộc phải nói tiếng Anh hay không? Hãy cùng Otoman tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Tay đua F1 có bắt buộc phải nói tiếng Anh hay không?

Các tay đua F1 bắt buộc phải dùng tiếng Anh qua radio. Lý do là bởi vì nội dung này được phát đi trên toàn cầu, đồng thời FIA cũng dựa vào đây để theo dõi các hành vi vi phạm quy tắc. Ngoài ra, nhiều kênh phát sóng F1 lớn trên thế giới sử dụng tiếng Anh, do đó các tay đua sẽ phải dùng tiếng Anh.

Nhiều tay đua cũng thường xuyên trả lời một số cuộc phỏng vấn bằng tiếng của mình, nhưng phần lớn họ được yêu cầu nói tiếng Anh khi góp mặt trên các kênh sóng truyền hình. Ngay cả khi không phải là người bản xứ, tất cả các tay đua F1 đều có thể nói tiếng Anh rất tốt. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Internet

Nhiều tay đua bắt đầu học tiếng Anh khi họ đua tại châu Âu hoặc tại các giải dành cho các tay đua trẻ. Châu Âu cũng là bước đệm tốt nhất để các tay đua thể hiện mình trước khi được đôn lên F1. Tham gia đua ở các giải F3 hoặc F2 ở cấp độ toàn cầu khiến cho việc sử dụng tiếng Anh trở thành một điều bắt buộc. Phải có tiếng Anh thì các tay đua mới có thể giao tiếp được với các kỹ sư và giới truyền thông.

Chưa hết, họ cũng sẽ phải trải qua khóa đào tạo quan hệ công chúng chuyên sâu (cùng với đội của mình) với mục đích quảng bá hình ảnh bản thân, từ đó trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà tài trợ và đội đua. Nhìn chung, những tay đua có kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ hấp dẫn hơn.

2. Tại sao các đội chỉ dùng tiếng Anh trên radio?

Các tay đua và đội đua đều có xu hướng dùng tiếng Anh khi giao tiếp qua radio. Thậm chí nếu các kỹ sư có nói cùng ngôn ngữ với tay đua của mình (ngoài cuộc đua), họ vẫn sẽ luôn dùng tiếng Anh qua radio. Tất nhiên, trong khu vực gara thì họ vẫn có thể giao tiếp với nhau theo ngôn ngữ của mình.

Lý do chính giải thích cho điều này là vì FIA có những quy chế riêng về giao tiếp thông qua radio. Có một số thứ mà các đội không được phép nói với tay đua của mình qua radio. Ví dụ, các đội không được phép dùng radio khi đang ở lap khởi động (formation lap).

Formula 1

Bên cạnh đó, FIA cũng giám sát và theo dõi mọi hoạt động radio của các đội ở mọi thời điểm khi xe chạy trên đường đua. Cũng có những lúc các tay đua nói bằng một ngôn ngữ khác qua radio sau cuộc đua. Hành động này thông thường là để gửi lời chúc mừng cho đội và cảm ơn họ vì đã làm việc chăm chỉ. Còn lại thì khi cuộc đua đang diễn ra, cả đội phải sử dụng tiếng Anh.

3. Tin nhắn mã hóa

Bất chấp quy tắc là như vậy, nhiều đội vẫn không muốn sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đặc biệt là khi tin nhắn của họ được hiển thị trên khắp các kênh phát trực tiếp. Rõ ràng, khán giả nghe được thì các đội khác cũng có thể nghe được. Điều này là thực sự nhạy cảm, đặc biệt là với những thông điệp liên quan đến chiến lược đua.

Vì vậy, các đội thường dùng mật mã để giao tiếp với tay đua nếu có sự thay đổi về chiến thuật (FIA cũng có những quy chế về mức độ mã hóa khi giao tiếp). Thông thường, các đội cần thực hiện một số thay đổi đối với chiến lược của họ, tùy thuộc vào những diễn biến xảy ra trong suốt cuộc đua, hoặc chẳng hạn nếu lốp xe của họ mòn nhanh hơn dự kiến.

Internet

Để truyền tải thông tin đến các tay đua (mà không để đội khác biết được), các tin nhắn radio được mã hóa là rất quan trọng. Khi này, các đội truyền đi các thông điệp đơn giản như “Kế hoạch A” và “Kế hoạch B” để thông báo cho tay đua về chiến lược đang được lên kế hoạch sử dụng. Tất nhiên, trước khi đua, các tay đua đã được thông báo trước về những kế hoạch mà đội sẽ có thể triển khai.

4. Khi nào thì các tay đua không cần dùng tiếng Anh?

Dù rất hiếm nhưng vẫn có một số thời điểm các tay đua không cần phải dùng tiếng Anh trên các kênh phát sóng trực tiếp. Họ không cần dùng tiếng Anh khi ở gara cùng các kỹ sư và đồng nghiệp. Ví dụ, do phần lớn thành viên của Ferrari là người Ý, một số tay đua có thể nói bằng tiếng Ý với các thành viên trong đội nếu họ đủ thông thạo.

Ngoài ra, các tay đua đôi khi cũng được yêu cầu nói một vài câu bằng ngôn ngữ của họ sau khi nhận cúp. Điều này thường xảy ra trước mùa giải năm 2010, khi mỗi tay đua đứng trên bục podium thường nói bằng ngôn ngữ của mình sau khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, F1 là một môn thể thao toàn cầu, vì thế mà chúng ta cũng thường thấy các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới.

Motorsport

Nếu các tay đua gặp gỡ các nhà báo nói ngôn ngữ của mình, họ cũng có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn bằng ngôn ngữ riêng cho người hâm mộ ở quê nhà. Ví dụ, Max Verstappen sẽ nói tiếng Hà Lan nếu được phỏng vấn bởi Ziggo Sport (kênh thể thao ở Hà Lan).

Tóm lại, tất cả các tay đua F1 cần phải hiểu và nói tiếng Anh tốt nếu muốn đua ở F1. Không những vậy, họ còn thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn trong các cuộc họp báo bằng tiếng Anh, và chắc chắn phải nói tiếng Anh trên sóng radio của đội mình.

Bình luận
Xem tất cả bình luận...
Đang tải bình luận...
Không thể tải bình luận.
quảng cáo
Mới nhất về Tay đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.